Về bức ảnh quý Bác Hồ với đội viên
- Thứ sáu - 15/05/2020 15:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh
ẢNH: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH BÀ BÍCH NGỌC
Kỷ niệm vô giá với bác
Đến bây giờ, dù ở tuổi 73, bà Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1947, tại Hải Hậu, Nam Định) vẫn nhớ như in những kỷ niệm với Bác Hồ để có bức ảnh lịch sử này. Năm 1954, giải phóng thủ đô, bà theo cha mình về Hà Nội. Khi đang là học sinh tiểu học Trường Trưng Vương, may mắn đến với người đội viên nhỏ khi được chọn để biên chế vào đội thiếu nhi tặng hoa trực thuộc Cục Lễ tân (Bộ Ngoại giao). Bà Nguyễn Bích Ngọc nhớ lại khoảnh khắc trước khi bức ảnh ra đời: “Hôm đó là lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trước khi vào chụp ảnh, Bác Hồ xoa đầu tôi rồi quay sang Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hỏi: “Cháu Bích Ngọc là con ai?”. Thủ tướng đáp: “Thưa Bác, cháu Bích Ngọc là con gái đồng chí Nguyễn Văn Hoan, học trò khóa đầu tiên Bác huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc) đấy ạ”.
Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh là bức ảnh tư liệu gốc có giá trị to lớn về lịch sử. Một bức ảnh hiếm hoi được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong hơn nửa thế kỷ qua nhưng ít người biết đến người đội viên trong ảnh là ai. Bức ảnh lại ra đời vào thời điểm kỷ niệm 20 năm thành lập Đội TNTP, nên càng vô cùng có ý nghĩa.
Ông Nguyễn Hạnh, Phó tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay
Cũng theo tiết lộ của bà Bích Ngọc, người chụp bức ảnh là một nhân viên Cục Lễ tân. “Thực ra, do bức ảnh đóng vai trò đại diện cho thiếu nhi cả nước với Bác Hồ, nên suốt một thời gian dài truyền thông không nhất thiết phải truy tìm danh tính người đội viên có được vinh dự may mắn này”, bà Bích Ngọc nói.
Với góc nhìn lịch sử, gia đình bà Nguyễn Bích Ngọc đã liên hệ nhà sử học Dương Trung Quốc, người hiểu rõ về gia đình cụ Nguyễn Văn Hoan (nguyên Viện trưởng Viện Công tố phúc thẩm 16 tỉnh miền Bắc, nguyên Phó ban Nghiên cứu lịch sử Đảng - Trưởng ban là đồng chí Trường Chinh) là thân sinh bà Nguyễn Bích Ngọc, để cung cấp các tư liệu gốc.
Xác nhận của Viện Bảo tàng Cách mạng VN ghi rõ thời điểm bức ảnh được chụp là “nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh”. Mặt sau có bút tích ký xác nhận của Viện Bảo tàng Cách mạng VN: “Kính biếu bác Nguyễn Văn Hoan tấm ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho cháu Bích Ngọc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hà Nội ngày 01-06-1961. K/t Viện trưởng: Đặng Xuân Thiều”.
Như vậy, từ 15.5.1941 - 15.5.1961, chính mốc sự kiện 20 năm và dịp 1.6.1961, nghĩa là chỉ 17 ngày sau khi ảnh được chụp thì lãnh đạo Viện bảo tàng đã ký tên, đóng dấu gửi đề tặng thân sinh bà Bích Ngọc và bức ảnh trở thành một báu vật vô giá của gia đình bà.
Bút tích có chữ ký xác nhận của Viện Bảo tàng Cách mạng VN |
Cảm động và tự hào
Sau này, thấy bức hình Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh xuất hiện dày đặc trên các ấn phẩm sách báo và giấy khen thưởng Cháu ngoan Bác Hồ của Đội TNTP, bà Bích Ngọc vô cùng cảm động. Bà thường kể cho con cháu nghe về những kỷ niệm với Bác Hồ. Anh Trần Quốc Dũng, con trai trưởng của bà Bích Ngọc, tâm sự: “Mẹ tôi thường hay hồi tưởng về thời niên thiếu, giai đoạn sinh hoạt trong đội thiếu nhi vào tặng hoa Phủ Chủ tịch, được ở gần bên Người - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, với sự vinh dự và niềm tự hào vô cùng. Cảm động nhất, ít ai biết người thay mặt Viện Bảo tàng Cách mạng VN ký tặng bức ảnh này cho ông ngoại tôi là nhà thơ Đặng Xuân Thiều (1909 - 1965), khi ấy đang là phó viện trưởng (sau này là viện trưởng) - người bạn tù Côn Đảo kiên trung cùng ông”.
Cũng như bà Nguyễn Bích Ngọc, ngày còn đi học, cứ mỗi khi đến trường nhìn ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh, anh Dũng như luôn thấy mẹ hiện diện trong suốt thời niên thiếu. “Không riêng gì tôi, tất cả con cháu trong đại gia đình cụ Nguyễn Văn Hoan luôn coi đây như vinh dự lớn, một động lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Ngọn lửa ấy đã và vẫn sẽ mãi truyền sang các thế hệ nối tiếp”, anh Dũng chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Bích Ngọc, sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội chuyên ngành hóa công nghiệp, về công tác tại Bộ Công nghiệp. Đến tháng 5.1975, cô đội viên nhỏ nhắn năm nào lên đường vào miền Nam tiếp quản Trường ĐH Cần Thơ. Năm 1985, bà chuyển công tác về Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, làm việc đến tuổi hưu. Bà có 2 người con trai và hiện đang sống yên bình tại TP.HCM.
Bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh vẫn do ông Nguyễn Văn Hoan lưu giữ từ khi gia đình nhận từ Viện bảo tàng. Tháng 2.1991, sau khi cụ mất, gia đình và Ban Tổ chức T.Ư cùng soạn, hệ thống lại các tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ và tổ chức trao lại bức ảnh lịch sử cho bà Bích Ngọc. Theo đề nghị của nhà sử học Dương Trung Quốc, gia đình đang lựa chọn thời điểm thích hợp để trao tặng Viện Bảo tàng Cách mạng VN (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN), nhằm góp phần giữ gìn và tôn vinh giá trị di sản của bức ảnh quý.
Cũng như bà Nguyễn Bích Ngọc, ngày còn đi học, cứ mỗi khi đến trường nhìn ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh, anh Dũng như luôn thấy mẹ hiện diện trong suốt thời niên thiếu. “Không riêng gì tôi, tất cả con cháu trong đại gia đình cụ Nguyễn Văn Hoan luôn coi đây như vinh dự lớn, một động lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Ngọn lửa ấy đã và vẫn sẽ mãi truyền sang các thế hệ nối tiếp”, anh Dũng chia sẻ.
Còn bà Nguyễn Bích Ngọc, sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội chuyên ngành hóa công nghiệp, về công tác tại Bộ Công nghiệp. Đến tháng 5.1975, cô đội viên nhỏ nhắn năm nào lên đường vào miền Nam tiếp quản Trường ĐH Cần Thơ. Năm 1985, bà chuyển công tác về Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, làm việc đến tuổi hưu. Bà có 2 người con trai và hiện đang sống yên bình tại TP.HCM.
Bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho Đội TNTP Hồ Chí Minh vẫn do ông Nguyễn Văn Hoan lưu giữ từ khi gia đình nhận từ Viện bảo tàng. Tháng 2.1991, sau khi cụ mất, gia đình và Ban Tổ chức T.Ư cùng soạn, hệ thống lại các tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ và tổ chức trao lại bức ảnh lịch sử cho bà Bích Ngọc. Theo đề nghị của nhà sử học Dương Trung Quốc, gia đình đang lựa chọn thời điểm thích hợp để trao tặng Viện Bảo tàng Cách mạng VN (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN), nhằm góp phần giữ gìn và tôn vinh giá trị di sản của bức ảnh quý.