Lịch sử và ý nghĩa Ngày gia đình Việt Nam (28-6)
- Thứ năm - 21/06/2018 09:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, việc quan tâm đến gia đình là đúng vì: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".
1. Lịch sử Ngày Gia đình Việt Nam
Thực hiện lời Bác, ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 55- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam,nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.
3. Cách thu hẹp khoảng cách thế hệ trong các gia đình
* Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp là một cách rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ. Nói chuyện với con trẻ, hiểu thế giới của chung, và cố gắng giúp chúng hiểu sự khác biệt như thế nào giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Chính sự tương tác này giúp cho hai hoặc nhiều thế hệ có thể dần hiểu được những thói quen, lối suy nghĩ, truyền thống của nhau, qua đó hiểu và nhận diện được những sự khác biệt này một cách rõ ràng nhất, tránh xảy ra những hiểu lầm sau này. Lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ của họ. Một sự giao tiếp cởi mở là một cách rất lành mạnh để thu hẹp khoảng cách thế hệ.
* Hãy cập nhật các xu hướng hiện tại
Nếu bạn muốn hiểu và bắt kịp với những tiến bộ mà con trẻ đang áp dung, bạn cần phải hiểu về thế giới của chúng, ngôn ngữ chúng sử dụng, và biết các xu hướng và công nghệ mà khiến giới trẻ hiện nay phát sốt. Nếu bạn làm được như vậy, thông tin liên lạc giữa bạn và thế hệ sau sẽ dễ dàng hơn và bạn cũng có thể để mắt đến chúng nhiều hơn.
* Đừng so sánh
Mỗi một thế hệ đều được sinh ra và trưởng thành trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Đừng bao giờ ép buộc các thế hệ sau phải suy nghĩ hay so sánh hành động chúng làm với giai đoạn sống của mình. Nếu lối suy nghĩ cổ hủ này bị ăn sâu vào những thế hệ tiếp, chúng sẽ khiến con trẻ trở thành những kẻ tụt hậu trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hãy chấp nhận thực tế đó là mọi thứ xung quanh đã thay đổi đáng kể so với quá khứ khi bạn lớn tuổi. Vì vậy, đừng so sánh và hãy cho phép thế hệ sau được tận hưởng và sống trong cái thế giới thực tại chúng được sinh ra các bạn nhé!
* Sự linh hoạt
Sự linh hoạt là điều mà các bậc phụ huynh cần nhớ khi muốn thu hẹp khoảng cách với con cái. Sự linh hoạt này cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con trẻ để giúp chúng phát triển một cách đúng và không được đi quá đà. Vai trò của các bậc phụ huynh là điều không kém phần quan trọng. Cha mẹ nên dễ chấp nhận thay đổi và linh hoạt hơn trong ý tưởng của họ. Bạn cần phải hiểu được nhu cầu ngày càng tăng của trẻ em của bạn và giúp họ phát triển theo thời gian.
* Dạy thế hệ sau về những giá trị cốt lõi gia đình
Thời gian cố thể tiếp tục thay đổi nhưng điều đó không có nghĩa là những giá trị truyền thống, cót lõi của gia đình bị mai một, mất đi. Các bậc phụ huynh cần dạy cho con trẻ việc tôn trọng và tuân theo những giá trị này một phần là truyền thống thật nhưng chúng sẽ giúp cho chúng trở thành những con người đứng đắn, có nhân cách mặc dù sống trong thế giới hiện đại.
Giao tiếp là một cách rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ. Nói chuyện với con trẻ, hiểu thế giới của chung, và cố gắng giúp chúng hiểu sự khác biệt như thế nào giữa thế hệ trước với thế hệ sau. Chính sự tương tác này giúp cho hai hoặc nhiều thế hệ có thể dần hiểu được những thói quen, lối suy nghĩ, truyền thống của nhau, qua đó hiểu và nhận diện được những sự khác biệt này một cách rõ ràng nhất, tránh xảy ra những hiểu lầm sau này. Lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ của họ. Một sự giao tiếp cởi mở là một cách rất lành mạnh để thu hẹp khoảng cách thế hệ.
* Hãy cập nhật các xu hướng hiện tại
Nếu bạn muốn hiểu và bắt kịp với những tiến bộ mà con trẻ đang áp dung, bạn cần phải hiểu về thế giới của chúng, ngôn ngữ chúng sử dụng, và biết các xu hướng và công nghệ mà khiến giới trẻ hiện nay phát sốt. Nếu bạn làm được như vậy, thông tin liên lạc giữa bạn và thế hệ sau sẽ dễ dàng hơn và bạn cũng có thể để mắt đến chúng nhiều hơn.
* Đừng so sánh
Mỗi một thế hệ đều được sinh ra và trưởng thành trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Đừng bao giờ ép buộc các thế hệ sau phải suy nghĩ hay so sánh hành động chúng làm với giai đoạn sống của mình. Nếu lối suy nghĩ cổ hủ này bị ăn sâu vào những thế hệ tiếp, chúng sẽ khiến con trẻ trở thành những kẻ tụt hậu trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hãy chấp nhận thực tế đó là mọi thứ xung quanh đã thay đổi đáng kể so với quá khứ khi bạn lớn tuổi. Vì vậy, đừng so sánh và hãy cho phép thế hệ sau được tận hưởng và sống trong cái thế giới thực tại chúng được sinh ra các bạn nhé!
* Sự linh hoạt
Sự linh hoạt là điều mà các bậc phụ huynh cần nhớ khi muốn thu hẹp khoảng cách với con cái. Sự linh hoạt này cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con trẻ để giúp chúng phát triển một cách đúng và không được đi quá đà. Vai trò của các bậc phụ huynh là điều không kém phần quan trọng. Cha mẹ nên dễ chấp nhận thay đổi và linh hoạt hơn trong ý tưởng của họ. Bạn cần phải hiểu được nhu cầu ngày càng tăng của trẻ em của bạn và giúp họ phát triển theo thời gian.
* Dạy thế hệ sau về những giá trị cốt lõi gia đình
Thời gian cố thể tiếp tục thay đổi nhưng điều đó không có nghĩa là những giá trị truyền thống, cót lõi của gia đình bị mai một, mất đi. Các bậc phụ huynh cần dạy cho con trẻ việc tôn trọng và tuân theo những giá trị này một phần là truyền thống thật nhưng chúng sẽ giúp cho chúng trở thành những con người đứng đắn, có nhân cách mặc dù sống trong thế giới hiện đại.
BAN TUYÊN GIÁO TỔNG HỢP