CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CĂN CỨ ĐỊA VIỆT BẮC
- Thứ tư - 27/01/2021 10:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 28/01/1941, Cao Bằng vinh dự, tự hào thay mặt Nhân dân cả nước đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về. Người đã đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất quê hương tại cột mốc biên giới bằng đá mang số hiệu 108 có khắc Hán ngữ và Pháp ngữ ghi rõ địa phận Việt Nam (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Tại cột mốc biên giới này, Người đặt chiếc gậy tre xuống đất, vốc một nắm đất rồi ngẩng lên với đôi mắt nhòe lệ, đứng lặng hồi lâu, lòng bồi hồi, xúc động khi đặt bước chân đầu tiên lên dải đất quê hương, Bác lặng đi trong phút giây thiêng liêng được về với Tổ quốc, với đồng bào sau gần 30 năm xa cách. Người về nước đúng vào mùa xuân, mùa tươi đẹp nhất của đất trời, mùa của trăm hoa đua nở. Bước chân đầu tiên về đất mẹ cũng là giây phút Người lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai. Hình ảnh ấy đã được Nhà thơ Chế Lan Viên diễn tả lại bằng những câu thơ đầy xúc động: “... Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai...”. Từ đây, Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng trở thành đại bản doanh của căn cứ địa Việt Bắc, trở thành chiếc nôi của cách mạng nước ta và là quê hương thứ hai của người.
Tại Pác Bó - Cao Bằng, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng, Người thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất mang tên Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Ra lời hiệu triệu trong Thư kính cáo đồng bào: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng… giành tự do độc lập”[1]
Như vậy, ngay khi trở về Tổ quốc, Người chọn Cao Bằng để hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng là sự tính toán kỹ lưỡng với nhãn quan chính trị nhạy bén, sắc sảo, tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ thiên tài và chính từ tình yêu thương, gắn bó như với chính quê hương mình với mảnh đất này; Người đã xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Từ Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Đây là mốc lịch sử quan trọng dẫn tới cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tình cảm gắn bó thiêng liêng của Người với đồng bào các dân tộc Cao bằng
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng Nhân dân trong lịch sử, nên khi trở về nước, Người xác định phải “dựa vào dân”, lấy dân làm gốc, có dân là có tất cả, quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, tin dân, yêu dân, tin tưởng vào dân. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác luôn giản dị trong bộ áo chàm của đồng bào Nùng, Người hòa mình vào Nhân dân một cách tự nhiên, gần gũi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Từ trang phục đến lời nói, việc làm. Lúc thổi cơm, ngồi câu cá, khi tắm suối, ngủ rừng... Bác hòa hợp với tất cả mọi người. Không thấy một nét gì khác lạ, cách biệt, ở một người vốn là đại diện của quốc tế cộng sản, đã từng dự Đại hội Tua, từng tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới”[2]
Vào thời điểm những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực thiếu thốn, nguồn lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Rất nhiều gia đình thiếu đói, không đủ ăn, những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài, hái rau rừng để sống qua ngày… Những ngày đầu hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, Người đã thực hiện phương châm 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân các dân tộc Pác Bó. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Người luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng, không một chút nản lòng sờn chí. Chỉ cháo bẹ, rau măng, sáng bờ suối, tối vào hang, bàn đá chông chênh... mà vẫn sẵn sàng, đó là tinh thần, nghị lực của “Ông Ké” “sẵn sàng” vượt qua khó khăn, gian khổ, “sẵn sàng” hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Dù bận trăm công nghìn việc, lo làm cách mệnh giải phóng dân tộc giành lại ấm no, tự do, học hành…, nhưng Người luôn chú ý đến đời sống của những người dân bình thường nhất, như dạy nhân dân sửa lại mó nước, lấy than lọc nước về nấu ăn, cách phòng bệnh, công tác vệ sinh phòng bệnh…; phân công người lớn cứ chiều đến phải đun nước nóng tắm rửa cho các cháu nhỏ. Bản thân Người vác máng đạp lúa ra chỗ nguồn nước múc đầy nước, tắm cho các cháu nhỏ, giặt quần áo cho chúng, khi về Ông cụ bế đứa nhỏ nhất. Bác luôn ân cần hỏi thăm đến đời sống và sức khỏe của các cụ già, bà lão và con cháu. Ai cũng bảo người “cán bộ cách mệnh” già ấy tốt như bố mẹ đẻ.
Tấm lòng yêu thương đối với quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tình cảm của Người đối với đồng bào dân tộc Cao Bằng hết sức chân thành, gần gũi, không chỉ là tình cảm của vị lãnh tụ đối với đồng bào cả nước mà còn là sự tri ân đối với đồng bào đã đùm bọc, chở che, bảo vệ Đảng, bảo vệ Người trong những tháng ngày gian lao, vất vả. Người khẳng định trong sự nghiệp chung của cách Việt Nam, có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời đầy xúc động: “Tôi luôn nhớ đến những ngày tôi công tác ở tỉnh ta. Cùng mấy đồng chí trong tỉnh, trèo đèo lội suối, ở núi nằm hang. Khi thì cùng 5, 7 anh chị em bí mật tuyên truyền, huấn luyện tổ chức. Khi thì cùng các anh em du kích đánh Nhật, chống Pháp, trừ Việt gian. Anh em no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, đồng lòng một chí. Do đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự và chính trị.
Tôi không bao giờ quên được trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng, ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nó phá nhà, nó bắt người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo cho đến anh em Hoa kiều người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo, có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật là quý hóa vô cùng”[3].
Chính vì vậy, Cao Bằng Người coi là quê hương thứ hai của mình. Ngày 20/2/1961, vinh dự được Người về thăm Pác Bó, trước quang cảnh rực rỡ cờ hoa với hàng vạn đồng bào vui mừng đón “Ông Ké” ngày nào trong hào khí nước nhà tự do, độc lập, Đồng bào già trẻ gái trai ùa ra xúm xít vây quanh Người. Người thân mật hỏi:
- Bà con làm gì mà đông thế này?
- Đón Bác ạ! Năm mới chúc Bác mạnh khỏe ạ!
Người lần lượt nhìn mọi người và nói:
- Tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi!
Người về thăm Pác Bó – Cao Bằng là về thăm nhà, về thăm quê hương thứ hai của Người, thăm lại căn cứ cách mạng, thăm “quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”.
Bác nhớ lại Pác Bó năm 1941 bí mật đón Người về ở, làm việc, lãnh đạo “toàn dân ra chiến đấu”, xây dựng căn cứ địa cách mạng thành công... Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động viết bài thơ “Thăm lại hang Pác Bó” một lần nữa khắc ghi lịch sử, mãi không quên về “chiếc nôi cách mạng”, về tình cảm bền chặt của đồng bào các dân tộc Cao Bằng đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Hai mươi năm trước ở hang này
Người/ Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”[4].
Với Cao Bằng, Người luôn dành những tình cảm đặc biệt, bởi nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bước chân đầu tiên sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc, là nơi Người lựa chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của nhân dân tỉnh Cao Bằng nói riêng mà cả nước nói chung.
Tại Pác Bó - Cao Bằng, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng, Người thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất mang tên Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Ra lời hiệu triệu trong Thư kính cáo đồng bào: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng… giành tự do độc lập”[1]
Như vậy, ngay khi trở về Tổ quốc, Người chọn Cao Bằng để hoạt động và xây dựng căn cứ địa cách mạng là sự tính toán kỹ lưỡng với nhãn quan chính trị nhạy bén, sắc sảo, tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ thiên tài và chính từ tình yêu thương, gắn bó như với chính quê hương mình với mảnh đất này; Người đã xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Từ Pác Bó, Người đã nhóm lên ngọn lửa cách mạng, lan tỏa ra khắp cả nước, soi sáng, dẫn đường cho toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Đây là mốc lịch sử quan trọng dẫn tới cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tình cảm gắn bó thiêng liêng của Người với đồng bào các dân tộc Cao bằng
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng Nhân dân trong lịch sử, nên khi trở về nước, Người xác định phải “dựa vào dân”, lấy dân làm gốc, có dân là có tất cả, quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, tin dân, yêu dân, tin tưởng vào dân. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác luôn giản dị trong bộ áo chàm của đồng bào Nùng, Người hòa mình vào Nhân dân một cách tự nhiên, gần gũi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Từ trang phục đến lời nói, việc làm. Lúc thổi cơm, ngồi câu cá, khi tắm suối, ngủ rừng... Bác hòa hợp với tất cả mọi người. Không thấy một nét gì khác lạ, cách biệt, ở một người vốn là đại diện của quốc tế cộng sản, đã từng dự Đại hội Tua, từng tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới”[2]
Vào thời điểm những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực thiếu thốn, nguồn lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Rất nhiều gia đình thiếu đói, không đủ ăn, những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài, hái rau rừng để sống qua ngày… Những ngày đầu hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, Người đã thực hiện phương châm 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân các dân tộc Pác Bó. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Người luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng, không một chút nản lòng sờn chí. Chỉ cháo bẹ, rau măng, sáng bờ suối, tối vào hang, bàn đá chông chênh... mà vẫn sẵn sàng, đó là tinh thần, nghị lực của “Ông Ké” “sẵn sàng” vượt qua khó khăn, gian khổ, “sẵn sàng” hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Dù bận trăm công nghìn việc, lo làm cách mệnh giải phóng dân tộc giành lại ấm no, tự do, học hành…, nhưng Người luôn chú ý đến đời sống của những người dân bình thường nhất, như dạy nhân dân sửa lại mó nước, lấy than lọc nước về nấu ăn, cách phòng bệnh, công tác vệ sinh phòng bệnh…; phân công người lớn cứ chiều đến phải đun nước nóng tắm rửa cho các cháu nhỏ. Bản thân Người vác máng đạp lúa ra chỗ nguồn nước múc đầy nước, tắm cho các cháu nhỏ, giặt quần áo cho chúng, khi về Ông cụ bế đứa nhỏ nhất. Bác luôn ân cần hỏi thăm đến đời sống và sức khỏe của các cụ già, bà lão và con cháu. Ai cũng bảo người “cán bộ cách mệnh” già ấy tốt như bố mẹ đẻ.
Tấm lòng yêu thương đối với quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tình cảm của Người đối với đồng bào dân tộc Cao Bằng hết sức chân thành, gần gũi, không chỉ là tình cảm của vị lãnh tụ đối với đồng bào cả nước mà còn là sự tri ân đối với đồng bào đã đùm bọc, chở che, bảo vệ Đảng, bảo vệ Người trong những tháng ngày gian lao, vất vả. Người khẳng định trong sự nghiệp chung của cách Việt Nam, có sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời đầy xúc động: “Tôi luôn nhớ đến những ngày tôi công tác ở tỉnh ta. Cùng mấy đồng chí trong tỉnh, trèo đèo lội suối, ở núi nằm hang. Khi thì cùng 5, 7 anh chị em bí mật tuyên truyền, huấn luyện tổ chức. Khi thì cùng các anh em du kích đánh Nhật, chống Pháp, trừ Việt gian. Anh em no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, đồng lòng một chí. Do đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự và chính trị.
Tôi không bao giờ quên được trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng, ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và Nhật thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nó phá nhà, nó bắt người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo cho đến anh em Hoa kiều người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo, có những đồng bào nhịn ăn, nhịn mặc, bán trâu, bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật là quý hóa vô cùng”[3].
Chính vì vậy, Cao Bằng Người coi là quê hương thứ hai của mình. Ngày 20/2/1961, vinh dự được Người về thăm Pác Bó, trước quang cảnh rực rỡ cờ hoa với hàng vạn đồng bào vui mừng đón “Ông Ké” ngày nào trong hào khí nước nhà tự do, độc lập, Đồng bào già trẻ gái trai ùa ra xúm xít vây quanh Người. Người thân mật hỏi:
- Bà con làm gì mà đông thế này?
- Đón Bác ạ! Năm mới chúc Bác mạnh khỏe ạ!
Người lần lượt nhìn mọi người và nói:
- Tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi!
Người về thăm Pác Bó – Cao Bằng là về thăm nhà, về thăm quê hương thứ hai của Người, thăm lại căn cứ cách mạng, thăm “quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”.
Bác nhớ lại Pác Bó năm 1941 bí mật đón Người về ở, làm việc, lãnh đạo “toàn dân ra chiến đấu”, xây dựng căn cứ địa cách mạng thành công... Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động viết bài thơ “Thăm lại hang Pác Bó” một lần nữa khắc ghi lịch sử, mãi không quên về “chiếc nôi cách mạng”, về tình cảm bền chặt của đồng bào các dân tộc Cao Bằng đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Hai mươi năm trước ở hang này
Người/ Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”[4].
Với Cao Bằng, Người luôn dành những tình cảm đặc biệt, bởi nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bước chân đầu tiên sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc, là nơi Người lựa chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Đó là vinh dự, là niềm tự hào của nhân dân tỉnh Cao Bằng nói riêng mà cả nước nói chung.
ThS. Lê Thị Thu Thảo
Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa họcTrường Chính trị tỉnh Quảng Nam
Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa họcTrường Chính trị tỉnh Quảng Nam
[1]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. 2011, t.3, t.230
[2]Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta, Nxb. Sự thật, HN. 1990, tr47-48.
[3]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2011, t.5, tr.238.
[4]Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.8, tr.31-32.