Khát vọng thoát nghèo
- Thứ năm - 20/04/2017 10:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vượt lên khó khăn, nhiều thanh niên ở huyện vùng cao Đông Giang, bằng chính nghị lực của tuổi trẻ đã làm giàu ngay trên quê hương mình. Họ trở thành những tấm gương vượt khó được vinh danh tại diễn đàn “Khát vọng thoát nghèo” vừa được tổ chức tại địa phương.
Nghị lực thoát nghèo
Những năm gần đây, cùng với các phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới… ở huyện Đông Giang xuất hiện thêm nhiều tấm gương thanh niên vượt khó, làm giàu bằng các mô hình kinh tế hộ. Trong đó, có không ít tấm gương đi lên từ sự nghèo khó, cùng nghị lực tự thân, góp phần giảm nghèo bền vững cho gia đình và làng bản theo chủ trương của chính quyền địa phương. Đó là Abing Cắt ở thôn Trao và Zơrâm Achút ở thôn Tà Vạc (thị trấn P’rao); Hôih Mú ở thôn Tu Ngung (xã A rooih); Alăng Den ở thôn Aram 1 (xã Jơ Ngây)… với thu nhập bình quân mỗi năm hàng chục triệu đồng.
Mô hình “tổ thợ hồ” của Abing Cắt được xem là tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Là một trong những người luôn được vinh danh tại nhiều diễn đàn thanh niên của địa phương, Zơrâm Achút chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình khiến ai cũng phải nể phục. Từ một thanh niên mới lập gia đình còn nhiều khó khăn, Achút đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách huyện để trồng hơn 5ha keo lai, kiền kiền, chuối và một số loại cây ăn quả khác. Chừng ít năm sau, Achút bàn với vợ đào thêm 250m2 ao nuôi cá và mua máy xay xát lúa phục vụ bà con trong thôn bản. Bước đầu khởi nghiệp đầy gian khó nhưng không làm chàng trai Cơ Tu nản lòng, từ bỏ ước mơ làm giàu của mình. Bằng sự nỗ lực và ý chí vươn lên, chẳng bao lâu sau đó Achút thành công, thu về mỗi năm hàng chục triệu đồng, tiếp tục xoay vòng làm kinh tế và giúp đỡ dân làng. Khác với Achút, sau khi vay vốn ngân hàng, Abing Cắt chọn hướng đi cho mình bằng cách đầu tư thành lập tổ thợ hồ thanh niên trong làng. Phải mất khá nhiều vốn liếng Cắt mới sắm riêng cho “tổ hợp tác thợ hồ” của mình những dụng cụ dùng để xây dựng công trình. Ban đầu tổ chỉ xây dựng những công trình nhà cấp 4, dần dà Cắt mạnh dạn nhận thầu các công trình lớn hơn, đầu tư một cách bài bản hơn, đảm bảo chất lượng. “Hồi đó, nghĩ lại mình liều thiệt nhưng sự quyết tâm đã đưa mình thành công hôm nay. Phải dám nghĩ, dám làm thì mới hy vọng đổi đời được” - Abing Cắt chia sẻ.
Tiếng lành đồn xa, tổ thợ hồ của Abing Cắt nay đã vượt khỏi phạm vi của các vùng lân cận trên địa bàn huyện và bắt đầu “phủ sóng” tận các bản làng của huyện Tây Giang, Nam Giang với hơn 30 thành viên tham gia, tạo việc làm ổn định cho thanh niên địa phương. Hiện thu nhập bình quân mỗi thành viên trong tổ khoảng 4 triệu đồng/tháng, giúp nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống gia đình. Vì thế, mô hình tổ thợ hồ của Cắt luôn được đánh giá cao, trở thành tấm gương cho sự vượt khó, dám tự thân lập nghiệp để làm giàu chính đáng ở thanh niên miền núi.
Không thể nghèo mãi!
Mới đây, tại diễn đàn thanh niên “Khát vọng thoát nghèo” do Huyện đoàn Đông Giang phối hợp tổ chức, ông Bhyriu Long - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy cho rằng, thanh niên có thể sinh ra trong điều kiện gia đình khó khăn nhưng không thể cho phép mình nghèo mãi được. Vì thế, ông Long nhấn mạnh đã đến lúc thanh niên cần nghiêm túc tìm hướng thoát nghèo bền vững, với sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Ông Long cũng cổ vũ các phong trào thanh niên, vì xem đây là nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập, lao động và các mô hình phát triển kinh tế trong người trẻ của địa phương. “Toàn huyện có đến 638 hộ thanh niên nghèo, 102 hộ cận nghèo đã cho thấy được con số hộ nghèo quá lớn trong độ tuổi lao động chính. Vì thế, các cấp ngành của địa phương, nhất là cán bộ đoàn cơ sở phải quyết liệt hành động, phải tìm hướng giúp thanh niên thoát nghèo và cần biến những ý tưởng thành hành động thoát nghèo trong niên niên” - ông Long nói.
