Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Nhớ lời Bác Hồ căn dặn tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II

Thứ ba - 09/01/2024 10:52

Nhớ lời Bác Hồ căn dặn tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II

Từ tuổi trẻ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu và đồng cảm với thanh niên sinh viên - đó là lớp người trẻ tuổi đang chuẩn bị bước vào đời, khát khao lý tưởng, có nhiều hoài bão. Là những người ham hiểu biết, khám phá, cũng ham hành động, lại nhiều xúc cảm, dễ chịu tác động của tập thể và đặc biệt là đó mới chỉ là lớp người đang trưởng thành, chứ chưa phải là những người trưởng thành nên họ rất dễ vấp ngã, nản lòng. Từ đó, Người khuyên sinh viên hãy thực hiện “6 cái yêu”. Theo Người, 6 điều đó, vừa thể hiện rõ tinh thần và quyết tâm của tuổi trẻ, vừa là cái đích để mỗi sinh viên hướng tới và phấn đấu.

hssv2 8120218


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ trẻ, trong đó sinh viên là những “người lao động trí óc trẻ” được Bác chú trọng nhiều. Người thư­ờng xuyên thăm hỏi, động viên họ, khuyến khích họ miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hành trình tìm đ­ường cứu n­ước, tìm con đường giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến “bộ phận quan trọng” này của dân tộc. Người đã cổ vũ, cuốn hút những thanh niên, sinh viên Việt Nam, đưa họ đến với cách mạng bằng chính những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cách mạng và khát khao đấu tranh ginàh độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào của mình. Khi nước nhà chưa giành được độc lập, từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, một đất nư­ớc với hơn 90% dân số là nông dân, đa phần là mù chữ, Người đã bằng những hoạt động thiết thực của mình, tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện giúp họ được học hành để góp sức cho cách mạng.

Sau khi cách mạng thành công, tin yêu và hy vọng ở thanh niên, sinh viên, những con ng­ười như­ Lênin nói: Nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tư­ơng lai của nư­ớc nhà. Thật vậy, nư­ớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”[1]. Để thanh niên có thể trở thành những ng­ười chủ xứng đáng, những con ngư­ời đủ đức, đủ tài, gánh vác đư­ợc những trọng trách mà cách mạng giao phó, bên cạnh việc tự bản thân họ phải rèn luyện, tu d­ưỡng đạo đức, năng lực chuyên môn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã luôn tạo điều kiện để họ được học tập, được sinh hoạt trong tổ chức và hư­ớng dẫn họ tập dư­ợt làm việc, để họ ngày một trưởng thành và đảm đương tốt những nhiệm vụ đ­ược giao.

Không chỉ dừng lại ở việc hoạch định một chiến lược đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp cách mạng lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thông qua những bức thư, những bài phát biểu thể hiện rõ sự quan tâm của mình đối với thanh niên. Đến thăm và nói chuyện với các sinh viên Việt Nam tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II (5-7/5/1958), Người nói: Hồi Người còn đồng tuổi với các sinh viên, những người đang được hưởng sự chăm lo, giáo dục của chế độ xã hội mới, được Đảng và Chính phủ nâng niu giúp đỡ, thì Người không có điều kiện được học hành như họ, mà phải “đi rửa bát hoặc làm nhiều công việc khác để lấy tiền mà đi học”. Hơn nữa, khi đó đất nước đang đắm chìm trong đêm trường nô lệ, người dân thuộc địa không có một chút tự do dân chủ nào, nên không được học hành “cho đến nơi đến chốn”, và càng không thể “phát triển hết khả năng của mình”. Tuy nhiên, đánh giá đúng vị trí và vai trò của thanh niên (sinh viên) trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước sau này, ngay từ những ngày cách mạng còn trong thời kỳ trứng nước, cùng với việc tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Hồ Chí Minh khi đó với tầm nhìn chiến lược cảu một vị lãnh tụ, đã kịp gửi những thanh niên Việt Nam đi đào tạo ở trường Quân sự Hoàng Phố, ở trường Đại học phương Đông Mátxcơva, trường Không quân Mátxcơva, v.v..

