ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN
- Thứ tư - 03/08/2022 22:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phú An - Phú Xuân là tên gọi của một làng quê bờ Bắc sông Thu Bồn ngay từ buổi sơ khai. Hiện Phú An - Phú Xuân thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, nơi đây còn gắn với một địa đạo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, của người dân vùng Đại Lộc.
Địa đạo Phú An - Phú Xuân là nơi đứng chân của Đặc khu ủy Quảng Đà và Huyện ủy Đại Lộc gồm một hệ thống địa đạo lớn kéo dài qua các thôn Phú Bình, Phú Phong, Phú Long... và tập trung nhiều nhất ở 2 thôn Phú An và Phú Xuân. Trong chiến tranh chống Mỹ, nơi đây còn là bàn đạp tiến công giành thắng lợi ở các mặt trận khu V, tạo thời cơ cho việc tiến lên giành thắng lợi mùa xuân năm 1975 ở khu V và Quảng Nam - Đà Nẵng.
Để đối phó với âm mưu bành trướng và những thủ đoạn nham hiểm của Mỹ - Ngụy, nhằm bảo vệ vùng giải phóng, giữ vững thế trận, để củng cố lực lượng vũ trang, tổ chức huấn luyện, đồng thời phát động phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”. Tỉnh ủy và Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng địa đạo Phú An - Phú Xuân đầu năm 1965 và đến năm 1967 hoàn thành. Với chiều dài khoảng 800m, bề ngang và cao ở địa đạo không đồng nhất vì địa hình, đất đai khá phức tạp bởi có nơi gặp phải đất sét, có nơi đào xuyên qua núi đá. Cấu trúc theo kiểu hình vòng cung, nhằm chống lại sự tàn phá của bom đạn cỡ lớn, địa đạo nối liền hai thôn: Phú An và Phú Xuân. Toàn bộ địa đạo có khoảng 21 ngách ngõ khác nhau được ngụy trang khá kín đáo và khó phát hiện, nằm dưới lũy tre làng và được bảo bọc bởi triền sông Vu Gia và Thu Bồn. Trong đó có 6 hầm bí mật, 2 hầm trú ngụ của Đặc Khu ủy Quảng Đà, hầm cấp cứu, dự trữ lương thực, chỉ huy, hầm để hội họp...
Để đối phó với âm mưu bành trướng và những thủ đoạn nham hiểm của Mỹ - Ngụy, nhằm bảo vệ vùng giải phóng, giữ vững thế trận, để củng cố lực lượng vũ trang, tổ chức huấn luyện, đồng thời phát động phong trào thi đua “tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”. Tỉnh ủy và Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng địa đạo Phú An - Phú Xuân đầu năm 1965 và đến năm 1967 hoàn thành. Với chiều dài khoảng 800m, bề ngang và cao ở địa đạo không đồng nhất vì địa hình, đất đai khá phức tạp bởi có nơi gặp phải đất sét, có nơi đào xuyên qua núi đá. Cấu trúc theo kiểu hình vòng cung, nhằm chống lại sự tàn phá của bom đạn cỡ lớn, địa đạo nối liền hai thôn: Phú An và Phú Xuân. Toàn bộ địa đạo có khoảng 21 ngách ngõ khác nhau được ngụy trang khá kín đáo và khó phát hiện, nằm dưới lũy tre làng và được bảo bọc bởi triền sông Vu Gia và Thu Bồn. Trong đó có 6 hầm bí mật, 2 hầm trú ngụ của Đặc Khu ủy Quảng Đà, hầm cấp cứu, dự trữ lương thực, chỉ huy, hầm để hội họp...