Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Tạo sức bật mới cho phát triển

Thứ năm - 11/02/2021 21:34

Tạo sức bật mới cho phát triển

(Xuân Tân Sửu) - “Quảng Nam hội đủ điều kiện và có thời cơ để bứt phá vươn lên, sớm trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Tất nhiên, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, mà trong đó, thách thức lớn nhất là phải vượt qua chính mình. Một khi khơi dậy được khát vọng, ý chí, bản lĩnh và sự nỗ lực cống hiến vì quê hương, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, chúng ta hoàn toàn có thể biến ước mơ thành hiện thực” - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh chia sẻ về tâm thế hành động trước thềm xuân Tân Sửu - một năm có ý nghĩa đặc biệt: kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam, cũng là năm khởi đầu chặng đường mới...
 

Không thể thỏa mãn, bằng lòng…

Nhìn lại chặng đường 24 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh (tháng 1.1997), gần đây là giai đoạn 2016 - 2020, Quảng Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, xác lập được vị thế mới trên bản đồ phát triển chung của khu vực và cả nước. Trên nền tảng đó, cùng với những tiềm năng to lớn về vị trí địa lý, hạ tầng, đất đai, sông hồ, biển cả, núi rừng, nguồn nhân lực,…; bối cảnh quốc tế và trong nước đang có nhiều yếu tố thuận lợi, có thể tự tin để khẳng định, Quảng Nam hội đủ các điều kiện để trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước trong 10 năm tới, như mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII đã đề ra.
ah

Lãnh đạo tỉnh giới thiệu hình ảnh Quảng Nam với bạn bè Hàn Quốc.


Giấc mơ về sự phát triển không phải quá xa vời. Tuy nhiên, nếu thỏa mãn, bằng lòng với hiện tại, Quảng Nam rất khó để bứt phá, thậm chí có thể bị nhiều địa phương khác trong khu vực và cả nước bỏ lại phía sau. Bởi, bức tranh kinh tế đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa giai đoạn 2016-2020 thiếu sự ổn định, bền vững và giảm dần so với những giai đoạn trước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các lĩnh vực và trong nội bộ từng ngành, lĩnh vực khá chậm chạp. Công nghiệp nhìn chung còn dàn trải, nặng về gia công, lắp ráp, chế biến thô, sử dụng nhiều lao động. Lĩnh vực dịch vụ chỉ tập trung vào du lịch, nhưng cũng không thật sự bền vững, chủ yếu phục vụ khách quốc tế và ở khu vực Hội An là chính. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã khiến cả ngành du lịch lao đao, phục hồi rất khó khăn. Nông nghiệp thì manh mún, tự phát, lạc hậu, cả trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thủy sản, trồng và chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua không nhiều, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp và tổng giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và sự cần thiết của một tỉnh có sự hội nhập quốc tế cao.

Nhìn vào các lĩnh vực khác, cũng còn nhiều nỗi lo. Chẳng hạn trong quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, dù chúng ta đã rất nỗ lực và đạt nhiều kết quả, nhưng ngay như đô thị - thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ, hiện vẫn còn nhiều điểm nghẽn kéo dài, hạ tầng chưa được kết nối thông suốt, chỉ mới tập trung đầu tư phát triển ở khu vực trung tâm hành chính tỉnh lỵ theo quy hoạch mấy chục năm trước, từ lúc tái lập tỉnh, còn phía Đông sông Bàn Thạch hầu như chưa có gì, ngập lụt do mưa lớn đang là vấn đề cần quan tâm; Hội An chỉ tập trung ở khu vực nội thành, không gian đô thị mở rộng để giảm áp lực cho phố cổ còn rất ít, tác động của biến đổi khí hậu đến sự bền vững của đô thị cũng rất đáng quan ngại. Vốn đầu tư phát triển, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược kết nối vùng Đông với vùng Tây còn hạn chế. Cơ cấu chi ngân sách vẫn nặng về các khoản chi thường xuyên, tỷ lệ chi cho đầu tư còn thấp, chưa thật sự hợp lý với một tỉnh phát triển, có sự điều tiết về ngân sách Trung ương. Các vấn đề về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên khoáng sản, an ninh trật tự cũng còn nhiều bất cập.