Và sau 9 năm kháng chiến, miền Bắc đã được giải phóng. Sau những năm dài chiến tranh, một kỷ nguyên mới với những nhiệm vụ mới, nhằm hướng đích Độc lập tự do và CNXH đang đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu về mọi mặt của thanh niên, đặc biệt là những sinh viên- “những người đang được đào tạo dưới mái trường XHCN”. Nhấn mạnh điều này, Hồ Chí Minh khẳng định: họ là những người không chỉ tiếp sức cho thế hệ già, mà còn có trách nhiệm dìu dắt các em nhỏ và chính họ là thế hệ, là lớp người kế cận, tiếp tục tực hiện con đường mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn, trong hành trình đấu tranh vì một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, tự do và CNXH.

Đề cao nhiệm vụ đào tạo và phát triển con người Việt Nam mới XHCN “vừa hồng vừa chuyên”, Người từng nhiều lần nhấn mạnh: thanh niên phải có cả đức và tài mới hoàn thành được nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân tin tưởng giao phó. Người quan niệm “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[2]. Mặc dù nhấn mạnh: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang”[3], song được sinh ra và lớn lên từ trong lòng chế độ xã hội cũ, họ ít nhiều còn mang trong mình những tàn dư của tầng lớp tiểu tư sản, nên để xứng đáng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: bản thân mỗi người phải “tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng mình”, cải tạo tư tưởng cá nhân chủ nghĩa. Bởi rằng, từ cá nhân chủ nghĩa sẽ “đẻ ra tư tưởng danh lợi”, ham chuộng địa vị, quyền chức, từ đó lại sinh ra căn bệnh sợ khó nhọc và sợ khổ, “coi khinh lao động chân tay”, “coi khinh người lao động chân tay”.

Nêu ra những căn bệnh vốn là tàn dư, là dấu vết của tầng lớp tiểu tư sản, Người cũng đồng thời chỉ ra biện pháp để sửa chữa những căn bệnh đó. Thấm nhuần lời dặn của cổ nhân, người cách mạng hãy “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, vị Chủ tịch nước chân tình nói với lớp cán bộ trí thức tương lai: “Muốn sửa chữa cá nhân chủ nghĩa thì khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào”, “làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau”[4]. Trên tinh thần đó, Người nhấn mạnh: chừng nào mỗi người sinh viên tự hỏi và trả lời được 2 câu hỏi có ý nghĩa: đó là Học để làm gì ? và Học để phục vụ ai? thì chừng đó, trong tư tưởng của họ đã dứt khoát xác định rõ mục tiêu để học, để phấn đấu. Bởi rằng, tư tưởng thông suốt thì hành động sẽ đúng đắn.

Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II diễn ra trong bối cảnh miền Bắc đang tiến hành thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và cải tạo kinh tế văn hoá xã hội để bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Trước những khó khăn của thực tế và con đường đi lên CNXH đầy chông gai thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với những sinh viên Việt Nam, những người trí thức XHCN là: Để xây dựng CNXH thì cần phải có “lao động trí óc và lao động chân tay”. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của nước nhà, Người nêu rõ: Chúng ta cần “lao động trí óc kiêm lao động chân tay, nghĩa là lao động chân tay cũng phải có văn hoá, mà người lao động trí óc cũng phải làm được lao động chân tay. Nếu lao động trí óc không làm được lao động chân tay và lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại”[5]. Ngược lại, Người cũng khẳng định rằng: Lao động trí óc mà không có lao động chân tay, “chỉ biết lý luận mà không biết thực hành” thì cũng chỉ là “trí thức một nửa”.Vì vậy, sinh viên các cháu phải luôn nhớ rằng: “Trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”, “học tập kết hợp với lao động”.

Từ tuổi trẻ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu và đồng cảm với thanh niên sinh viên - đó là lớp người trẻ tuổi đang chuẩn bị bước vào đời, khát khao lý tưởng, có nhiều hoài bão. Là những người ham hiểu biết, khám phá, cũng ham hành động, lại nhiều xúc cảm, dễ chịu tác động của tập thể và đặc biệt là đó mới chỉ là lớp người đang trưởng thành, chứ chưa phải là những người trưởng thành nên họ rất dễ vấp ngã, nản lòng. Từ đó, Người khuyên sinh viên hãy thực hiện “6 cái yêu”. Theo Người, 6 điều đó, vừa thể hiện rõ tinh thần và quyết tâm của tuổi trẻ, vừa là cái đích để mỗi sinh viên hướng tới và phấn đấu.

1. Đó là yêu Tổ quốc và “phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh”. Luận giải điều vĩ đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cắt nghĩa rất giản dị: để “Tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”[6].

2. Đó là yêu nhân dân và muốn làm được như vậy, “phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân”. Đây đồng thời cũng là thực hiện mối quan hệ gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó máu thịt với nhân dân.

3. Đó là yêu CNXH, vì chỉ “có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.

4. Đó là yêu lao động. Theo Người, “muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động”, vì lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mỗi người. Một người trí thức nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH mà không yêu lao động, thì đó “chỉ là nói suông”.

5. Đó là yêu khoa học và kỷ luật, bởi “tiến lên CNXH thì phải có khoa học và kỷ luật”.

Cuối cùng, Người kết luận: Bây giờ là thời đại của khoa học phát triển rất mạnh, là thời đại của CNXH và là thời đại của anh hùng, vì vậy mà “mỗi người lao động tốt đều có thể trở thành anh hùng” và 6 là: “Mong các cháu cũng làm người thanh niên anh hùng trong thời đại anh hùng”.

Từ những chỉ dẫn tâm huyết, cụ thể và đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sinh viên, từ những đòi hỏi cụ thể của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, Người đã cùng Đảng, Chính phủ chú trọng đến sự nghiệp đào tạo, giáo dục thanh niên sinh viên, đồng thời sử dụng, tạo điều kiện để những trí thức XHCN phát huy mọi khả năng của mình trên mọi lĩnh vực. Mặt khác, Người cũng luôn lấy g­ương ng­ười tốt việc tốt để cổ vũ, động viên và khuyến khích thanh niên sinh viên, giúp họ định hướng tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hơn nửa thế kỷ đã qua đi kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự và căn dặn sinh viên Việt Nam, cùng với sự phát triển của cách mạng, thanh niên sinh viên ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Họ thực sự là những người được đào tạo chuyên môn, nắm vững khoa học kỹ thuật, có đạo đức cách mạng, tinh thần giác ngộ XHCN và tinh thần quốc tế vô sản cao cả. Những phong trào Sinh viên tình nguyện, Tiếp ứng mùa thiVòng tay nhân ái, v,v..những sẻ chia của họ đối với nhau, đối với cộng đồng, những gương sáng Sinh viên nghèo vượt khó, những Sinh viên đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế về học thuật, về âm nhạc,... trong những năm đất nước chuyển mình, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển, đã thực sự làm cho những mong mỏi, những tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây hoan 50 năm toả sáng trong thực tiễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về với cõi vĩnh hằng, song những điều Người dặn, những việc Người đã làm, đặc biệt là tình cảm, sự quan tâm của Người đối với thanh niên, sinh viên Việt Nam thì vẫn luôn là nguồn động viên nội lực, là sức mạnh tinh thần, để mỗi thanh niên, sinh viên không ngừng phấn đấu vươn lên, trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN./ .

Ths. Nguyễn Đoàn Phượng

Trung tâm bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1996, t.5, tr.185

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.172

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.172

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.172

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.173

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9, tr.173

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
 
 
 
 
 
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:1517 | lượt tải:393

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:1598 | lượt tải:622

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:1914 | lượt tải:569

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:2868 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2295 | lượt tải:635
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây