Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc

Thứ sáu - 13/10/2023 09:59

Những thanh âm lạc lõng ngược dòng chảy lớn của dân tộc

Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ là sự nhất quán chủ trương ngoại giao của Việt Nam: Trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước thế giới, thành viên trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trên bục danh dự, thực hiện nghi thức chào cờ. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tháng Chín này vừa diễn ra một trong những sự kiện quan trọng của đất nước, khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9.

Chuyến thăm thu hút sự chú ý của thế giới

Có thể nói, đây là một sự kiện mang tính lịch sử. 

Trước tiên, đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước đó, trong cuộc hội đàm trực tuyến cấp cao diễn ra vào cuối tháng 3/2023, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi lời mời đến thăm lẫn nhau. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nhận lời mời của nhau.

Chuyến thăm của Tổng thống Biden được phía Nhà Trắng thông báo là để ông gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và "thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam".

Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1995 cả Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm sang thăm Việt Nam trong cùng một nhiệm kỳ. Trước chuyến đi của ông Biden, Phó tổng thống Kamala Harris đã thăm Việt Nam từ ngày 24 đến 26/8/2021. 

Bên cạnh đó, chuyến thăm diễn ra đúng dịp Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện.

Theo dòng lịch sử, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 1995, mở đường cho sự đi lên của quan hệ song phương. 

Vào ngày 25/7/2013 tại Nhà Trắng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Trong sự kiện này, hai nhà lãnh đạo ra quyết định thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Cần nói thêm rằng ông Bill Clinton là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam (tháng 11/2000) sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, các đời tổng thống Hoa Kỳ sau ông Clinton đều sang Việt Nam như ông George W. Bush (tháng 11/2006), ông Barack Obama (tháng 5/2016). Riêng Tổng thống Donald Trump có tới hai lần sang thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ kéo dài từ năm 2017 đến 2021.

Như vậy để thấy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ rất tích cực và sự quan tâm của giới lãnh đạo Hoa Kỳ dành cho Việt Nam là rất lớn. Chuyến thăm của ông Biden chỉ một lần nữa khẳng định điều này. Và Việt Nam đã dành cho ông sự tiếp đón trọng thể, theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.

Trong chuyến thăm lần này, ông Biden đã có các cuộc tiếp xúc với nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam. Chính tại cuộc hội kiến của ông Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã xác nhận việc nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hoà bình, hợp tác, phát triển bền vững. 

Sự kiện này hiển nhiên đã thu hút mối quan tâm lớn của truyền thông thế giới. Hàng loạt các tờ báo, hãng tin như New York Times, Reuters, AP, AFP, Guardian, EIU, Nikkei, NHJ, Wall Street Journal đã thông tin đậm nét về sự kiện, cũng như đưa ra hàng loạt đánh giá, phân tích về tương lai quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 

Đơn cử như trong bài viết về chuyến thăm của Biden, hãng tin Reuters đánh giá việc hai bên nâng cấp quan hệ là kết quả của nỗ lực xây dựng quan hệ song phương kéo dài nhiều thập kỷ. Từ những quốc gia đối đầu trong một cuộc chiến, hai bên đã bình thường hóa quan hệ và rồi tiếp tục nâng cấp quan hệ để thúc đẩy an ninh và thịnh vượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. 

Financial Times nhận định việc nâng cấp quan hệ từ “Đối tác Toàn diện” lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” là bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao và là điều mà Hoa Kỳ mong muốn thực hiện từ lâu. Còn hãng tin CNN nhân sự kiện đã nhấn mạnh việc Hoa Kỳ muốn trở thành một đối tác đáng tin cậy của Việt Nam, cũng như khu vực.

Về cá nhân Tổng thống Biden, ông đã có những lời lẽ tốt đẹp dành cho Việt Nam trong và sau chuyến thăm. Tài khoản của ông Biden trên mạng xã hội X đã liên tục cập nhật hoạt động của ông ở Việt Nam, bắt đầu bằng dòng trạng thái khi ông vừa tới Hà Nội. "Cảm ơn Việt Nam vì sự đón tiếp nồng hậu. Tôi biết rằng đây sẽ là chuyến thăm lịch sử", ông viết.

