Đề cương tuyên truyền Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII
- Thứ tư - 13/09/2017 05:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Để Đại hội được tuyên truyền rộng khắp và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên và nhân dân trong tỉnh, Tiểu ban hoạt động tuyên truyền Đại hội xây dựng Đề cương tuyên truyền Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII. Nội dung Đề cương tuyên truyền khái quát những nét chủ yếu về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam từ ngày thành lập cho đến nay, tập trung vào những kết quả đạt được của công tác Đoàn và phong trào TTN trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022.
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NAM
LẦN THỨ XVIII, NHIỆM KỲ 2017 - 2022
-----
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ toàn tỉnh, tiếp tục đánh dấu bước phát triển của tổ chức Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, là cơ hội để thanh niên bày tỏ khát vọng cống hiến cho quê hương, đất nước và trách nhiệm với xã hội. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2012 – 2017, đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ mới; góp ý các văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI; bầu Ban Chấp hành Tỉnh đoàn khóa XVIII; bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
Để Đại hội được tuyên truyền rộng khắp và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên và nhân dân trong tỉnh, Tiểu ban hoạt động tuyên truyền Đại hội xây dựng Đề cương tuyên truyền Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII. Nội dung Đề cương tuyên truyền khái quát những nét chủ yếu về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam từ ngày thành lập cho đến nay, tập trung vào những kết quả đạt được của công tác Đoàn và phong trào TTN trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022, cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NAM
Ra đời từ năm 1945 đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam đã qua 5 lần đổi tên và trải qua 17 kỳ Đại hội gắn liền với sự phát triển đi lên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, các thế hệ thanh niên Quảng Nam luôn đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo, đi đầu trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1. Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam qua các thời kỳ
- Đoàn Thanh niên Cứu quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1945 - 1955).
- Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà (1965 - 02/1970).
- Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam, Đặc khu Đoàn Quảng Đà (1970 - 1976).
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (12/1976 - 1996).
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (1997 - đến nay).
2. Các kỳ Đại hội
* Ngày 25 - 10 - 1945, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc tại trụ sở Mặt trận Việt Minh tỉnh ở Hội An, đồng chí Trần Thượng Hàm được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tháng 4 - 1946, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ II, đồng chí Chế Viết Tấn được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Ngày 20- 3- 1947, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ III, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Trần Phát giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn .
* Tháng 6 - 1948, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ IV tại rừng thông Tam Kỳ (nay thuộc phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ), đồng chí Trần Phát được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Đỗ Xuân Biên giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1948, đồng chí Đống Ngạc được phân công giữ chức Bí thư thay đồng chí Trần Phát.
* Tháng 5 - 1949, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Lam (Thăng Bình), đồng chí Lương Đại Đồng được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Đỗ Xuân Biên giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1950, Tỉnh ủy phân công đồng chí Lâm Quang Huyên giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Lương Đại Đồng chuyển công tác khác. Năm 1953, đồng chí Nguyễn Văn Quốc được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Năm 1962: Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà
* Tại Quảng Nam
- Cuối năm 1962, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam được thành lập. Đồng chí Trần Minh Mẫn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Anh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1965, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam (tại thôn 4, xã Phước Sơn, Tiên Phước), đồng chí Nguyễn Trường Sơn giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Việt Điểu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1967, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh (tại thôn 3, xã Phước Hiệp, Tiên Phước), đồng chí Nguyễn Trường Sơn giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Việt Điểu giữ chức Phó Bí thư. Cuối năm 1968, đồng chí Bùi Hồng Việt - Tỉnh ủy viên được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Trường Sơn.
- Năm 1970, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh (tại nóc Ông Kỳ, xã Trà Nú, Bắc Trà My), đồng chí Võ Xuân Sanh bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Châu Minh Suyền, Nguyễn Hoàng Ân giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1973, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (tại xã Sơn Thạch, Quế Sơn), đồng chí Hồ Hoa được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Hoàng Ân, Châu Minh Suyền giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1974, Tỉnh ủy điều đồng chí Hường Thắng - Tỉnh ủy viên, giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tại Quảng Đà
- Cuối năm 1962, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà được thành lập, đồng chí Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy được phân công kiêm giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Trung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Đến đầu năm 1965, đồng chí Nguyễn Trung giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
- Cuối năm 1966, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà tổ chức Đại hội tại vùng núi huyện Đại Lộc, đồng chí Trần Văn Ninh được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Đặng Thanh Đông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1968, Thành đoàn Đà Nẵng được sát nhập với Tỉnh đoàn nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà thành Đặc khu Đoàn Quảng Đà, đồng chí Trần Văn Ninh được cử giữ chức Bí thư; đồng chí Đặng Thanh Đông được cử giữ chức Phó Bí thư. Cuối năm 1969, bầu bổ sung đồng chí Huỳnh Liên giữ chức Phó Bí thư.
- Năm 1970, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại khu vực sông Bung, huyện Giằng, đồng chí Nguyễn Văn Đảm được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Huỳnh Liên giữ chức Phó Bí thư Đặc khu Đoàn. Đến đầu năm 1971, đồng chí Huỳnh Liên bị địch bắt và đến giữa năm 1971, đồng chí Nguyễn Văn Đảm hy sinh, đồng chí Trương Công Trợ được cử giữ chức Quyền Bí thư Đặc khu Đoàn.
- Giữa năm 1972, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại khu vực sông Bung, huyện Giằng, đồng chí Phan Văn Nghệ được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Phạm Đình Tấn giữ chức Phó Bí thư Đặc khu Đoàn.
- Cuối năm 1973, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại Thạnh Mỹ, huyện Giằng, đồng chí Phan Văn Nghệ được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Trương Công Trợ, Nguyễn Thị Dọng được bầu giữ chức Phó Bí thư. Đầu năm 1975, đồng chí Nguyễn Văn Chân - Bí thư Huyện ủy Điện Bàn điều về làm Bí thư Đặc khu Đoàn Quảng Đà thay đồng chí Phan Văn Nghệ chuyển công tác khác.
* Tháng 10 - 1975: Tỉnh Quảng Nam và Đặc khu ủy Quảng Đà sát nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Theo đó, tháng 11 - 1975, Tỉnh đoàn Quảng Nam và Đặc khu Đoàn Quảng Đà cũng sát nhập thành Tỉnh đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Sau khi sát nhập đồng chí Hường Thắng được phân công giữ chức Bí thư, đồng chí Châu Minh Suyền và Trương Công Trợ, Nguyễn Tấn Hoa giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng..