Đồng quan điểm, bà Ating Tươi - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhắc đi nhắc lại câu chuyện thanh niên phải lo làm kinh tế, phải tìm hướng thoát nghèo và không ai khác họ phải tự vạch kế hoạch cho tương lai của mình với sự giúp sức từ cộng đồng và chính quyền địa phương. Chia sẻ với thanh niên, bà Tươi cho rằng không một ai muốn mình nghèo, bởi ai cũng có sự khát khao vươn dậy và quan trọng là phải biết đánh thức sự vươn dậy đó một cách hợp lý, có khoa học. Đồng thời cho biết, huyện Đông Giang đã phê duyệt nhiều phương án sản xuất cho từng xã, định hướng từng cây, con giống phù hợp và kêu gọi thanh niên cần bám sát vào đó để triển khai, tìm hướng vươn lên thoát nghèo bằng các mô hình kinh tế, những tiềm năng phát triển từng vùng, từng địa phương. “Đừng mơ chi cao xa, một số nghề đơn giản như bán tạp hóa, sửa xe máy, phụ hồ, cắt tóc… cũng có thể giúp các bạn thoát nghèo” - bà Tươi nhắn nhủ.
Anh Đỗ Hữu Tùng - Bí thư Huyện đoàn Đông Giang cho hay, phần lớn những tấm gương vượt khó làm giàu trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đều là gương mặt trẻ, rất điển hình cho phong trào đoàn cơ sở tại địa phương. Thông qua câu chuyện của họ về những nỗ lực bản thân, kinh nghiệm về các mô hình phát triển kinh tế sẽ tạo sức lan tỏa lớn, đánh thức tư duy và khát vọng làm giàu, vươn lên thoát nghèo trong thanh niên Đông Giang nói riêng và tuổi trẻ ở miền núi nói chung. Từ câu chuyện về sự thành công của nhiều thanh niên địa phương được vinh danh trong diễn đàn “Khát vọng thoát nghèo”, hàng chục hộ thanh niên có mặt đã lập đăng ký thoát nghèo bền vững ngay sau cuộc diễn đàn. “Đây thực sự là một tín hiệu tốt, khởi đầu cho giấc mơ đổi đời của thanh niên địa phương” - ông Tùng phấn khởi.
Những năm gần đây, cùng với các phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới… ở huyện Đông Giang xuất hiện thêm nhiều tấm gương thanh niên vượt khó, làm giàu bằng các mô hình kinh tế hộ. Trong đó, có không ít tấm gương đi lên từ sự nghèo khó, cùng nghị lực tự thân, góp phần giảm nghèo bền vững cho gia đình và làng bản theo chủ trương của chính quyền địa phương. Đó là Abing Cắt ở thôn Trao và Zơrâm Achút ở thôn Tà Vạc (thị trấn P’rao); Hôih Mú ở thôn Tu Ngung (xã A rooih); Alăng Den ở thôn Aram 1 (xã Jơ Ngây)… với thu nhập bình quân mỗi năm hàng chục triệu đồng.
Mô hình “tổ thợ hồ” của Abing Cắt được xem là tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Là một trong những người luôn được vinh danh tại nhiều diễn đàn thanh niên của địa phương, Zơrâm Achút chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình khiến ai cũng phải nể phục. Từ một thanh niên mới lập gia đình còn nhiều khó khăn, Achút đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách huyện để trồng hơn 5ha keo lai, kiền kiền, chuối và một số loại cây ăn quả khác. Chừng ít năm sau, Achút bàn với vợ đào thêm 250m2 ao nuôi cá và mua máy xay xát lúa phục vụ bà con trong thôn bản. Bước đầu khởi nghiệp đầy gian khó nhưng không làm chàng trai Cơ Tu nản lòng, từ bỏ ước mơ làm giàu của mình. Bằng sự nỗ lực và ý chí vươn lên, chẳng bao lâu sau đó Achút thành công, thu về mỗi năm hàng chục triệu đồng, tiếp tục xoay vòng làm kinh tế và giúp đỡ dân làng. Khác với Achút, sau khi vay vốn ngân hàng, Abing Cắt chọn hướng đi cho mình bằng cách đầu tư thành lập tổ thợ hồ thanh niên trong làng. Phải mất khá nhiều vốn liếng Cắt mới sắm riêng cho “tổ hợp tác thợ hồ” của mình những dụng cụ dùng để xây dựng công trình. Ban đầu tổ chỉ xây dựng những công trình nhà cấp 4, dần dà Cắt mạnh dạn nhận thầu các công trình lớn hơn, đầu tư một cách bài bản hơn, đảm bảo chất lượng. “Hồi đó, nghĩ lại mình liều thiệt nhưng sự quyết tâm đã đưa mình thành công hôm nay. Phải dám nghĩ, dám làm thì mới hy vọng đổi đời được” - Abing Cắt chia sẻ.
Tiếng lành đồn xa, tổ thợ hồ của Abing Cắt nay đã vượt khỏi phạm vi của các vùng lân cận trên địa bàn huyện và bắt đầu “phủ sóng” tận các bản làng của huyện Tây Giang, Nam Giang với hơn 30 thành viên tham gia, tạo việc làm ổn định cho thanh niên địa phương. Hiện thu nhập bình quân mỗi thành viên trong tổ khoảng 4 triệu đồng/tháng, giúp nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống gia đình. Vì thế, mô hình tổ thợ hồ của Cắt luôn được đánh giá cao, trở thành tấm gương cho sự vượt khó, dám tự thân lập nghiệp để làm giàu chính đáng ở thanh niên miền núi.
Không thể nghèo mãi!
Mới đây, tại diễn đàn thanh niên “Khát vọng thoát nghèo” do Huyện đoàn Đông Giang phối hợp tổ chức, ông Bhyriu Long - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy cho rằng, thanh niên có thể sinh ra trong điều kiện gia đình khó khăn nhưng không thể cho phép mình nghèo mãi được. Vì thế, ông Long nhấn mạnh đã đến lúc thanh niên cần nghiêm túc tìm hướng thoát nghèo bền vững, với sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Ông Long cũng cổ vũ các phong trào thanh niên, vì xem đây là nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập, lao động và các mô hình phát triển kinh tế trong người trẻ của địa phương. “Toàn huyện có đến 638 hộ thanh niên nghèo, 102 hộ cận nghèo đã cho thấy được con số hộ nghèo quá lớn trong độ tuổi lao động chính. Vì thế, các cấp ngành của địa phương, nhất là cán bộ đoàn cơ sở phải quyết liệt hành động, phải tìm hướng giúp thanh niên thoát nghèo và cần biến những ý tưởng thành hành động thoát nghèo trong niên niên” - ông Long nói.
Đồng quan điểm, bà Ating Tươi - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang nhắc đi nhắc lại câu chuyện thanh niên phải lo làm kinh tế, phải tìm hướng thoát nghèo và không ai khác họ phải tự vạch kế hoạch cho tương lai của mình với sự giúp sức từ cộng đồng và chính quyền địa phương. Chia sẻ với thanh niên, bà Tươi cho rằng không một ai muốn mình nghèo, bởi ai cũng có sự khát khao vươn dậy và quan trọng là phải biết đánh thức sự vươn dậy đó một cách hợp lý, có khoa học. Đồng thời cho biết, huyện Đông Giang đã phê duyệt nhiều phương án sản xuất cho từng xã, định hướng từng cây, con giống phù hợp và kêu gọi thanh niên cần bám sát vào đó để triển khai, tìm hướng vươn lên thoát nghèo bằng các mô hình kinh tế, những tiềm năng phát triển từng vùng, từng địa phương. “Đừng mơ chi cao xa, một số nghề đơn giản như bán tạp hóa, sửa xe máy, phụ hồ, cắt tóc… cũng có thể giúp các bạn thoát nghèo” - bà Tươi nhắn nhủ.
Anh Đỗ Hữu Tùng - Bí thư Huyện đoàn Đông Giang cho hay, phần lớn những tấm gương vượt khó làm giàu trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đều là gương mặt trẻ, rất điển hình cho phong trào đoàn cơ sở tại địa phương. Thông qua câu chuyện của họ về những nỗ lực bản thân, kinh nghiệm về các mô hình phát triển kinh tế sẽ tạo sức lan tỏa lớn, đánh thức tư duy và khát vọng làm giàu, vươn lên thoát nghèo trong thanh niên Đông Giang nói riêng và tuổi trẻ ở miền núi nói chung. Từ câu chuyện về sự thành công của nhiều thanh niên địa phương được vinh danh trong diễn đàn “Khát vọng thoát nghèo”, hàng chục hộ thanh niên có mặt đã lập đăng ký thoát nghèo bền vững ngay sau cuộc diễn đàn. “Đây thực sự là một tín hiệu tốt, khởi đầu cho giấc mơ đổi đời của thanh niên địa phương” - ông Tùng phấn khởi.