Nhung thanh am lac long nguoc dong chay lon cua dan toc hinh anh 2Bài đăng với nội dung cảm kích sự đón tiếp nồng ấm của Việt Nam mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter). (Nguồn: Twitter)

Trong các dòng trạng thái tiếp theo, ông Biden đăng hình ảnh lễ đón ông tại Phủ Chủ tịch do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, cùng bài viết ngắn có nội dung khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ “có thể đạt được khát vọng về một tương lai hòa bình, an ninh, thịnh vượng mà hai nước cùng chia sẻ".

Ông cũng lặp lại những nhận định tương tự trong các bài đăng khác sau đó trên mạng xã hội X và Facebook. Điều này phần nào cho thấy ông Biden, một nhân vật đại diện cho lợi ích của nước Hoa Kỳ,  coi trọng người Việt và mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.

Những luận điệu cũ mòn

Nhưng những thay đổi theo chiều hướng tích cực này dường như vẫn chưa đủ để làm hài lòng một bộ phận cá nhân và tổ chức có tư tưởng chống phá Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài. Đó là những cá nhân không hài lòng với mọi thay đổi tích cực cũng như các bước tiến mà chúng ta đạt được.

Ngay cả khi chuyến thăm của ông Biden đang diễn ra đã có nhiều bài viết xuất hiện trên các trang tin như BBC Việt Ngữ, VOA tiếng Việt, RFI hoặc mang tính phản động như tài khoản Facebook mang tích xanh của tổ chức khủng bố Việt Tân, đưa ra những ý kiến trái chiều, mang nhiều động cơ, tính toán khác nhau.  

Như thường lệ, trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao từ Hoa Kỳ tới Việt Nam, thế lực không thiện chí thường nêu lên cái gọi là “vi phạm nhân quyền” của Việt Nam. Tại một số bài viết trên trang web chính, cũng như trên Facebook, VOA tiếng Việt liên tục đề cập tới chủ đề nhân quyền, viết về các trường hợp “tù nhân lương tâm”, “bất đồng chính kiến” bị bắt giữ do có hành vi phạm luật pháp Việt Nam... Cũng trang này vào cuối tháng 9 tiếp tục tung luận điệu từ “nguồn chuyên gia uy tín” nói rằng Việt Nam không có tự do kinh tế.

Những thông tin và luận điệu này không có gì mới mẻ. Đó chỉ đơn giản là hành vi phủ nhận nhiều tiến bộ về nhân quyền và tự do mà Việt Nam đã đạt được. 

Thực tế, không ít chính trị gia và học giả quốc tế đã thể hiện ấn tượng về những thành công mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới. Đặc biệt, là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Theo Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về tự do ngôn luận, không thể không nói tới sự tự do sử dụng mạng Internet. Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu người dùng Internet và hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư. Tốc độ kết nối Internet Việt Nam cũng không hề kém nhiều nước trên thế giới. Người dân được hoạt động tự do trên Internet, miễn các hoạt động của họ không vi phạm luật pháp và quy định của Việt Nam. Tự do báo chí được thể hiện cụ thể với việc cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.

Việc lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2023-2025) sau nhiệm kỳ đầu (giai đoạn 2014-2016) được đánh giá cao, cũng như những thành quả tích cực của Việt Nam - đã được thế giới công nhận tại nhiệm kỳ Ủy viên Không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021 - là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng…

Những nỗ lực nâng cao quyền con người ở Việt Nam cũng được phía Hoa Kỳ nhận thấy. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện có một mục riêng mang tựa đề “Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người”, cho thấy hai bên rất thẳng thắn, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với nhau những vấn đề liên quan đến con người và nhân quyền.

Mục này nêu rõ: “Hai Nhà Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam - Hoa Kỳ hàng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt.

Hai Nhà Lãnh đạo khuyến khích tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay khuynh hướng tình dục và người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người.”

Cố tình tạo ý kiến “trái chiều”

Ngoài việc xoáy vào vấn đề nhân quyền, một số báo chí nước ngoài còn cố tình đưa ra các nhận định sai trái, xuyên tạc về đường lối ngoại giao của Việt Nam. Ví dụ BBC Việt ngữ có bài viết với ý Việt Nam đã “chọn bên” khi ngả về phía Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. VOA “chọc ngoáy” bằng bài viết nói sự hợp tác mới giúp Việt Nam có thể tiếp cận với vũ khí Hoa Kỳ và “thoát khỏi sự lệ thuộc” vào nguồn cung cấp của đối tác truyền thống là Nga.