* Đại hồi lần thứ IX: Từ ngày 11 - 17/7/1977, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Thanh Ba được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Châu Minh Suyền, Zrum Ul được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ X: Từ ngày 29 - 30/12/1979, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Thanh Ba được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Tấn Hùng, Phan Như Lâm được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XI: Từ ngày 26 - 27/3/1984, tại Đà Nẵng, đồng chí Phan Như Lâm được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Phạm Chí Hòa, Nguyễn Văn Ngọc được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
Tháng 8 năm 1986, đồng chí Phan Như Lâm - Bí thư Tỉnh đoàn được cử đi học, đồng chí Phạm Chí Hòa - Phó Bí thư được bầu giữ chức Quyền Bí thư, đến cuối năm 1986 được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XII: Từ ngày 28 - 30/10/1987, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Chí Hòa được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Tấn Thắng và Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Tháng 01 -1990, đồng chí Hoàng Tuấn Anh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh đoàn được Tỉnh ủy cử đi học. Tháng 12 - 1990, đồng chí Nguyễn Đắc Dũng được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Tấn Thắng - Phó Bí thư Tỉnh đoàn chuyển công tác khác.
- Tháng 6 - 1990, đồng chí Hoàng Tuấn Anh - Phó Bí thư được bầu giữ chức Quyền Bí thư, đến tháng 02 - 1991, được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Phạm Chí Hòa - Bí thư Tỉnh đoàn thôi giữ chức Bí thư để chuyển công tác khác.
* Đại hội lần thứ XIII: Từ ngày 18 - 19/5/1992, tại Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Văn Quy được bầu giữ chức Phó Bí thư. Tháng 8 -1995, đồng chí Hồ Văn Đắc được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư. Tiếp đến, tháng 7 - 1996, đồng chí Nguyễn Văn Quy - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng chuyển công tác khác; đồng chí Phan Nghĩa được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tháng 01 - 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó, Tỉnh đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được tách thành Tỉnh đoàn Quảng Nam và Thành đoàn Đà Nẵng.
- Ở Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Văn Quy được phân công giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Hữu Sáng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn lâm thời Quảng Nam.
* Đại hội lần thứ XIV: Từ 26 - 27/9/1997, tại Tam Kỳ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ XIV. Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa XIV gồm 31 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Quy được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Hữu Sáng, Vũ Văn Thẩm, Nguyễn Thùy được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 7 - 1998, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng được bầu giữ chức Bí thư thay đồng chí Nguyễn Văn Quy chuyển công tác khác.
* Đại hội lần thứ XV: Từ ngày 01 - 02/11/2002, tại Tam Kỳ, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Vũ Văn Thẩm, Nguyễn Đức được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Tháng 10 - 2006, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng chuyển công tác khác, đồng chí Vũ Văn Thẩm được cử giữ chức Quyền Bí thư và đến tháng 02 - 2007 giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Thị Thu Lan được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XVI: Từ ngày 10 - 11/11/2007, tại Tam Kỳ, đồng chí Nguyễn Thị Thu Lan được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Dương Triều, Bùi Võ Quảng, Thái Bình được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XVII: Từ ngày 02-03/10/2012, tại Tam Kỳ, đồng chí Thái Bình được bầu giữ chức Bí thư, các đồng chí Đinh Nguyên Vũ, Phan Văn Bình được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 12/2014, đồng chí Phạm Thị Thanh- UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 01/2016, đồng chí Thái Bình chuyển công tác, đồng chí Đinh Nguyên Vũ được bầu giữ chức Bí thư. Tháng 9/2016, đồng chí Nguyễn Xuân Đức, Phó phòng Tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên (Ban Tổ chức Tỉnh ủy) được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 4/2017, đồng chí Đinh Nguyên Vũ chuyển công tác, đồng chí Phạm Thị Thanh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NAM LẦN THỨ XVII NHIỆM KỲ 2012 - 2017
1. Công tác giáo dục của Đoàn
Giáo dục chính trị, tư tưởng: Nhiệm kỳ qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm, chú trọng nội dung và phương thức được đổi mới. Công tác giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền học tập các nghị quyết của Đảng được triển khai với nhiều hình thức sinh động, sáng tạo. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành và cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TĐTN ngày 14/8/2013 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn về “Đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2017”; Triển khai thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tập trung thực hiện chỉ thị số 02-CT/TU ngày 14/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo hướng lựa chọn nội dung hình thức phù hợp với từng khối đối tượng thanh thiếu nhi, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương đơn vị.
Công tác giáo dục truyền thống: Công tác giáo dục truyền thống được triển khai hiệu quả thường xuyên, thông qua việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Các cấp bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội, Chi đội tại địa chỉ đỏ ...
Công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống: Công tác giáo dục đạo đức lối sống được các cấp bộ Đoàn thường xuyên quan tâm coi trọng việc xác định giá trị, tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của cán bộ đoàn viên thanh niên. Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền "8 điều nên làm và 8 điều không nên làm" tại trụ sở làm việc và website đoàn thanh niên các cấp; triển khai cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Nam thời kỳ mới; xây dựng góc truyền thống với nội dung trưng bày hình ảnh, tư liệu qua sưu tầm sách báo, bài viết về Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động… Bên cạnh đó, tập trung vào việc tuyên truyền phòng chống ma tuý, bạo lực học đường, truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh các trường THPT, Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Công tác thông tin tuyên truyền của đoàn: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục của các cấp bộ đoàn được phát huy hiệu quả trên các kênh thông tin, phương tiện tuyên truyền của Đoàn, qua đó đã chuyển tải được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Đoàn từ Trung ương đến các địa phương nhanh chóng, hiệu quả, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên.
2. Kết quả triển khai phong trào hành động cách mạng của Đoàn
2.1 Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”:
Xung kích phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế là nội dung trọng tâm trong nhiệm kỳ 2012-2017, được thực hiện và đạt kết quả rõ nét trên các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và các phong trào trong từng đối tượng thanh niên. Việc hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng các mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế, hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác thanh niên luôn được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chú trọng; công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên được phối hợp triển khai có hiệu quả; chương trình ”Đoàn thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững” được các cấp bộ đoàn toàn tỉnh tích cực triển khai thông qua việc tặng sinh kế, chuyển giao tiến bộ khoa học giúp thanh niên thoát nghèo bền vững.
Phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị” được triển khai cụ thể với nhiều nội dung như: xây dựng tuyến đường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp -Văn minh - An toàn”, ra quân thực hiện Ngày chủ nhật xanh, triển khai các đội hình thanh niên xung kích tham gia điều tiết giao thông tại các trục đường chính...Phong trào “Bốn nhất”, “3 trách nhiệm” được triển khai rộng rãi trong khối thanh niên công nhân, khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ đã góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc cải cách hành chính theo chủ trương của tỉnh với những hoạt động thiết thực.
Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai với nhiều hình thức, phong phú đa dạng. Các hoạt động tình nguyện gắn với an sinh xã hội, thể hiện vai trò xung kích của tuổi trẻ trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.Các hoạt động xung kích bảo vệ tổ quốc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh phối hợp tuyên truyền các bộ luật mới, luật ATGT, Luật nghĩa vụ quân sự đến nhân dân, đoàn viên thanh niên. Thành lập và duy trì các đội hình thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT, đội thanh niên tự quản. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và đi đầu tổ chức thực hiện cuộc vận động “Thanh niên xây dựng văn minh đô thị”, “Xây dựng văn hoá công sở”,“Xây dựng văn hoá doanh nghiệp” và “Thanh niên với văn hoá giao thông”…
Phong trào “Sáng tạo trẻ” được triển khai cụ thể tới từng khối đối tượng đã khuyến khích đoàn viên thanh niên thực hiện các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo với nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư giúp nhau phát triển kinh tế, sản xuất trong đoàn viên, thanh niên có những chuyển biến tích cực.
Chương trình đoàn thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương được các cấp bộ đoàn triển khai thực hiện tốt với nhiều hoạt động sôi nổi: hội thảo Đoàn thanh niên với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương; hội thi tìm hiểu kiến thức về môi trường; ra quân thực hiện đồng loạt công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường ở các cơ sở đoàn, thực hiện các ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện.
2.2. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
Được các cấp bộ đoàn chú trọng triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú gắn với từng khối đối tượng thanh niên: Vận động cán bộ công chức trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đến trường, trong nhiệm kỳ qua đã hỗ trợ gần 500 em tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó đến trường, định hướng cho học sinh THPT trong việc chọn trường, chọn nghề được quan tâm chú trọng thông qua việc tổ chức các lớp tư vấn hướng ngiệp cho học sinh.
Triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008- 2015” của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cụ thể hóa thông qua việc xây dựng Nghị quyết số 03-NQ/TĐTN, ngày 12/9/2013 về hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017. Các cấp bộ Đoàn tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; tiếp tục khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế; chủ động phối hợp với các ngành liên quan tổ chức “Ngày hội tư vấn về vay vốn, nghề nghiệp, việc làm và xuất khẩu lao động”; Sàn giao dịch việc làm; tập huấn, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, tiếp tục duy trì Văn phòng tư vấn việc làm cho thanh niên.
Chương trình hành động “Đoàn Thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2015-2020 được ban hành đã hỗ trợ tích cực cho đoàn viên, thanh niên tự lực vươn lên thoát nghèo. Thông qua chương trình đã kêu gọi được sự chung tay của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và toàn thể đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh trong việc xóa đói giảm nghèo.
3. Kết quả công tác xây dựng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân
Trong công tác cán bộ Đoàn các cấp đã có chuyển biến tích cực, đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn. Tham mưu cho Tỉnh uỷ trong công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp theo Quy chế cán bộ Đoàn gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TU Tỉnh uỷ Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015.Tham mưu kế hoạch quy hoạch, tuyển chọn và đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ năng lực, phẩm chất, trải nghiệm thực tiễn cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nhiệm kỳ đã tổ chức được 135 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở với sự tham gia của trên 10.000 cán bộ đoàn viên, thanh niên.
Triển khai xây dựng “Chi đoàn mạnh” từng bước đi vào chiều sâu, công tác đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đoàn đã được thực hiện nghiêm túc. Ban hành Nghị quyết 05- NQ/TĐTN-TCKT, ngày 14/8/2014 về việc Phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 25cơ sở Đoàn - Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số 400 đoàn viên, 10 tổ chức Hội với tổng số 400 hội viên.
Công tác nâng cao chất lương đoàn viên được thực hiện tốt với nhiều giải pháp, triển khai hiệu quảchương trìnhrèn luyện đoàn viên, cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Nam với những tiêu chí, giá trị cốt lõi là mục tiêu để đoàn viên, thanh niên hướng đến và làm theo, góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Trong nhiệm kỳ qua đã kết nạp 82.657 đoàn viên.
Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên: Hội LHTN Việt Nam tỉnh hiện có 119.687 hội viên, 1.511 chi hội trên địa bàn dân cư. Nhiệm kỳ qua nhìn chung, thanh niên Quảng Nam luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, luôn là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà; tổ chức Hội LHTN tỉnh Quảng Nam luôn đạt danh hiệu xuất sắc, trong đó có 02 năm là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Công tác Hội và phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tiêu biểu, các cấp bộ Hội trong toàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, hiệu quả, nhiều công trình phần việc được các tầng lớp thanh niên hưởng ứng tham gia hăng hái, nhiệt tình; trong đó trọng tâm là công tác triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Thành lập và duy trì hoạt động của các CLB: CLB Thầy thuốc trẻ, CLB Lưu học sinh Lào, CLB Huấn luyện viên cấp 1 trung ương tỉnh Quảng Nam và Hội doanh nhân trẻ tỉnh. Phát huy vai trò tập hợp các tổ chức thành viên tập thể trong việc mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Các cấp bộ Hội trong toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao kỹ năng, chất lượng cán bộ Hội các cấp đặc biệt là tập huấn công tác tập hợp đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo.
Công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân: Các cấp bộ đoàn đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành các kế hoạch, chương trình, nghị quyết liên quan đến công tác thanh niên. Trong công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, tập trung chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú thông qua các mô hình rèn luyện, bồi dưỡng tạo môi trường, điều kiện để đoàn viên ưu tú phấn đấu, rèn luyện đứng vào hành ngũ của Đảng, nâng cao chất lượng đoàn viên để tạo nguồn giới thiệu cho Đảng, triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ động phối hợp, giới thiệu đại biểu ưu tú của Đoàn tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tham mưu ban hành quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban Chấp hành Tỉnh đoàn, ban hành Chương trình phát triển thanh niên Quảng Nam giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu cấp uỷ Đảng, chính quyền đẩy nhanh việc tham mưu lồng ghép các chỉ tiêu mục tiêu kế hoạch phát triển thanh niên của từng địa phương vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đảm bảo thanh niên có điều kiện để tham gia vào phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
4. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ qua, các cơ sở Đoàn - Đội đã quan tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cho thiếu nhi, tạo môi trường cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Cuộc vận động thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy được đẩy mạnh. Việc triển khai Nghị quyết liên tịch 01-NQ/LT ngày 30/8/2013 về “Tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam về giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2013-2017 đạt kết quả tốt; phong trào Kế hoạch nhỏ được Hội đồng Đội các cấp tiếp tục triển khai đạt hiệu quả cao trong thiếu niên, nhi đồng, từ phong trào, nhiều công trình, phần việc măng non được thực hiện, toàn tỉnh xây dựng 22 nhà Khăn quàng đỏ trị giá 962 triệu đồng.
Triển khai hiệu quả chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Quảng Nam; trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 05 chương trình Thắp sáng ước mơ quy mô cấp tỉnh, vận động hơn hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức xã hội, các Liên đội nhằm hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Hội đồng Đội tỉnh phát động phong trào Em nuôi Khăn quàng đỏ trong các cấp bộ Đội, qua đó hỗ trợ cho hơn 555 em nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Hội đồng Đội các cấp thường xuyên được kiện toàn và hoạt động theo đúng nội dung và quy định của Hội đồng đội cấp trên. Chương trình rèn luyện phụ trách, rèn luyện đội viên, dự bị đội viên được triển khai có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nhi đồng, đội viên, liên đội, chi đội; xây dựng mô hình sao tự quản, chi đội tự quản; các hoạt động Đội được gắn với hoạt động cộng đồng vừa giúp thiếu nhi tự tin, thể hiện lòng nhân ái, chia sẻ trong học tập và sinh hoạt, vừa góp phần hình thành nhân cách của thiếu nhi.
5. Công tác quốc tế thanh niên
Kịp thời thông tin định hướng về các vấn đề quốc tế đối với thanh niên; tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối ngoại thanh niên cho cán bộ Đoàn. Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện biên bản ghi nhớ giữa Tỉnh đoàn Quảng Nam (Việt Nam) và Tỉnh đoàn Sê Kông (Lào), đồng thời tổ chức các hoạt động tình nguyện quốc tế tại tỉnh Sê Kông (Lào) với nhiều hoạt động thiết thực. Duy trì các hoạt động phối hợp với Câu lạc bộ Lưu học sinh Lào đang học tập tại Quảng Nam. Các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... được đông đảo thanh thiếu nhi tham gia.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI NHIỆM KỲ 2017-2022
Trong nhiệm kỳ tới tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phực tạp khó lường. Kinh tế nước ta và của tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhưng nhìn chung, thanh niên hiện nay có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, làm giàu trên quê hương; sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ, không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, một bộ phận có biểu hiện giảm sút niềm tin, dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
1. Mục tiêu
Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng; đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp, chăm lo giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng cho thanh niên. Xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng tổ chức, hiệu quả hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam làm nòng cốt.
2. Phương hướng chung
- Đổi mới nội dung, phương thức, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn. Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống, văn hóa cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tập trung đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, thanh thiếu niên.
- Tập trung triển khai các phong trào phát huy thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương và các chương trình đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi. Tiếp tục tập trung triển khai cụ thể hóa có hiệu quả Chương trình hành động phát triển thanh niên tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
- Triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, sinh viên thực hiện các chương trình khởi nghiệp, lập nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Tổ chức các hoạt động chăm lo cho thiếu niên nhi đồng.
- Tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; tăng số lượng và chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; chú trọng bồi dưỡng cán bộ trẻ tạo nguồn cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể; tích cực vận động và tổ chức thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội; phối hợp làm tốt công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
- Tăng cường công tác đối ngoại thanh niên; tiếp tục mở rộng nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại với Tỉnh đoàn Sê Kông (Lào); đẩy mạnh việc hướng dẫn hỗ trợ thanh niên tham gia hội nhập quốc tế.
- Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, tham mưu của Đoàn, theo hướng sát cơ sở, sát nội dung, có trọng tâm, trọng điểm, công khai minh bạch trong các chủ trương, hoạt động lớn của Đoàn; định hướng và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, yêu cầu bức xúc của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh thiếu nhi.
3. Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Quảng Nam rèn đức, luyện tài xung kích xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.
4. Các chỉ tiêu cơ bản
- Về công tác giáo dục:
+ 100% cán bộ, đoàn viên, 80% thanh niên được tiếp cận và học tập, nghiên cứu các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Đoàn.
+ 100% tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn mỗi năm giúp đỡ, cảm hoá được ít nhất 02 thanh niên chậm tiến trở nên tiến bộ.
+ 100% các huyện đoàn và tương đương có trang thông tin điện tử, mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền. Phấn đấu các huyện, thị, thành đoàn xây dựng riêng chương trình Truyền hình thanh niên.
- Các phong trào, chương trình phát huy thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương và đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi:
+ Hằng năm, 100% cơ sở Đoàn có công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.
+ Hàng năm, 100% thanh niên có nhu cầu lập doanh nghiệp, khởi nghiệp, lập nghiệp được tiếp cận thông tin, tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.
+ Hàng năm mỗi cơ sở Đoàn đăng ký, giúp đỡ cho 01 hộ gia đình đoàn viên, thanh niên thoát nghèo bền vững.
+ Trong nhiệm kỳ định hướng, tư vấn nghề nghiệp việc làm cho 75.000 đoàn viên thanh niên, giới thiệu cho 10.000 đoàn viên thanh niên có việc làm ổn định.
+ Trong nhiệm kỳ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho 800 đoàn viên thanh niên
+ Trong nhiệm kỳ thành lập mới 10 Hợp tác xã, 25 Tổ hợp tác thanh niên.
+ Trong nhiệm kỳ thành lập Câu lạc bộ tài năng trẻ cấp tỉnh.
+ 100% học sinh khối THCS, THPT được tư vấn, định hướng chọn ngành, chọn nghề.
- Công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên; xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Hằng năm kết nạp 17.000 Đoàn viên mới.
+ Hằng năm phấn đấu có 200 cán bộ, Đoàn viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hằng năm giới thiệu cho cấp uỷ 2.500 Đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng, xem xét, kết nạp; tỷ lệ Đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng đạt 70 % so với tổng số đoàn viên ưu tú.
+ Hằng năm thành lập được 10 tổ chức Đoàn- Hội, mô hình CLB, đội, nhóm trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.
+ 100% cán bộ đoàn các cấp đạt chuẩn theo quy định.
5. Các chương trình, đề án trong nhiệm kỳ
- Đề án tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành:
+ Tham mưu thành lập quỹ khởi nghiệp trong thanh niên.
- Đề án, chương trình của tổ chức Đoàn ban hành:
+ Đề án “Phổ biến giáo dục pháp luật và phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên tỉnh Quảng Nam”, giai đoạn 2017 - 2022.
+ Đề án “Tuổi trẻ Quảng Nam bảo tồn và phát huy các di sản và địa chỉ đỏ”, giai đoạn 2017 - 2022.
+ Đề án “Đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo” giai đoạn 2017 - 2022.
+ Chương trình “Đoàn thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững và “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp”.
+ Chương trình “Truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2017- 2022 là Đại hội Tiên phong- Gương mẫu - Sáng tạo- Trách nhiệm. Những quyết định của Đại hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuổi trẻ Quảng Nam được đem tài năng, sức trẻ tham gia phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên toàn tỉnh tiếp bước truyền thống, nắm chắc thời cơ, vận hội, đoàn kết, sáng tạo đóng góp xây dựng Quảng Nam phát triển nhanh bền vững sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.
Để Đại hội được tuyên truyền rộng khắp và có ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên và nhân dân trong tỉnh, Tiểu ban hoạt động tuyên truyền Đại hội xây dựng Đề cương tuyên truyền Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII. Nội dung Đề cương tuyên truyền khái quát những nét chủ yếu về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam từ ngày thành lập cho đến nay, tập trung vào những kết quả đạt được của công tác Đoàn và phong trào TTN trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2017 - 2022, cụ thể như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NAM
Ra đời từ năm 1945 đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam đã qua 5 lần đổi tên và trải qua 17 kỳ Đại hội gắn liền với sự phát triển đi lên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, các thế hệ thanh niên Quảng Nam luôn đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, năng động, sáng tạo, đi đầu trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Quảng Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
1. Tên gọi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam qua các thời kỳ
- Đoàn Thanh niên Cứu quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1945 - 1955).
- Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam, Quảng Đà (1965 - 02/1970).
- Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam, Đặc khu Đoàn Quảng Đà (1970 - 1976).
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (12/1976 - 1996).
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (1997 - đến nay).
2. Các kỳ Đại hội
* Ngày 25 - 10 - 1945, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc tại trụ sở Mặt trận Việt Minh tỉnh ở Hội An, đồng chí Trần Thượng Hàm được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tháng 4 - 1946, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ II, đồng chí Chế Viết Tấn được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Ngày 20- 3- 1947, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ III, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Trần Phát giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn .
* Tháng 6 - 1948, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ IV tại rừng thông Tam Kỳ (nay thuộc phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ), đồng chí Trần Phát được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Đỗ Xuân Biên giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1948, đồng chí Đống Ngạc được phân công giữ chức Bí thư thay đồng chí Trần Phát.
* Tháng 5 - 1949, Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Lam (Thăng Bình), đồng chí Lương Đại Đồng được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Đỗ Xuân Biên giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1950, Tỉnh ủy phân công đồng chí Lâm Quang Huyên giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Lương Đại Đồng chuyển công tác khác. Năm 1953, đồng chí Nguyễn Văn Quốc được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Năm 1962: Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà
* Tại Quảng Nam
- Cuối năm 1962, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam được thành lập. Đồng chí Trần Minh Mẫn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy kiêm Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Anh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1965, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam (tại thôn 4, xã Phước Sơn, Tiên Phước), đồng chí Nguyễn Trường Sơn giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Việt Điểu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1967, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh (tại thôn 3, xã Phước Hiệp, Tiên Phước), đồng chí Nguyễn Trường Sơn giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Việt Điểu giữ chức Phó Bí thư. Cuối năm 1968, đồng chí Bùi Hồng Việt - Tỉnh ủy viên được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Trường Sơn.
- Năm 1970, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh (tại nóc Ông Kỳ, xã Trà Nú, Bắc Trà My), đồng chí Võ Xuân Sanh bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Châu Minh Suyền, Nguyễn Hoàng Ân giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1973, Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam (tại xã Sơn Thạch, Quế Sơn), đồng chí Hồ Hoa được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Hoàng Ân, Châu Minh Suyền giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Cuối năm 1974, Tỉnh ủy điều đồng chí Hường Thắng - Tỉnh ủy viên, giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tại Quảng Đà
- Cuối năm 1962, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà được thành lập, đồng chí Trần Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy được phân công kiêm giữ chức Bí thư, đồng chí Nguyễn Trung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Đến đầu năm 1965, đồng chí Nguyễn Trung giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
- Cuối năm 1966, Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà tổ chức Đại hội tại vùng núi huyện Đại Lộc, đồng chí Trần Văn Ninh được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Đặng Thanh Đông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Năm 1968, Thành đoàn Đà Nẵng được sát nhập với Tỉnh đoàn nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Đà thành Đặc khu Đoàn Quảng Đà, đồng chí Trần Văn Ninh được cử giữ chức Bí thư; đồng chí Đặng Thanh Đông được cử giữ chức Phó Bí thư. Cuối năm 1969, bầu bổ sung đồng chí Huỳnh Liên giữ chức Phó Bí thư.
- Năm 1970, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại khu vực sông Bung, huyện Giằng, đồng chí Nguyễn Văn Đảm được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Huỳnh Liên giữ chức Phó Bí thư Đặc khu Đoàn. Đến đầu năm 1971, đồng chí Huỳnh Liên bị địch bắt và đến giữa năm 1971, đồng chí Nguyễn Văn Đảm hy sinh, đồng chí Trương Công Trợ được cử giữ chức Quyền Bí thư Đặc khu Đoàn.
- Giữa năm 1972, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại khu vực sông Bung, huyện Giằng, đồng chí Phan Văn Nghệ được bầu giữ chức Bí thư, đồng chí Phạm Đình Tấn giữ chức Phó Bí thư Đặc khu Đoàn.
- Cuối năm 1973, Đại hội Đặc khu Đoàn Quảng Đà tổ chức tại Thạnh Mỹ, huyện Giằng, đồng chí Phan Văn Nghệ được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Trương Công Trợ, Nguyễn Thị Dọng được bầu giữ chức Phó Bí thư. Đầu năm 1975, đồng chí Nguyễn Văn Chân - Bí thư Huyện ủy Điện Bàn điều về làm Bí thư Đặc khu Đoàn Quảng Đà thay đồng chí Phan Văn Nghệ chuyển công tác khác.
* Tháng 10 - 1975: Tỉnh Quảng Nam và Đặc khu ủy Quảng Đà sát nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Theo đó, tháng 11 - 1975, Tỉnh đoàn Quảng Nam và Đặc khu Đoàn Quảng Đà cũng sát nhập thành Tỉnh đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Sau khi sát nhập đồng chí Hường Thắng được phân công giữ chức Bí thư, đồng chí Châu Minh Suyền và Trương Công Trợ, Nguyễn Tấn Hoa giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng..
* Đại hồi lần thứ IX: Từ ngày 11 - 17/7/1977, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Thanh Ba được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Châu Minh Suyền, Zrum Ul được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ X: Từ ngày 29 - 30/12/1979, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Thanh Ba được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Tấn Hùng, Phan Như Lâm được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XI: Từ ngày 26 - 27/3/1984, tại Đà Nẵng, đồng chí Phan Như Lâm được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Phạm Chí Hòa, Nguyễn Văn Ngọc được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
Tháng 8 năm 1986, đồng chí Phan Như Lâm - Bí thư Tỉnh đoàn được cử đi học, đồng chí Phạm Chí Hòa - Phó Bí thư được bầu giữ chức Quyền Bí thư, đến cuối năm 1986 được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XII: Từ ngày 28 - 30/10/1987, tại Đà Nẵng, đồng chí Phạm Chí Hòa được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Tấn Thắng và Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Tháng 01 -1990, đồng chí Hoàng Tuấn Anh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh đoàn được Tỉnh ủy cử đi học. Tháng 12 - 1990, đồng chí Nguyễn Đắc Dũng được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Tấn Thắng - Phó Bí thư Tỉnh đoàn chuyển công tác khác.
- Tháng 6 - 1990, đồng chí Hoàng Tuấn Anh - Phó Bí thư được bầu giữ chức Quyền Bí thư, đến tháng 02 - 1991, được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Phạm Chí Hòa - Bí thư Tỉnh đoàn thôi giữ chức Bí thư để chuyển công tác khác.
* Đại hội lần thứ XIII: Từ ngày 18 - 19/5/1992, tại Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Văn Quy được bầu giữ chức Phó Bí thư. Tháng 8 -1995, đồng chí Hồ Văn Đắc được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư. Tiếp đến, tháng 7 - 1996, đồng chí Nguyễn Văn Quy - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn thay đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng chuyển công tác khác; đồng chí Phan Nghĩa được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Tháng 01 - 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó, Tỉnh đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được tách thành Tỉnh đoàn Quảng Nam và Thành đoàn Đà Nẵng.
- Ở Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Văn Quy được phân công giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Hữu Sáng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn lâm thời Quảng Nam.
* Đại hội lần thứ XIV: Từ 26 - 27/9/1997, tại Tam Kỳ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ XIV. Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa XIV gồm 31 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Quy được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Hữu Sáng, Vũ Văn Thẩm, Nguyễn Thùy được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 7 - 1998, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng được bầu giữ chức Bí thư thay đồng chí Nguyễn Văn Quy chuyển công tác khác.
* Đại hội lần thứ XV: Từ ngày 01 - 02/11/2002, tại Tam Kỳ, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng được bầu giữ chức Bí thư; đồng chí Vũ Văn Thẩm, Nguyễn Đức được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
- Tháng 10 - 2006, đồng chí Nguyễn Hữu Sáng chuyển công tác khác, đồng chí Vũ Văn Thẩm được cử giữ chức Quyền Bí thư và đến tháng 02 - 2007 giữ chức Bí thư; đồng chí Nguyễn Thị Thu Lan được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XVI: Từ ngày 10 - 11/11/2007, tại Tam Kỳ, đồng chí Nguyễn Thị Thu Lan được bầu giữ chức Bí thư; các đồng chí Nguyễn Dương Triều, Bùi Võ Quảng, Thái Bình được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn.
* Đại hội lần thứ XVII: Từ ngày 02-03/10/2012, tại Tam Kỳ, đồng chí Thái Bình được bầu giữ chức Bí thư, các đồng chí Đinh Nguyên Vũ, Phan Văn Bình được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 12/2014, đồng chí Phạm Thị Thanh- UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 01/2016, đồng chí Thái Bình chuyển công tác, đồng chí Đinh Nguyên Vũ được bầu giữ chức Bí thư. Tháng 9/2016, đồng chí Nguyễn Xuân Đức, Phó phòng Tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên (Ban Tổ chức Tỉnh ủy) được bầu bổ sung giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Tháng 4/2017, đồng chí Đinh Nguyên Vũ chuyển công tác, đồng chí Phạm Thị Thanh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH QUẢNG NAM LẦN THỨ XVII NHIỆM KỲ 2012 - 2017
1. Công tác giáo dục của Đoàn
Giáo dục chính trị, tư tưởng: Nhiệm kỳ qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được quan tâm, chú trọng nội dung và phương thức được đổi mới. Công tác giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền học tập các nghị quyết của Đảng được triển khai với nhiều hình thức sinh động, sáng tạo. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành và cụ thể hóa Nghị quyết số 02-NQ/TĐTN ngày 14/8/2013 của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn về “Đẩy mạnh công tác giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2017”; Triển khai thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; tập trung thực hiện chỉ thị số 02-CT/TU ngày 14/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo hướng lựa chọn nội dung hình thức phù hợp với từng khối đối tượng thanh thiếu nhi, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương đơn vị.
Công tác giáo dục truyền thống: Công tác giáo dục truyền thống được triển khai hiệu quả thường xuyên, thông qua việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Các cấp bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội, Chi đội tại địa chỉ đỏ ...
Công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống: Công tác giáo dục đạo đức lối sống được các cấp bộ Đoàn thường xuyên quan tâm coi trọng việc xác định giá trị, tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của cán bộ đoàn viên thanh niên. Các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền "8 điều nên làm và 8 điều không nên làm" tại trụ sở làm việc và website đoàn thanh niên các cấp; triển khai cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Nam thời kỳ mới; xây dựng góc truyền thống với nội dung trưng bày hình ảnh, tư liệu qua sưu tầm sách báo, bài viết về Bác Hồ trong suốt cuộc đời hoạt động… Bên cạnh đó, tập trung vào việc tuyên truyền phòng chống ma tuý, bạo lực học đường, truyền thông kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh các trường THPT, Đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Công tác thông tin tuyên truyền của đoàn: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục của các cấp bộ đoàn được phát huy hiệu quả trên các kênh thông tin, phương tiện tuyên truyền của Đoàn, qua đó đã chuyển tải được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Đoàn từ Trung ương đến các địa phương nhanh chóng, hiệu quả, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên thanh niên.
2. Kết quả triển khai phong trào hành động cách mạng của Đoàn
2.1 Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”:
Xung kích phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế là nội dung trọng tâm trong nhiệm kỳ 2012-2017, được thực hiện và đạt kết quả rõ nét trên các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và các phong trào trong từng đối tượng thanh niên. Việc hỗ trợ thanh niên nông thôn xây dựng các mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế, hình thành các Hợp tác xã, Tổ hợp tác thanh niên luôn được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chú trọng; công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên được phối hợp triển khai có hiệu quả; chương trình ”Đoàn thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững” được các cấp bộ đoàn toàn tỉnh tích cực triển khai thông qua việc tặng sinh kế, chuyển giao tiến bộ khoa học giúp thanh niên thoát nghèo bền vững.
Phong trào “Thanh niên tham gia xây dựng văn minh đô thị” được triển khai cụ thể với nhiều nội dung như: xây dựng tuyến đường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp -Văn minh - An toàn”, ra quân thực hiện Ngày chủ nhật xanh, triển khai các đội hình thanh niên xung kích tham gia điều tiết giao thông tại các trục đường chính...Phong trào “Bốn nhất”, “3 trách nhiệm” được triển khai rộng rãi trong khối thanh niên công nhân, khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ đã góp phần thực hiện hiệu quả công cuộc cải cách hành chính theo chủ trương của tỉnh với những hoạt động thiết thực.
Các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai với nhiều hình thức, phong phú đa dạng. Các hoạt động tình nguyện gắn với an sinh xã hội, thể hiện vai trò xung kích của tuổi trẻ trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.Các hoạt động xung kích bảo vệ tổ quốc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh phối hợp tuyên truyền các bộ luật mới, luật ATGT, Luật nghĩa vụ quân sự đến nhân dân, đoàn viên thanh niên. Thành lập và duy trì các đội hình thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT, đội thanh niên tự quản. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và đi đầu tổ chức thực hiện cuộc vận động “Thanh niên xây dựng văn minh đô thị”, “Xây dựng văn hoá công sở”,“Xây dựng văn hoá doanh nghiệp” và “Thanh niên với văn hoá giao thông”…
Phong trào “Sáng tạo trẻ” được triển khai cụ thể tới từng khối đối tượng đã khuyến khích đoàn viên thanh niên thực hiện các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo với nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến ngư giúp nhau phát triển kinh tế, sản xuất trong đoàn viên, thanh niên có những chuyển biến tích cực.
Chương trình đoàn thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương được các cấp bộ đoàn triển khai thực hiện tốt với nhiều hoạt động sôi nổi: hội thảo Đoàn thanh niên với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương; hội thi tìm hiểu kiến thức về môi trường; ra quân thực hiện đồng loạt công trình, phần việc thanh niên bảo vệ môi trường ở các cơ sở đoàn, thực hiện các ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện.
2.2. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
Được các cấp bộ đoàn chú trọng triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú gắn với từng khối đối tượng thanh niên: Vận động cán bộ công chức trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn đến trường, trong nhiệm kỳ qua đã hỗ trợ gần 500 em tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó đến trường, định hướng cho học sinh THPT trong việc chọn trường, chọn nghề được quan tâm chú trọng thông qua việc tổ chức các lớp tư vấn hướng ngiệp cho học sinh.
Triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008- 2015” của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cụ thể hóa thông qua việc xây dựng Nghị quyết số 03-NQ/TĐTN, ngày 12/9/2013 về hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2017. Các cấp bộ Đoàn tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm; tiếp tục khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế; chủ động phối hợp với các ngành liên quan tổ chức “Ngày hội tư vấn về vay vốn, nghề nghiệp, việc làm và xuất khẩu lao động”; Sàn giao dịch việc làm; tập huấn, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, tiếp tục duy trì Văn phòng tư vấn việc làm cho thanh niên.
Chương trình hành động “Đoàn Thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2015-2020 được ban hành đã hỗ trợ tích cực cho đoàn viên, thanh niên tự lực vươn lên thoát nghèo. Thông qua chương trình đã kêu gọi được sự chung tay của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và toàn thể đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh trong việc xóa đói giảm nghèo.
3. Kết quả công tác xây dựng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân
Trong công tác cán bộ Đoàn các cấp đã có chuyển biến tích cực, đổi mới và nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn. Tham mưu cho Tỉnh uỷ trong công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp theo Quy chế cán bộ Đoàn gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TU Tỉnh uỷ Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015.Tham mưu kế hoạch quy hoạch, tuyển chọn và đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ năng lực, phẩm chất, trải nghiệm thực tiễn cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nhiệm kỳ đã tổ chức được 135 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở với sự tham gia của trên 10.000 cán bộ đoàn viên, thanh niên.
Triển khai xây dựng “Chi đoàn mạnh” từng bước đi vào chiều sâu, công tác đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đoàn đã được thực hiện nghiêm túc. Ban hành Nghị quyết 05- NQ/TĐTN-TCKT, ngày 14/8/2014 về việc Phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 25cơ sở Đoàn - Hội trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số 400 đoàn viên, 10 tổ chức Hội với tổng số 400 hội viên.
Công tác nâng cao chất lương đoàn viên được thực hiện tốt với nhiều giải pháp, triển khai hiệu quảchương trìnhrèn luyện đoàn viên, cuộc vận động xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Nam với những tiêu chí, giá trị cốt lõi là mục tiêu để đoàn viên, thanh niên hướng đến và làm theo, góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. Trong nhiệm kỳ qua đã kết nạp 82.657 đoàn viên.
Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên: Hội LHTN Việt Nam tỉnh hiện có 119.687 hội viên, 1.511 chi hội trên địa bàn dân cư. Nhiệm kỳ qua nhìn chung, thanh niên Quảng Nam luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, luôn là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà; tổ chức Hội LHTN tỉnh Quảng Nam luôn đạt danh hiệu xuất sắc, trong đó có 02 năm là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Công tác Hội và phong trào thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả tiêu biểu, các cấp bộ Hội trong toàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, hiệu quả, nhiều công trình phần việc được các tầng lớp thanh niên hưởng ứng tham gia hăng hái, nhiệt tình; trong đó trọng tâm là công tác triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Thành lập và duy trì hoạt động của các CLB: CLB Thầy thuốc trẻ, CLB Lưu học sinh Lào, CLB Huấn luyện viên cấp 1 trung ương tỉnh Quảng Nam và Hội doanh nhân trẻ tỉnh. Phát huy vai trò tập hợp các tổ chức thành viên tập thể trong việc mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Các cấp bộ Hội trong toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao kỹ năng, chất lượng cán bộ Hội các cấp đặc biệt là tập huấn công tác tập hợp đoàn kết thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo.
Công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân: Các cấp bộ đoàn đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành các kế hoạch, chương trình, nghị quyết liên quan đến công tác thanh niên. Trong công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, tập trung chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú thông qua các mô hình rèn luyện, bồi dưỡng tạo môi trường, điều kiện để đoàn viên ưu tú phấn đấu, rèn luyện đứng vào hành ngũ của Đảng, nâng cao chất lượng đoàn viên để tạo nguồn giới thiệu cho Đảng, triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ động phối hợp, giới thiệu đại biểu ưu tú của Đoàn tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tham mưu ban hành quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban Chấp hành Tỉnh đoàn, ban hành Chương trình phát triển thanh niên Quảng Nam giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu cấp uỷ Đảng, chính quyền đẩy nhanh việc tham mưu lồng ghép các chỉ tiêu mục tiêu kế hoạch phát triển thanh niên của từng địa phương vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, đảm bảo thanh niên có điều kiện để tham gia vào phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
4. Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ qua, các cơ sở Đoàn - Đội đã quan tâm, thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống cho thiếu nhi, tạo môi trường cho thiếu nhi phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Cuộc vận động thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy được đẩy mạnh. Việc triển khai Nghị quyết liên tịch 01-NQ/LT ngày 30/8/2013 về “Tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam về giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2013-2017 đạt kết quả tốt; phong trào Kế hoạch nhỏ được Hội đồng Đội các cấp tiếp tục triển khai đạt hiệu quả cao trong thiếu niên, nhi đồng, từ phong trào, nhiều công trình, phần việc măng non được thực hiện, toàn tỉnh xây dựng 22 nhà Khăn quàng đỏ trị giá 962 triệu đồng.
Triển khai hiệu quả chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Quảng Nam; trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 05 chương trình Thắp sáng ước mơ quy mô cấp tỉnh, vận động hơn hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức xã hội, các Liên đội nhằm hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Hội đồng Đội tỉnh phát động phong trào Em nuôi Khăn quàng đỏ trong các cấp bộ Đội, qua đó hỗ trợ cho hơn 555 em nuôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Hội đồng Đội các cấp thường xuyên được kiện toàn và hoạt động theo đúng nội dung và quy định của Hội đồng đội cấp trên. Chương trình rèn luyện phụ trách, rèn luyện đội viên, dự bị đội viên được triển khai có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nhi đồng, đội viên, liên đội, chi đội; xây dựng mô hình sao tự quản, chi đội tự quản; các hoạt động Đội được gắn với hoạt động cộng đồng vừa giúp thiếu nhi tự tin, thể hiện lòng nhân ái, chia sẻ trong học tập và sinh hoạt, vừa góp phần hình thành nhân cách của thiếu nhi.
5. Công tác quốc tế thanh niên
Kịp thời thông tin định hướng về các vấn đề quốc tế đối với thanh niên; tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối ngoại thanh niên cho cán bộ Đoàn. Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện biên bản ghi nhớ giữa Tỉnh đoàn Quảng Nam (Việt Nam) và Tỉnh đoàn Sê Kông (Lào), đồng thời tổ chức các hoạt động tình nguyện quốc tế tại tỉnh Sê Kông (Lào) với nhiều hoạt động thiết thực. Duy trì các hoạt động phối hợp với Câu lạc bộ Lưu học sinh Lào đang học tập tại Quảng Nam. Các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... được đông đảo thanh thiếu nhi tham gia.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI NHIỆM KỲ 2017-2022
Trong nhiệm kỳ tới tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phực tạp khó lường. Kinh tế nước ta và của tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu - nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhưng nhìn chung, thanh niên hiện nay có sự quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, làm giàu trên quê hương; sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ, không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân, một bộ phận có biểu hiện giảm sút niềm tin, dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
1. Mục tiêu
Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng; đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp, chăm lo giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng cho thanh niên. Xây dựng tổ chức Đoàn - Hội - Đội vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng tổ chức, hiệu quả hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam làm nòng cốt.
2. Phương hướng chung
- Đổi mới nội dung, phương thức, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn. Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống, văn hóa cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Tập trung đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đoàn viên, thanh thiếu niên.
- Tập trung triển khai các phong trào phát huy thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương và các chương trình đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi. Tiếp tục tập trung triển khai cụ thể hóa có hiệu quả Chương trình hành động phát triển thanh niên tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
- Triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, sinh viên thực hiện các chương trình khởi nghiệp, lập nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Tổ chức các hoạt động chăm lo cho thiếu niên nhi đồng.
- Tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; tăng số lượng và chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng; chú trọng bồi dưỡng cán bộ trẻ tạo nguồn cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể; tích cực vận động và tổ chức thanh niên tham gia quản lý nhà nước và xã hội; phối hợp làm tốt công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
- Tăng cường công tác đối ngoại thanh niên; tiếp tục mở rộng nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại với Tỉnh đoàn Sê Kông (Lào); đẩy mạnh việc hướng dẫn hỗ trợ thanh niên tham gia hội nhập quốc tế.
- Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, tham mưu của Đoàn, theo hướng sát cơ sở, sát nội dung, có trọng tâm, trọng điểm, công khai minh bạch trong các chủ trương, hoạt động lớn của Đoàn; định hướng và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, yêu cầu bức xúc của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh thiếu nhi.
3. Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Quảng Nam rèn đức, luyện tài xung kích xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.
4. Các chỉ tiêu cơ bản
- Về công tác giáo dục:
+ 100% cán bộ, đoàn viên, 80% thanh niên được tiếp cận và học tập, nghiên cứu các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Đoàn.
+ 100% tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn mỗi năm giúp đỡ, cảm hoá được ít nhất 02 thanh niên chậm tiến trở nên tiến bộ.
+ 100% các huyện đoàn và tương đương có trang thông tin điện tử, mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền. Phấn đấu các huyện, thị, thành đoàn xây dựng riêng chương trình Truyền hình thanh niên.
- Các phong trào, chương trình phát huy thanh niên trong xây dựng và bảo vệ quê hương và đồng hành, hỗ trợ thanh thiếu nhi:
+ Hằng năm, 100% cơ sở Đoàn có công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.
+ Hàng năm, 100% thanh niên có nhu cầu lập doanh nghiệp, khởi nghiệp, lập nghiệp được tiếp cận thông tin, tư vấn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.
+ Hàng năm mỗi cơ sở Đoàn đăng ký, giúp đỡ cho 01 hộ gia đình đoàn viên, thanh niên thoát nghèo bền vững.
+ Trong nhiệm kỳ định hướng, tư vấn nghề nghiệp việc làm cho 75.000 đoàn viên thanh niên, giới thiệu cho 10.000 đoàn viên thanh niên có việc làm ổn định.
+ Trong nhiệm kỳ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho 800 đoàn viên thanh niên
+ Trong nhiệm kỳ thành lập mới 10 Hợp tác xã, 25 Tổ hợp tác thanh niên.
+ Trong nhiệm kỳ thành lập Câu lạc bộ tài năng trẻ cấp tỉnh.
+ 100% học sinh khối THCS, THPT được tư vấn, định hướng chọn ngành, chọn nghề.
- Công tác tổ chức xây dựng Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên; xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Hằng năm kết nạp 17.000 Đoàn viên mới.
+ Hằng năm phấn đấu có 200 cán bộ, Đoàn viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hằng năm giới thiệu cho cấp uỷ 2.500 Đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng, xem xét, kết nạp; tỷ lệ Đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng đạt 70 % so với tổng số đoàn viên ưu tú.
+ Hằng năm thành lập được 10 tổ chức Đoàn- Hội, mô hình CLB, đội, nhóm trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.
+ 100% cán bộ đoàn các cấp đạt chuẩn theo quy định.
5. Các chương trình, đề án trong nhiệm kỳ
- Đề án tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ban hành:
+ Tham mưu thành lập quỹ khởi nghiệp trong thanh niên.
- Đề án, chương trình của tổ chức Đoàn ban hành:
+ Đề án “Phổ biến giáo dục pháp luật và phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên tỉnh Quảng Nam”, giai đoạn 2017 - 2022.
+ Đề án “Tuổi trẻ Quảng Nam bảo tồn và phát huy các di sản và địa chỉ đỏ”, giai đoạn 2017 - 2022.
+ Đề án “Đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo” giai đoạn 2017 - 2022.
+ Chương trình “Đoàn thanh niên tham gia giảm nghèo bền vững và “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp”.
+ Chương trình “Truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2017- 2022 là Đại hội Tiên phong- Gương mẫu - Sáng tạo- Trách nhiệm. Những quyết định của Đại hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuổi trẻ Quảng Nam được đem tài năng, sức trẻ tham gia phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên toàn tỉnh tiếp bước truyền thống, nắm chắc thời cơ, vận hội, đoàn kết, sáng tạo đóng góp xây dựng Quảng Nam phát triển nhanh bền vững sớm trở thành tỉnh khá của cả nước.
Tải về: Tại đây
BAN TUYÊN GIÁO