Đột phá vùng Đông, tạo tiền đề cho phát triển vùng Tây

Nhận diện thẳng thắn, nghiêm túc những bất cập, hạn chế không phải để bi quan, mà để chúng ta thấy rõ thực tế như thế nào và mình đang đứng ở đâu trong bản đồ phát triển của cả nước; từ đó, cùng chung khát vọng, ý chí để bứt phá, vươn lên, tạo sức bật mạnh mẽ hơn cho giai đoạn phát triển mới. Tái cơ cấu toàn diện, đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, là con đường tất yếu của Quảng Nam trong những năm đến.
dji 0102 dtGiai đoạn 5 năm 2021 - 2025, Quảng Nam quyết tâm đột phá phát triển nhanh vùng Đông. Ảnh: ĐẮC THÀNH

Giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, Quảng Nam quyết tâm đột phá phát triển nhanh vùng Đông, đồng thời tạo lập các yếu tố cần thiết để làm tiền đề phát triển mạnh vùng Tây trong giai đoạn kế tiếp. Đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ theo hướng chú trọng dịch vụ, tăng cường công nghiệp và quan tâm nông nghiệp; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực nhà nước là cần thiết, nguồn lực của tư nhân là quan trọng; phân bổ hợp lý các lực lượng sản xuất, tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, nâng cao chất lượng nhưng giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế.

Cụ thể, công nghiệp phải quy hoạch, định hướng đầu tư sản xuất theo cụm ngành với công nghệ hiện đại, ít sử dụng lao động; phát triển mạnh ngành công nghiệp ô tô để sớm hình thành trung tâm cơ khí đa dụng quy mô lớn tại Khu kinh tế mở Chu Lai, bên cạnh đó là các cụm ngành công nghiệp điện khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, công nghiệp thực phẩm, đồ uống. Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp phải là những ngành nghề tiên tiến, đóng góp ngân sách nhiều, hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích sử dụng đất. Các ngành khai thác, chế biến khoáng sản phải đổi mới công nghệ, chế biến sâu, không làm tổn hại môi trường.

Trong dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, logistics; phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của khu vực miền Trung. Ngành du lịch phải được cơ cấu lại toàn diện cả về lữ hành, lưu trú, ẩm thực, đa dạng hóa sản phẩm, không gian du lịch, loại hình du lịch và thị trường khách để bảo đảm sự phát triển bền vững, trước mắt phải liên kết với các địa phương trong vùng để xây dựng các sản phẩm phù hợp cho khách nội địa.  Đặc biệt, với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Nam có cơ hội rất lớn để phát triển mạnh dịch vụ vận tải cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. Với đặc điểm hội tụ riêng có của mình, Chu Lai hoàn toàn có thể hình thành một trung tâm vận tải đa phương thức trọng điểm của quốc gia.

Nông nghiệp không có con đường nào khác ngoài phát triển theo chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu; có chính sách thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp để làm nòng cốt tổ chức lại sản xuất  trên cơ sở tạo mối liên kết bền chặt, hiệu quả với các hợp tác xã và hộ nông dân, hình thành các vùng chuyên canh lớn, các trang trai chăn nuôi quy mô công nghiệp, bán công nghiệp; chuyển đổi mạnh rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, cây ăn trái và một số loại cây dược liệu chủ lực, gắn với chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng lớn; giảm tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, tăng tỷ trọng đánh bắt xa bờ gắn với chế biến sâu và hạ tầng nghề cá đồng bộ. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển vượt bậc về hoạt động khởi nghiệp gắn với đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao và quy mô lớn để cung cấp cho các thị trường trọng điểm trong nước.

Trong phát triển đô thị, nông thôn cần rà soát, điều chỉnh các quy hoạch để đảm bảo tính khoa học và có giá trị gia tăng cao trên nguyên tắc tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử và văn hóa của từng vùng đất, lấy quan điểm phát triển xanh, bền vững làm chủ đạo, không bị chia cắt bởi ranh giới hành chính các địa phương; các trục hạ tầng động lực phải mang tính liên kết vùng, trong đó đặc biệt lưu ý đến các trục sông theo các hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Làm tốt quy hoạch đô thị theo hướng có bản sắc riêng và phù hợp với từng vùng, miền, chức năng của từng cấp, loại đô thị. Nông thôn mới phải chú trọng xây dựng thành những miền quê đáng sống, là chốn bình yên nơi mọi người mong muốn tìm về, đồng thời phải tính đến các yếu tố tạo tiền đề hình thành đô thị trong tương lai, nhưng đó phải là đô thị của nông thôn, miền núi, không gây xung đột với các giá trị cốt lõi, đặc trưng riêng.