Nhung thanh am lac long nguoc dong chay lon cua dan toc hinh anh 3Những bài viết với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách ngoại giao của Việt Nam trên RFI. (Ảnh chụp màn hình)

Nhóm phản động như Việt Tân thì liên tục có bài viết xuyên tạc chính sách ngoại giao “cây tre”, mỉa mai các lãnh đạo của đất nước. Cũng có không ít ý kiến đã hạ thấp tầm quan trọng của việc Việt Nam-Hoa Kỳ nâng quan hệ, nhằm mục đích hạ thấp uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Rõ ràng đây đều là những luận điệu sai trái, vô căn cứ, không phản ánh đúng thực tế. Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ không có nghĩa Việt Nam đã chọn đứng về bên nào, để chống lại ai. Thực tế, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã nhiều lần được các lãnh đạo cao nhất nêu rõ. 

Cụ thể, trong cuộc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng đối ngoại cơ bản của đất nước vào cuối năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam là không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải. Vì vậy, chúng ta thể hiện thái độ theo tinh thần này trong các vấn đề liên quan quốc tế vì hòa bình, hợp tác, phát triển khu vực, trên thế giới phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của nước ta.

Từ đó để thấy việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ là một trong nhiều hoạt động đối ngoại mà chúng ta đang triển khai để phục vụ cho lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân, chứ không phải để chọn bên, hoặc chống ai. Như nhận xét của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, việc nâng quan hệ phản ánh sự hội tụ lợi ích giữa hai đất nước, cũng như cam kết hợp tác lâu dài để làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thông qua thương mại, đầu tư, trao đổi công nghệ và thông lệ quản trị tốt.

Hiện Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tới tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu lượng hàng trị giá hơn 9 tỷ USD từ Mỹ và xuất sang đây số hàng trị giá hơn 62 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và đạt kim ngạch xuất siêu cao nhất của hàng hóa Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là nước cung cấp cho chúng ta nhiều nguyên liệu thô để phục vụ hoạt động sản xuất, nên có vai trò quan trọng không kém Mỹ. 

Về kinh tế, Hoa Kỳ là 1 trong những quốc gia tiến hành đầu tư lớn ở Việt Nam, với hơn 1.100 dự án đang hoạt động và hơn 10 tỷ USD tiền vốn rót vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế. Sau khi thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhiều lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ như thiết bị bán dẫn, điện tử, khai thác đất hiếm… đang được kỳ vọng sẽ mang đến những khoản đầu tư khổng lồ.

Nhưng Trung Quốc cũng không hề kém cạnh khi có hơn 3.700 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD. Như vậy để thấy trên lĩnh vực kinh tế và thương mại, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng với Việt Nam. Và như thế, việc cố tình xuyên tạc Việt Nam “chọn bên” Mỹ để chống lại “Trung Quốc” là hoàn toàn sai trái.

Về quốc phòng an ninh, Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác; không cùng một nước khác để chống lại nước thứ ba; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Quan điểm này có nghĩa bất kỳ sự hợp tác nào trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kể cả với Hoa Kỳ, cũng chỉ vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, chứ không phải để “chống lại” ai, hay “quay lưng” với ai như các luận điệu xuyên tạc.

Nhung thanh am lac long nguoc dong chay lon cua dan toc hinh anh 4Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, lên mức bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, hoàn toàn không đi ngược lại chủ trương ngoại giao của chúng ta là muốn trở thành bạn bè tốt, đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, thành viên tích cực có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đó chính là biểu hiện của đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, đã giúp chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Và chắc chắn là thời gian tới, Việt Nam sẽ còn thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với nhiều nước khác, khi chúng ta tiếp tục đường lối ngoại giao hiện nay. 

Để thấy rằng những luận điệu nói Việt Nam đã “chọn bên” là hoàn toàn sai trái. Không loại trừ việc những cá nhân, tổ chức đưa ra quan điểm như vậy đang cố tình tìm cách phá hoại quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và nhiều nước đối tác khác, bao gồm cả Hoa Kỳ./.

TTX

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
tinh nguyen 1 1024x235
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:2946 | lượt tải:731

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:2159 | lượt tải:740

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:2449 | lượt tải:658

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:3388 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2824 | lượt tải:771
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây