Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Lợi dụng quyền dân chủ để chống phá chế độ

Thứ sáu - 24/02/2023 11:26

Lợi dụng quyền dân chủ để chống phá chế độ

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 23/12/2022 của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi), hiện nay việc lấy ý kiến đang diễn ra rộng rãi trên quy mô cả nước. Ðiều này không chỉ nhằm phát huy quy chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, mà còn là sự huy động trí tuệ tập thể, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng với việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi).
 

 


Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) trên địa bàn phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng. (Ảnh: Vũ Thủy/nhandan.vn))
Trên cơ sở yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành một cách dân chủ, khách quan, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, lựa chọn hình thức phù hợp, thuận lợi cho nhân dân, thời gian qua việc tổ chức lấy ý kiến người dân cho dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) được triển khai rộng rãi.

Cụ thể 9 nội dung trọng tâm để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai; quy định về hộ gia đình quản lý sử dụng đất.

Sau gần 2 tháng triển khai (từ ngày 3/1/2023 đến nay), việc lấy ý kiến đã thu được những kết quả rất tích cực. Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thể hiện ý thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đã được gửi đến ban tổ chức. Hầu hết các ý kiến đóng góp đều nhận định, dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) có phạm vi mở rộng hơn, cụ thể hơn, những nội dung quy định trong bản dự thảo là khá hợp lý, sát với thực tiễn; phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân.

Nhiều ý kiến của các độc giả trên các trang mạng xã hội, báo điện tử bày tỏ sự ủng hộ, đồng thuận với các quy định trong dự thảo; đồng thời thể hiện sự tin tưởng vào tính đúng đắn, khoa học, vì lợi ích nhân dân của bản dự thảo, thể hiện sự tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, trên tinh thần xây dựng, có ý kiến hướng tới việc cần thống nhất nhận thức, tránh phát sinh những bất cập, khiếu kiện trong quá trình thực hiện pháp luật về đất đai; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.

Cụ thể, liên quan đến quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, có ý kiến cho rằng cần làm rõ mục đích, tiêu chí những trường hợp phải thu hồi, nên có quy định cho những trường hợp cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương để địa phương chủ động thực hiện; cần thể chế hóa các quy định nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi có quyết định thu hồi đất; việc bồi thường thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, kịp thời và đúng quy định; cần nghiên cứu, bổ sung các loại đất về đất công trình cấp nước sạch, thoát nước mưa và nước thải cũng như rà soát, bổ sung trong nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các loại đất của các công trình này; chỉ rõ quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất của các công trình xây dựng ngầm trong dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi)... Ðây là những góp ý thể hiện rất rõ tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ của người dân đối với vấn đề đất đai.

Tuy nhiên, bên cạnh những góp ý mang tính tích cực với tinh thần xây dựng đã xuất hiện một số ý kiến lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc, gây rối, cố tình làm "trầm trọng hóa" các vấn đề nhạy cảm, phức tạp liên quan đến đất đai nhằm thực hiện mưu đồ đen tối. Trên mạng xã hội xuất hiện một số luận điệu tuy mang danh "góp ý" song cố tình xuyên tạc rằng "Nhà nước Việt Nam tiến hành sửa đổi Luật Ðất đai là để thao túng thị trường đất đai, nhằm mang lại lợi ích cho những cá nhân hay nhóm lợi ích nhất định chứ không phải vì lợi ích của nhân dân".

Ðể chứng minh cho quan điểm của mình, các đối tượng đã viện dẫn, cắt gọt, xuyên tạc phát ngôn của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, coi đó là "bằng chứng để tố cáo"; đồng thời cho rằng, "trên thực tế hàng chục năm qua có sự cài cắm lợi ích cục bộ vào trong luật" cho nên dù luật Việt Nam có nhiều lần sửa đổi thì "do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc" dẫn đến "xây dựng luật chắp vá, phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên... Nhất là Luật Ðất đai không rõ ràng, các địa phương mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu...".

Qua đó, các đối tượng muốn hướng lái người dân tới quan điểm dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) lần này là một sản phẩm "chắp vá", "không rõ ràng" "ảnh hưởng của lợi ích nhóm"… và ngụ ý rằng, việc "lấy ý kiến góp ý" cho dự thảo này chỉ là "hình thức", là "chiêu bài mị dân" của Việt Nam. Ðồng thời, chúng cố tình xuyên tạc mục đích tốt đẹp của việc sửa đổi Luật Ðất đai nói riêng và các bộ luật khác của Việt Nam nói chung.

Trên các trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử, báo điện tử, các thế lực thù địch liên tục lập những "nick ảo", tài khoản giả mạo người dân để tham gia "bình luận", "chia sẻ" những thông tin, bài viết liên quan đến các vụ việc về đất đai với góc nhìn lệch lạc, tiêu cực, nhằm kích động người dân, tạo tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với luật pháp và chính quyền.

Đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 14/11/2022. (Ảnh: Duy Linh/nhandan.vn)

Thực chất những luận điệu mà các đối tượng chống phá đưa ra không mới, vẫn là "bổn cũ soạn lại" nhưng nhân danh "góp ý dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi)" với mục đích làm cho nhân dân không tin tưởng vào việc lấy ý kiến, bất hợp tác với chính quyền. Ngoài ra, các thế lực thù địch còn thực hiện âm mưu chống phá việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) bằng hình thức gián tiếp.

Các đối tượng muốn hướng lái người dân tới quan điểm dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) lần này là một sản phẩm "chắp vá", "không rõ ràng" "ảnh hưởng của lợi ích nhóm"… và ngụ ý rằng, việc "lấy ý kiến góp ý" cho dự thảo này chỉ là "hình thức", là "chiêu bài mị dân" của Việt Nam. Ðồng thời, chúng cố tình xuyên tạc mục đích tốt đẹp của việc sửa đổi Luật Ðất đai nói riêng và các bộ luật khác của Việt Nam nói chung.

Cụ thể, những đối tượng này liên tục đăng tải những bài viết liên quan đến câu chuyện đất đai như các chính sách gây tranh cãi, những sai phạm về đất đai, thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng... nhằm tạo ấn tượng, hình ảnh xấu và cái nhìn tiêu cực, bất mãn trong nhân dân. Họ "đào xới" lại những câu chuyện, hình ảnh "bi thương" của người dân, của vùng đất mà theo họ là "nạn nhân" từ các sai phạm về thu hồi đất.

Ðây là một hình thức chống phá khá thâm độc, khó nhận diện bởi không trực tiếp nhằm vào việc góp ý dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) lần này nhưng việc cố tình đăng tải các câu chuyện liên quan đến những tiêu cực về đất đai trong thời điểm hiện tại chính là nhằm gây ác cảm cho người dân đối với việc góp ý dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi), từ đó không tích cực tham gia góp ý, thậm chí bất hợp tác, không tin tưởng vào hiệu quả của việc lấy ý kiến cho dự thảo.

Trên thực tế, việc lấy ý kiến dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi lẽ Luật Ðất đai không chỉ là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống pháp luật về đất đai mà còn có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách quy định trong rất nhiều luật khác do đó rất cần huy động sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi).

Việc tham gia góp ý cho dự thảo cũng chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân; tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động không ngừng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn, với những hình thức khác nhau để tấn công vào nền tảng tư tưởng của Ðảng, chống phá chủ trương, chính sách, đường lối và pháp luật của Ðảng và Nhà nước.

Ðặc biệt, mỗi khi đất nước có sự kiện quan trọng diễn ra, ngay lập tức các đối tượng nêu trên sẽ dùng mọi thủ đoạn để chống phá, trong đó có việc dùng những bài viết, thông tin trái chiều, tiêu cực, xuyên tạc… liên quan đến sự kiện, hòng kích động, gây hoang mang dư luận. Với các thủ đoạn ngày càng thâm độc, tinh vi, khó nhận diện, ẩn mình dưới vô vàn những vỏ bọc khác nhau, những đối tượng này triệt để lợi dụng quyền "tự do ngôn luận", thực hiện "quyền dân chủ" để chống phá chế độ. Do đó mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để không bị lôi kéo, dẫn dắt, tin, nghe theo các thông tin xấu độc.

Việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) đã đi được hơn một nửa chặng đường, đây cũng chính là thời điểm chúng ta cần tiếp tục tăng cường thông tin chính thống, kịp thời có sự định hướng đúng đắn về những kết quả đã đạt được, giải đáp thắc mắc, phản hồi những góp ý, ý kiến còn bức xúc của nhân dân liên quan đến các vấn đề đất đai.

Ðồng thời cần kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu lợi dụng việc "góp ý" để gây rối an ninh trật tự, chống phá chế độ, xuyên tạc chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; xuyên tạc mục đích của việc lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo lần này.

Ðây là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết góp phần để việc lấy ý kiến người dân vào dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) được hiệu quả, thực chất, có tính khả thi, đồng thời góp phần bảo vệ chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng và Nhà nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, và chế độ xã hội chủ nghĩa./.

TS. NGÔ THỊ NỤ (nhandan.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
tinh nguyen 1 1024x235
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:2947 | lượt tải:731

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:2159 | lượt tải:740

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:2449 | lượt tải:658

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:3388 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2824 | lượt tải:771
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây