Việc tập trung chăm lo công tác xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, đạo đức nhằm tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên trước các thông tin xấu độc, âm mưu diễn biến hòa bình, tham gia hiệu quả vào nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh.
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngay từ những ngày thành lập, Đảng ta đã xác định chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là một yếu tố mang tính quyết định góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác dân tộc. Bình đẳng để đoàn kết là vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam.
Một trong những luận điệu thiếu thiện chí của một số tổ chức, cá nhân đối với Việt Nam là xuyên tạc ở đất nước Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, lập luận của họ đa phần có sự đánh tráo khái niệm giữa tự do ngôn luận, tự do báo chí với ngôn luận tự do, báo chí tự do.
Câu chuyện dù đã quen thuộc trong đời sống xã hội nhưng rất ít người đề cập thẳng thắn. Ấy là việc nhiều cá nhân thiếu niềm tin một cách mù quáng vào người tốt, cái tốt đang hiện hữu trong đời sống xã hội, rồi sinh ra tâm lý tiêu cực, bất mãn, thiếu trách nhiệm với tổ chức, cộng đồng, thậm chí là với chính mình. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng; rất cần được cơ quan chức năng sớm nhận diện, dập tắt.
Từ khi mô hình chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, chủ nghĩa tư bản (CNTB) và thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, cố tình gieo rắc vào nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động rằng: Con đường đi lên CNXH là bất định, không có thật.
75 năm sau khi ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
Trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), người đứng đầu có vai trò đặc biệt quan trọng suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và nêu gương sáng để khởi phát, dẫn dắt cao trào cách mạng. Thực tế đó được minh chứng rõ nét, thuyết phục từ quá trình vận hành đánh “giặc nội xâm” ở Việt Nam thời gian qua.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn coi công tác lý luận là bộ phận quan trọng, là nhân tố hàng đầu cấu thành hoạt động lãnh đạo của Đảng.
Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta, lợi dụng internet và mạng xã hội, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức phản động đã “mượn gió bẻ măng”, lộng ngôn xuyên tạc, phủ nhận thành quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thế lực thù địch đã không ngừng đưa ra những quan điểm sai trái về các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác -Lênin; phủ nhận tính đúng đắn, hợp lý của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thổi phồng khuyết điểm, hạn chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần sử dụng những giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đây là vũ khí sắc bén, để phản bác quan điểm sai trái, đập tan mọi thủ đoạn, âm mưu của các thể lực thù địch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình để phấn đấu, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc; ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam cũng như đấu tranh cho sư nghiệp giải phóng các dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trước những tác động của bối cảnh mới không chỉ nhằm khẳng định đặc trưng, thuộc tính thể hiện sự ưu việt của nó so với các học thuyết lý luận khác trong lịch sử, mà còn là mệnh lệnh, yêu cầu sống còn đối với những người cộng sản chân chính.
Cách đây 69 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954) không chỉ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, mà còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, Chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó bài học về công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại cũng như đối với công tác tư tưởng của Đảng thời kỳ mới.
Chủ nghĩa Mác do C.Mác và người bạn đồng hành của mình là Ph.Ăngghen sáng lập vào những năm 40, 50 của thế kỷ XIX. Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời cho đến nay, thế giới đã trải qua biết bao biến cố, thăng trầm, song đời sống xã hội vẫn không nằm ngoài những quy luật phổ biến đã được C.Mác chỉ ra. Khẳng định giá trị và sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác là cách để chúng ta kiên định, kiên trì với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đã có không ít quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, xuyên tạc, phủ nhận con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn trong hơn 90 năm qua.
Một trong những âm mưu, thủ đoạn chống phá dai dẳng của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực, thành quả của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho công dân. Ý đồ này không ngoài mục đích hạ thấp sứ mệnh của báo chí cách mạng, phủ nhận khuynh hướng tính chính trị của báo chí cách mạng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và sâu xa hơn, hòng làm thay đổi thể chế chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Qua gần 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) các hoạt động giao thương, kết nối đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân không ngừng được đẩy mạnh với mục tiêu lấy con người làm trung tâm trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên thời gian qua đã xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật đòi xóa bỏ EVFTA, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bổ sung thêm chủ trương “dân thụ hưởng” vào nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.