Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

https://tinhdoanqnam.vn


Xây dựng phong cách người lãnh đạo, người đứng đầu theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(HCM.VN) - Phong cách của người lãnh đạo, người đứng đầu theo Hồ Chí Minh là tổng hòa các phương pháp, biện pháp, cách thức thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Người. Phong cách đó vừa thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam, có ý nghĩa to lớn đối với việc rèn luyện phong cách của người cán bộ, lãnh đạo, người đứng đầu các cấp trong giai đoạn mới.

giữ vững nguyên tắc trong thực hiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, công khai, minh bạch dẫn đến tình trạng người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên, cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn sáng kiến, không còn hăng hái trong khi làm việc. Người cho rằng, trách nhiệm và tính quyết đoán của người đứng đầu phải luôn được đề cao, đôi khi mang tính quyết định đến hiệu quả công tác. Người lãnh đạo giỏi cần có cách làm việc dân chủ, tập thể, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể; đồng thời, phải quyết đoán đưa ra những quyết sách đúng trong những thời điểm quyết định.

-  Xây dựng phong cách lãnh đạo sâu sát cơ sở, gần gũi với quần chúng. Làm việc sâu sát, đi vào thực tế, hòa mình với quần chúng để thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý là vấn đề có tính nguyên tắc xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Người cho rằng, người lãnh đạo biết lắng nghe, thấu hiểu và phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của quần chúng sẽ đoàn kết, quy tụ được nhân dân, tạo nên động lực và sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở sâu sát quần chúng, người lãnh đạo mới biết đời sống thực, khả năng thực của quần chúng, biết được những mong muốn, băn khoăn trăn trở của nhân dân để kịp thời tháo gỡ, giúp đỡ nhân dân. Lãnh đạo sâu sát quần chúng sẽ nâng cao được tính khách quan, minh bạch, tăng cường được công tác kiểm tra, giám sát, từ đó kiểm soát tốt hơn đối với việc thực thi quyền lực, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tài sản của Nhà nước, của nhân dân, góp phần phòng, chống tham ô, tham nhũng có hiệu quả.

- Xây dựng phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm của người lãnh đạo, người đứng đầuGương mẫu, nêu gương, nói đi đôi với làm là một nội dung không thể thiếu đối với người lãnh đạo, người đứng đầu. Người đứng đầu phải tiên phong trong mọi công việc; dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu, không chỉ là lời nói suông mà chủ yếu là hành động, nói ít, làm nhiều. Người lãnh đạo, người đứng đầu phải luôn thực hiện nói đi đôi với làm; đây là nguyên tắc trước hết, cực kỳ quan trọng của việc nêu gương.

Xây dựng phong cách của người lãnh đạo, người đứng đầu theo tư tưởng Hồ Chí Minh không nằm ngoài những quy định chung trong phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên; đồng thời, có yêu cầu cao hơn, thể hiện vị trí, vai trò, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trên cương vị lãnh đạo, quản lý. Phong cách lãnh đạo của Người là bài học quý giá để mỗi cán bộ, đảng viên học tập, nhằm không ngừng hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới./.

Nguồn tin: hochiminh.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây