Nuôi ý chí vượt khó thoát nghèo, Y Phụng (SN 2007, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn) từ nhỏ đã không ngừng nỗ lực học tập. Em mơ ước gắn bó với nghề quản trị khách sạn và du lịch, lan tỏa đến bạn bè trong nước và quốc tế vẻ đẹp con người và cảnh vật Phước Sơn.
Hơn 5 năm qua, cô Hồ Thị Thanh Thảo - giáo viên Trường Mẫu giáo Hướng Dương (xã Trà Dơn, Nam Trà My) đã mang con chữ đến cho trẻ em vùng cao Nam Trà My, hết lòng vì sự nghiệp trồng người nơi bản làng xa xôi.
Một người là “mẹ đỡ đầu” của những đứa trẻ dân tộc Co, chăm lo từng bữa cơm, từng con chữ. Một người rong ruổi khắp các bản làng, mang kiến thức, cơ hội cho người nghèo tiếp cận vốn vi mô... Những hành trình thầm lặng ấy đã góp phần tô thắm vẻ đẹp của "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".
Vượt lên căn bệnh tim, cô giáo Hồ Thị Phú (SN 1995, thôn 2, xã Trà Vinh, Nam Trà My) không quản nhọc nhằn, khó khăn, vẫn miệt mài bám trường để “ươm” những mầm xanh trên núi.
Hơn 10 năm gắn bó với vùng cao, thầy giáo Nguyễn Thành Công (SN 1990, quê ở xã Tam Đàn, Phú Ninh) đã tạo được ấn tượng trong lòng học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp bởi sự nhiệt huyết, tận tâm và trách nhiệm. Thầy vừa được Ban chấp hành Trung ương Đoàn vinh danh là một trong 99 nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024.
Với tư duy đổi mới, chị Phạm Thị Nhân đã khởi nghiệp thành công bằng mô hình nuôi gà ác bằng cách cho nghe… nhạc.
36 thanh niên được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024, là chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh; giám đốc hợp tác xã, hộ kinh doanh, trang trại.
Đoàn phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn vừa biểu dương em Lâm Bảo Hoàng - học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Lê Tự Nhất Thống về hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người mất.
Mong muốn mọi người yêu thích môn Lịch sử, em Võ Thị Thủy Tiên, lớp 5A Trường Tiểu học số 1 (Duy Nghĩa, Duy Xuyên) đã sáng tạo mô hình động mô phỏng chiến thắng sông Bạch Đằng bằng những vật dụng tái chế…
Mặc dù chưa đến thời điểm khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng nhiều thanh niên tại thị xã Điện Bàn đã tạm gác những dự định riêng và viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2025.
Đó là Thái Nguyễn Vân Giang - sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại thương TP.Hồ Chí Minh, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) và Lê Quỳnh Anh - học sinh lớp 12 chuyên Anh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm; cả hai cùng quê Tam Kỳ.
Cuối tuần, nhóm bạn trẻ đoàn viên thanh niên“phượt” lên núi, cõng nhiều phần quà ý nghĩa, nấu bữa ăn thiện nguyện cho bà con và các em nhỏ vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam)
Nhiều thanh niên ở huyện Quế Sơn tự nguyện viết đơn tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025 với mong muốn cống hiến sức trẻ và được rèn luyện, trưởng thành trong môi trường quân đội.
Mười lăm năm công tác tại huyện miền núi Đông Giang, thấm thía nỗi vất vả của đồng bào Cơ Tu, thương học trò còn thiếu thốn nhiều thứ, cô giáo Nguyễn Thị Hạ Lựu luôn tâm niệm làm hết sức mình để giúp đỡ học sinh và đồng bào Cơ Tu vơi bớt nhọc nhằn.
Thúy nói chị đang học tập để như một phiên bản của Nick Vujisic - chàng trai người gốc Serbia bị dị tật bẩm sinh nhưng đã đi hơn 50 quốc gia để truyền cảm hứng vượt trên số phận.
Từ miền núi đến đồng bằng, hải đảo, thanh niên Quảng Nam thể hiện dấu ấn nổi bật qua những công trình, phần việc thiết thực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, được chính quyền các cấp và người dân đánh giá cao.
"Hành trình và trao giải thưởng Thanh niên sống đẹp" là giải thưởng cao quý của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức. Năm nay chương trình vinh danh 20 tấm gương lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng.
Ngày 7/10, tại Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần thứ I (nhiệm kỳ 2024 - 2029) với sự tham dự của 133 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu thanh niên khuyết tật cả nước.
Anh Hiên Cuôn - thủ lĩnh "biệt đội" thợ xây miễn phí miền biên viễn đang miệt mài "xây" nên những ước mơ, thắp hy vọng cho bà con khó khăn có một mái ấm che nắng, che mưa. Khi trở thành một trong những người nhận Giải thưởng Thanh niên Sống đẹp năm 2024, với anh, thông điệp về sống đẹp đơn giản là "giúp đời, giúp người".
Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.