Đổi mới mạnh mẽ tư duy phân bổ vốn đầu tư theo hướng tập trung nguồn lực kết nối hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, thông suốt, ưu tiên các dự án kết nối từ đồng bằng ven biển lên miền núi, qua Lào, Thái Lan và Tây Nguyên; ưu tiên nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông có khả năng tạo động lực cho phát triển kinh tế của khu vực, kích thích, thu hút được đầu tư của tư nhân. Công tác sắp xếp, bố trí lại dân cư phải được khẩn trương và quyết liệt ở cả vùng Đông và vùng Tây, trong đó, dân cư miền núi được sắp xếp để ngân sách có điều kiện đầu tư tập trung, đảm bảo an toàn, phòng tránh thiên tai, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thuận lợi các tiện ích xã hội, chuyển đổi phương thức sản xuất, xóa bỏ các hủ tục, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau xây dựng đời sống văn hóa mới. Ở đồng bằng, nhất là ven biển, cần sắp xếp để vừa phòng tránh thiên tai, vừa từng bước hình thành các đô thị văn minh, vừa tạo quỹ đất sạch, đáp ứng việc phát triển các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để người dân được chăm sóc sức khỏe, học hành tốt nhất, có đời sống tinh thần phong phú nhất. Kiên trì giữ vững quan điểm phát triển nhanh và bền vững, trong đó phát triển bền vững là hướng chủ đạo xuyên suốt, phát triển nhanh cần linh hoạt thích ứng phù hợp với từng thời kỳ.

Phải vượt qua chính mình

Để hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu phát triển Quảng Nam theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, dĩ nhiên nhân tố con người có ý nghĩa quyết định. Vì thế, đột phá đầu tiên phải là đột phá từ nguồn lực con người, khơi dậy và phát huy tốt nhất truyền thống, bản lĩnh, ý chí và khát vọng vươn lên của mỗi người con đất Quảng, của mỗi doanh nghiệp hoạt động trên đất Quảng. Ngay từ năm 2021 này, UBND tỉnh sẽ tập trung quyết liệt cho công tác rà soát, sắp xếp lại bộ máy, tổ chức các cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ số, giảm tối đa phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp, liên thông và kiểm soát được tiến độ công việc của các cơ quan… là nhiệm vụ đột phá trước hết và quan trọng nhất, nhằm tạo sự chuyển biến một cách thực chất, rõ nét. Nghiên cứu, tính toán cụ thể để xây dựng lại Đề án vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị theo yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc thực tế, dứt khoát không bố trí theo kiểu dàn đều, cào bằng, lấy chức năng, nhiệm vụ mang tính lý thuyết chia cho số người hiện có để giữ nguyên biên chế hiện nay. Giảm cấp phó, giảm biên chế và các tầng nấc trung gian tại mỗi cơ quan, phòng ban, đơn vị trực thuộc nhưng đồng thời cũng tăng cấp phó hoặc biên chế cho nhưng nơi thực sự cần thiết, khối lượng công việc nhiều, tính phức tạp cao.
tnb 42079 02 1

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khảo sát vị trí đất chọn làm khu tái định cư cho đồng bào Nam Trà My bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC


Môi trường đầu tư của Quảng Nam vẫn còn nhiều vướng mắc, rào cản đối với việc triển khai các dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều điểm nghẽn trọng yếu chậm được tháo gỡ. Tới đây, việc tổ chức cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp phải làm thật bài bản, khoa học; thông tin phải toàn diện, đầy đủ, minh bạch trên nền công nghệ số. Hệ thống các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của địa phương phải thật đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện. Những vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết thủ tục giữa các sở, ban, ngành, địa phương lâu nay phải được  xử lý dứt điểm. Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương phải chủ động sắp xếp thời gian đến làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để ghi nhận và giải quyết nhanh những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp, không phải chờ doanh nghiệp mang đơn đến rồi mòn mỏi chờ đợi như lâu nay. Lãnh đạo tỉnh sẽ thành lập các tổ công tác cùng với người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, định kỳ xuống từng địa bàn để giải quyết tại chỗ các vướng mắc, hạn chế ngồi ở văn phòng chờ báo cáo, chuyển đi chuyển lại, mất thời gian, không thực tế.

Để tạo khí thế phấn đấu ngay khi bước vào giai đoạn phát triển mới, UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành, các cấp triển khai ngay Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy khóa XXII và phải cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm, trong đó mỗi sở, ban ngành, địa phương phải đăng ký thực hiện một nhiệm vụ đột phá trong năm 2021. Thời cơ đã đến, vận hội đang chờ, không chớp lấy và vượt lên mạnh mẽ là có tội với quê hương, với các bậc tiền nhân và hậu thế. Những khó khăn của năm 2020, năm cuối của nhiệm kỳ 2015 - 2020, mà chúng ta đã bình tĩnh vượt qua, như là sự thử thách cần thiết để cả hệ thống chính trị và toàn dân tự tin bước vào một chặng đường mới với một tâm thế mới, khí phách mới và một niềm tin về tương lai rạng rỡ của Quảng Nam.

 
 LÊ TRÍ THANH (CHỦ TỊCH UBND TỈNH)

Nguồn tin: baoquangnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
 
 
 
 
 
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:1456 | lượt tải:386

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:1568 | lượt tải:616

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:1886 | lượt tải:563

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:2844 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2269 | lượt tải:630
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây