Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trả lời các câu hỏi của cán bộ, ĐVTN sau chương trình đối thoại trực tuyến, ngày 24/3/2018

Thứ năm - 04/10/2018 08:21
Web.ĐTN: Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời các câu hỏi của cán bộ, đoàn viên thanh niên sau chương trình đối thoại trực tuyến giữa Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong với đoàn viên thanh niên ngày 24/3/2018.
 I. VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC CỦA ĐOÀN
 
* Giải pháp của Đoàn trong việc phát huy tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước, tình yêu biển đảo Tổ quốc trong thanh thiếu nhi
1. Bạn Nguyễn Văn Trọng, huyện Thanh Hà, Hải Dương: Theo đồng chí, hiện nay tinh thần, ý chí trong bảo vệ Tổ quốc của thanh niên còn được mạnh mẽ như thế hệ cha anh đi trước trong giai đoạn đất nước có chiến tranh hay không? Cần làm gì để nâng cao lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc?

2. Từ email lucasho@my.smccd.edu: Trong bối cảnh cả nước đang tưởng niệm Gạc Ma cũng như việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa, Biển Đông, các thế hệ thanh niên Việt Nam mấy năm qua hầu như không được biết đến các sự kiện này. Đồng chí thấy vai trò của mình cũng như của Đoàn như thế nào? TW Đoàn có hành động thế nào trong thời gian tới để tuyên truyền tình yêu biển đảo, Tổ quốc cũng như sự hiểu biết lịch sử đến thế hệ thanh niên hiện nay).  

Trả lời 1+2 :
Có thể nói, tinh thần, ý chí bảo vệ Tổ quốc luôn thường trực trong mỗi con người Việt Nam, tinh thần ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ khi đất nước gặp chiến tranh, bị đe dọa bởi các thế lực thù địch. Trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh bom đạn đã qua đi, nhưng những nguy cơ đe dọa nền hòa bình, độc lập dân tộc và lãnh thổ đất nước vẫn luôn hiện hữu. Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, trong đó đối tượng hướng tới là thanh niên. Ý thức rõ điều đó, trong những năm qua, Đoàn Thanh niên tiếp tục tổ chức các hoạt động phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, xây dựng nội dung, cơ chế, chính sách, biện pháp thực hiện mang tính chiến lược nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh nơi biên giới, hải đảo. Để cổ vũ, nâng cao lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên tập trung tổ chức các chương trình, hoạt động có tính giáo dục đồng loạt, rộng khắp nhân các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc, của Đoàn, Hội, Đội. Thường xuyên tổ chức các hoạt động về nguồn, đến với địa danh lịch sử, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích văn hóa để giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền ca khúc cách mạng; định kỳ tổ chức Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng với chủ đề “Giai điệu Tổ quốc”. Tiếp tục tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ. Tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam như “Tự hào Việt Nam”, “Nhà sử học nhỏ tuổi”... Bên cạnh đó, Đoàn sẽ tiếp tục tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chế độ chính sách khuyến khích đoàn viên, thanh niên, tri thức trẻ tham gia các dự án xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tình nguyện lập nghiệp, lao động và công tác tại khu vực biên giới, ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dài ngày trên biển, vừa phát triển kinh tế vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, biển đảo của Tổ quốc, củng cố quốc phòng an ninh ở các xã vùng biên giới, hải đảo.

Đoàn Thanh niên chú trọng giáo dục lòng yêu nước gắn liền với tình yêu biển đảo Tổ quốc cho thanh thiếu nhi. Để tuyên truyền về tình yêu biển đảo, nâng cao hiểu biết của tuổi trẻ Việt Nam đối với chủ quyền biển đảo, các cấp bộ đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động hướng về biển đảo, nổi bật như: triển khai các hoạt động thực hiện Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo” giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân; Hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" được tổ chức hằng năm từ năm 2008 đến nay; Triển lãm “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” tại các trường học; tập huấn kiến thức về chủ quyền biển đảo cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên; triển khai chương trình “Trường Sa xanh”, hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam hàng năm, Ngày hội Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”...

Hằng năm, Trung ương Đoàn và nhiều tỉnh, thành  đoàn triển khai Chương trình “Xuân biên giới, tết hải đảo”; tổ chức thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại địa phương giáp biên giới, các điểm đảo của Tổ quốc; tuyên truyền về tình yêu biển đảo Tổ quốc. Thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động hơn nữa với nhiều hình thức đổi mới sáng tạo giúp đoàn viên thanh niên nâng cao hiểu biết đối với chủ quyền biển đảo, thể hiện tình yêu biển đảo Tổ quốc và chính sách đối ngoại hòa bình của Đảng và Nhà nước trong vấn đề biển đảo.
 
* Các giải pháp trong công tác tuyên truyền của Đoàn:
Cao Thanh Hùng, cán bộ Tạp chí An ninh nhân dân thuộc Trường Đại học An ninh nhân dân (TP. Hồ Chí Minh), Nguyên Phó Bí thư Đoàn trường Đại học An ninh nhân dân.

Cá nhân tôi đã dành suốt thời gian học sinh cấp II, cấp III, sinh viên và sau này trở thành cán bộ Trường Đại học ANND để tham gia công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tôi quan tâm nhiều vấn đề liên quan đến công tác đào tạo cán bộ nguồn cho tổ chức đoàn, phát huy năng khiếu, sở trường của đoàn viên; công tác tuyên truyền và phong trào tình nguyện. Mặc dù không còn tham gia trực tiếp công tác Đoàn nhưng tôi vẫn luôn dành thời gian theo dõi, hưởng ứng phong trào do các cấp bộ Đoàn phát động. Tham gia chương trình tôi xin gửi đến đồng chí Lê Quốc Phong - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn những câu hỏi liên quan đến công tác tuyên truyền của Trung ương Đoàn:

1- Hiện tại, Trung ương Đoàn đang tổ chức tuyên truyền theo những hình thức nào? và công cụ chủ yếu tuyên truyền hiện nay là gì?

2- Theo tôi được biết, hiện tại TW Đoàn đang tăngcường tuyển chọn cộng tác viên tham gia tuyên truyền. Vậy công tác này hiện nay đang được xúc tiến như thế nào? Chế độ chính sách cho các bạn đoàn viên tham gia sẽ thực hiện ra sao?

3- Để việc tuyên truyền mang lại hiệu quả cao, TW Đoàn sẽ thực hiện những nội dung gì để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ Đoàn trực tiếp làm nhiệm vụ và công tác viên? Nhất là việc tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn cho cộng tác viên (CTV)?

4- Cuối cùng là người trẻ, từng dành nhiều thời gian tham gia công tác tuyên truyền tại cơ sở Đoàn, tôi mong muốn được trở thành CTV tuyên truyền của Trung ương Đoàn và trở thành bạn của các bạn trẻ trên lĩnh vực này.

Trả lời :
(1) Tuyên truyền, giáo dục là một nội dung quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp bộ Đoàn bởi vì “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”. Một vài loại hình tuyên truyền mà các cấp bộ đoàn đang sử dụng như: Tuyên truyền miệng (qua các bài giảng, báo cáo, bài thuyết trình, trong các buổi kể chuyện, nói chuyện thời sự, qua các buổi trao đổi, tọa đàm, tranh luận, hỏi đáp…); tuyên truyền thông qua sử dụng hệ thống thông tin đại chúng (như báo, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và của địa phương; qua báo, tạp chí, thông tin của Đoàn, Hội, Đội); tuyên truyền thông qua hoạt động thư viện, sách báo, tranh ảnh, nhà văn hóa, câu lạc bộ...; các hình thức tuyên truyền trực quan như khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi; tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống; tuyên truyền thông qua các hoạt động thăm quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt; qua các hoạt động phong trào hành động cách mạng của Đoàn…

Ngoài các hình thức tuyên truyền nêu trên, Trung ương Đoàn tập trung khai thác những tiện ích sử dụng trên mạng xã hội. Trong đó, đã thực hiện được 3 vấn đề lớn: 1-Trung ương Đoàn và các tỉnh, thành đoàn; cán bộ đoàn trên cả nước đã xây dựng các trang Facebook để tuyên truyền, giới thiệu về những thông tin hoạt động của Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2-Vận động cán bộ đoàn, các cấp bộ đoàn xây dựng những sản phẩm truyền thông trên mạng xã hội (bộ ảnh, infographic, những video – clip, trailer - spot, motiongraphic…). 3-Kết nối với các admin của các trang Facebook nổi tiếng khác, những người nổi tiếng để cùng tham gia, đưa tin, tuyên truyền các hoạt động của tổ chức Đoàn.

(2+3) Trước những diễn biến thông tin trên báo chí và mạng xã hội thay đổi nhanh, có tác động trực tiếp tới giới trẻ đã đặt ra yêu cầu cần tổng hợp báo cáo thông tin nhanh, kịp thời, có phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp tuyên truyền… Do đó, việc xây dựng hệ thống cộng tác viên của Đoàn các cấp là cần thiết, phục vụ thiết yếu yêu cầu tổng hợp thông tin báo chí và nắm bắt dư luận, xã hội phục vụ báo cáo thông tin hàng ngày và báo cáo dư luận xã hội theo tuần, tháng, quý của Trung ương Đoàn.

Hiện nay, lực lượng cộng tác viên của Trung ương Đoàn đang triển khai gồm các thành phần như: Cán bộ phụ trách công tác định hướng tư tưởng, dư luận xã hội; Báo cáo viên các cấp của Đoàn; Đội ngũ phóng viên báo chí và lực lượng nắm, định hướng dư luận xã hội trên internet: Củng cố, xây dựng mạng lưới phóng viên, cộng tác viên báo chí của Đoàn từ Trung ương đến cơ sở; Đội ngũ các chuyên gia là những người có trách nhiệm trong cấp ủy, chính quyền, các nhà khoa học, nhà sử học, nhà giáo ưu tú… tham gia các hoạt động định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trong đoàn viên, thanh niên và lực lượng đấu tranh trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, mạng xã hội….

Đội ngũ CTV hiện nay của Đoàn rất đa dạng, trong nhiều lĩnh vực, hoạt động như: cộng tác viên mảng tuyên truyền – giáo dục, cộng tác viên cho hoạt động tình nguyện – an sinh xã hội, cộng tác viên tổ chức sự kiện….. Chế độ chính sách dành cho lực lượng này căn cứ theo quy định cụ thể tại từng địa phương, tùy điều kiện và tình hình của từng cấp, đơn vị để thực hiện.

Trong việc phát triển và bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ CTV, Trung ương Đoàn chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc triển khai thực hiện hướng dẫn công tác nắm bắt, phản ánh và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tham gia giải quyết các “điểm nóng” trong đoàn viên, thanh niên hằng năm. Theo đó, các cấp bộ đoàn có báo cáo định kỳ hằng quý về tổng hợp, đánh giá kết quả công tác nắm bắt, phản ánh và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, tham gia giải quyết các “điểm nóng” trong đoàn viên, thanh niên; thực hiện báo cáo đột xuất khi có các vụ việc phát sinh liên quan đến đoàn viên, thanh niên theo yêu cầu của công tác này.

(4) Trung ương Đoàn rất hoan nghênh bạn trở thành CTV, bạn có thể liên hệ với Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, điện thoại 024.6263.1999 (437).

* Các vấn đề về giáo dục pháp luật cho thanh niên:
1. Bạn Lê Thị Mỹ Danh, du học sinh tại New Zealand.
1- Ban Bí thư Trung ương Đoàn có nhận thấy trách nhiệm của tổ chức trong những vấn đề nóng của xã hội ngày nay, như: Tệ nạn liên quan đến chất kích thích thần kinh như ngáo đá, phê thuốc, bóng cười,… quá phổ biến trong giới trẻ và gây ra nhiều vụ án đáng tiếc; suy đồi trong đạo đức như học trò đánh cô giáo, cô giáo phải quỳ; thanh niên thờ ơ với chính trị, pháp luật, giáo dục, làm giàu,… thay vào đó những thói quen đơn giản, hưởng thụ như thời trang, du lịch, cafe- trà sữa tán gẫu…; không thực sự tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, thay vì những dự án nhỏ lẻ, ngắn hạn; mang nặng tính hình thức?

2- Tôi muốn hỏi, nếu những vấn đề trên có liên quan tới tổ chức lãnh đạo giới trẻ của Việt Nam - Đoàn Thanh niên thì Ban Bí thư và đồng chí Bí thư thứ nhất sẽ làm gì, có kế hoạch gì để Đoàn Thanh niên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung có thể chung tay nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề trong 5 năm tới?

2. Thượng úy Nguyễn Thành Chung, Phó Bí thư ĐCS Lữ đoàn 139/BC Thông tin LL, 0986.643.xxx: Hiện nay tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp. Với vị trí, vai trò của mình, Trung ương Đoàn phối hợp với các Bộ, ban ngành, địa phương triển khai những chủ trương giải pháp nào trong năm 2018?

 Trả lời 1+2:
Để giúp bạn trẻ nhận ra giá trị cuộc sống, khát vọng sống của bản thân và biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cống hiến cho quê hương, đất nước, tổ chức Đoàn các cấp đã có những kế hoạch hành động cụ thể tiếp cận với từng đối tượng thanh niên, nhằm có sự trợ giúp kịp thời, hiệu quả… Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên là nhiệm vụ trọng tâm nhất của tổ chức Đoàn. Tất cả các phong trào hành động do Đoàn tổ chức và phát động đều hướng đến việc giáo dục, định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống tích cực cho thanh thiếu niên.

Các giải pháp chính Trung ương Đoàn chỉ đạo thực hiện trong 05 năm tới là:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 42 ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, với các chủ trương lớn về giáo dục thanh thiếu nhi đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.

- Ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2018 - 2022”. Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 42, Chỉ thị 05 và Quyết định số 1501-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, giai đoạn 2015 - 2020”.

- Các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội xác định nội dung đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là xây dựng lề lối, tác phong cán bộ đoàn, chọn xây dựng hình ảnh người cán bộ đoàn trách nhiệm, gương mẫu, trung thực, sâu sát cơ sở làm nội dung đột phá, tạo chuyển biến rõ rệt lề lối, tác phong cán bộ đoàn.

- Định kỳ hằng năm, xây dựng các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho từng đối tượng cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi; tổ chức tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2 năm/lần. Trong năm 2018 sẽ trọng tâm vào những nội dung thực hiện Chỉ thị 05 như: tổ chức Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V (tổ chức vào tháng 5/2018 tại TP. Hồ Chí Minh). Tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 05. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị 05 trên báo chí, mạng xã hội. Tổ chức sinh hoạt chi đoàn, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề Chỉ thị 05 trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị tại cơ sở đoàn...

- Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các diễn đàn, tọa đàm, ngày hội thanh niên, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, xem phim lịch sử, triển lãm... nhân các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, của Đoàn và đất nước. Chú trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho đoàn viên, thanh niên; tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

- Ban hành kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên.

- Tiếp tục tận dụng ưu thế của các công cụ, phương tiện truyền thông hiện đại, mạng xã hội, hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn trong giáo dục thanh thiếu nhi. Phát động cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên các trang cá nhân, fanpage của các cấp bộ Đoàn- Hội trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó đòi hỏi vai trò tiên phong của tổ chức Đoàn để tạo ra một thế hệ thanh niên giàu nhiệt huyết, sống có lý tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên hiện nay, các cấp bộ Đoàn cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện các đề án, chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: Đối với Bộ Tư pháp là phối hợp triển khai Luật Phổ biến Giáo dục pháp luật, Luật Trợ giúp pháp lý, Sửa Luật Thanh niên 2005, thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2010-2015 đến năm 2020”… Đối với Bộ Công an là việc cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai ngành trong việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 03 về công tác phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn bán người… Đối với công tác đấu tranh phòng chống HIV-AIDS, mại dâm, ma túy là phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Y tế…

Trên cơ sở đó, các cấp bộ Đoàn triển khai các nội dung thực hiện gắn với các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, từ đó tham mưu các nội dung và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên phù hợp với từng khối đối tượng.

3. Trung tá Nguyễn Huy Long, Trưởng Ban TN Quân khu 4, 0165.6287.xxx :Thanh niên hiện nay chủ yếu đi làm ăn xa, hoặc trong các khu công nghiệp. Vậy Trung ương Đoàn có giải pháp gì để tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tuổi trẻ trong tham gia thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự?

Trả lời: Đoàn thanh niên tiếp tục tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hướng dẫn các cấp bộ đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về luật Nghĩa vụ quân sự tại các địa phương, đối với các đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa, hay tại các khu công nghiệp, đoàn thanh niên tuyên truyền, vận động những gia đình có con em trong độ tuổi nhập ngũ kêu gọi gia đình vận động tham gia. Liên hệ, làm việc với lãnh đạo các doanh nghiệp về công tác đoàn, hội tại các doanh nghiệp, sau đó lồng ghép công tác tuyên truyền để đoàn viên thanh niên tại các khu công nghiệp tham gia thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự. Đoàn thanh niên các cấp cũng đăng cai các hoạt động tại lễ tiễn quân và đón quân nhân trở về địa phương, có những hình thức để hỗ trợ, thăm hỏi và động viên gia đình các quân nhân nhập ngũ.

 4. Huyện đoàn Ngọc Hiển, ĐT: 0290.3719.xxx: Trong những năm vừa qua, tình hình vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh niên có chiếu hướng gia tăng về số vụ và trẻ hóa về độ tuổi. Với thực tế nêu trên cần có giải pháp gì hiệu quả để cùng với các ngành, các cấp làm giảm, làm dừng tình hình vi phạm pháp luật ở thanh niên?

5. Huyện đoàn Châu Thành, Đồng Tháp, email huyendoanhuyen@yahoo.com.vn: Hiện nay tình hình tội phạm ngày một trẻ hóa, nhất là tình hình vi pham pháp luật có liên quan đến ma túy. Nhất là tình trạng ngáo đá hay các vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến thanh thiếu niện trong thời gian gần đây. Với vai trò là Thủ lĩnh thanh niên toàn quốc, đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề vừa nêu và hướng tới Ban Bí thư Trung ương Đoàn có định hướng gì để góp phần kéo giảm tình hình Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật và nghiện ma túy hiện nay.

Trả lời (4+5):
Có thể thấy, đối tượng vi phạm pháp luật chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên thời gian qua có xu hướng gia tăng và trách nhiệm thuộc về nhiều cấp ngành. Đối với tổ chức Đoàn, cần tập trung triển khai Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phòng chống ma túy giai đoạn 2018 - 2022”; tiếp tục triển khai Nghị quyết liên tịch số 03 giữa Trung ương Đoàn và Bộ Công an. Biên soạn, cung cấp các tài liệu phổ biến pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Phối hợp sản xuất các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, trò chơi trực tuyến về kiến thức pháp luật. Định kỳ hằng năm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam. Tổ chức các hoạt động tư vấn pháp luật, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận, sử dụng các hình thức trợ giúp pháp lý, dịch vụ pháp lý. Phối hợp với các ngành để giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa thanh thiếu niên chậm tiến trên địa bàn dân cư, phấn đấu 100% tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn mỗi năm giúp đỡ, hỗ trợ, cảm hoá được ít nhất 01 thanh niên chậm tiến; xây dựng được ít nhất 01 mô hình, giải pháp tư vấn giúp đỡ, hỗ trợ thanh thiếu niên yếu thế.

Về giải pháp lâu dài, Trung ương Đoàn sẽ phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường các hoạt động hướng nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên, tạo điều kiện cho họ vay vốn lập nghiệp. Đầu tư các thiết chế văn hóa ở cơ sở gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; các khu vui chơi giải trí… tạo ra tần suất sân chơi nhiều hơn để giúp thanh thiếu niên tránh xa tệ nạn.
 
* Tác động và ảnh hưởng từ mạng xã hội :
1. Đại úy Tạ Thị Nghĩa Thục, Phó Khoa cơ bản, Bí thư Đoàn cơ sở Trường Trung cấp Nghề số 18/Binh đoàn 11, 0989.344.xxx: Internet, mạng xã hội hiện nay rất phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống; điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu của mỗi người, đặc biệt là lớp trẻ. Bên cạnh những lợi ích mà internet, mạng xã hội mang lại thì đây cũng là môi trường thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động chống phá. Để nâng cao kỹ năng tham gia mạng xã hội và đấu tranh với các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch cho thanh niên, Trung ương Đoàn tập trung thực hiện những giải pháp nào?

2. Đoàn khối Doanh nghiệp Tỉnh Hậu Giang: Mạng xã hội hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu của giới trẻ. Xin hỏi đồng chí có suy nghĩ như thế nào khi đa số thanh niên đều sử dụng mạng xã hội? Đoàn thanh niên khai thác các ứng dụng tiện ích của mạng xã hội để tải thông tin như thế nào?

3. Đồng chí Nguyễn Văn Thanh – Đoàn trường Đại học Tây Nguyên: “Hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã và đang khuyến khích đoàn viên, thanh niên thường xuyên đăng tải "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp" trên các trang cá nhân, fanpage… Cơ bản các bạn đoàn viên, thanh niên đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chỉ giới hạn trong thành phần, đoàn viên, thanh niên thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn – Hội – Đội, còn một số thanh thiếu niên vẫn thờ ơ với việc này. Bên cạnh đó, với tác động tiêu cực từ các trang mạng xã hội đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc. Hiện nay, đã có một số nước cấm sử dụng cũng như đưa ra một số quy định về việc sử dụng facebook và một số trang mạng xã hội, vậy theo Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn thì có nên ngưng sử dụng hoặc nên áp dụng thêm một số quy định về việc sử dụng facebook và các trang mạng xã hội khác tại Việt Nam không?”

4. Dương Văn Long – Bí thư Chi Đoàn ấp 6, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Hiện nay việc các trang mạng xã hội như zalo, facebook luôn được đại đa số thanh niên sử dụng, tuy nhiên các thông tin không chính thống tràn lan trên đó lại gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư tưởng của thanh niên, vậy trong thời gian tới chúng ta có cơ chế nào để quản lý thanh niên và xử lý cá nhân, tập thể tung ra nguồn tin xuyên tạc, gây hoang mang trong dư luận?

5. Đồng chí Dương Nhật Tuấn, Bí thư chi đoàn Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Đồng Tháp: Ngày nay, mạng xã hội được xem là món ăn tinh thần của giới trẻ, giúp kết nối người với người một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay sử dụng mạng xã hội như một công cụ thể hiện bản thân để câu like, câu share… thực hiện hành động đến mức phải liều lĩnh, thậm chí coi thường tính mạng.

Ví dụ như: Thanh niên 24 tuổi sống tại TP Hồ Chí Minh đã có những phát ngôn gây sốt, cho biết sẻ lấy xăng tự thiêu và nhảy cầu Tân Hóa (TP. Hồ Chí Minh) nếu nhận được 40.000 like. Sau khi thực hiện hành động liều lĩnh như trên và đăng trên mạng xã hội thì nhận được 10.000 like và nhiều lượt share, bình luận cổ vũ, thách thức từ cộng đồng mạng.  

Trước hiểm họa từ like và share trên mạng xã hội của một bộ phận giới trẻ hiện nay qua những hành động thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội vì cuộc sống ảo. Theo đồng chí, có những giải pháp căn cơ nào để giải quyết vấn đề trên?

Trả lời (từ 1 đến 5):
Hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường sử dụng mạng xã hội để thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" tác động đến thanh thiếu niên đặt ra một thách thức rất lớn đối với toàn hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Đoàn.

Để nâng cao kỹ năng mạng xã hội, Trung ương Đoàn chỉ đạo các cấp bộ đoàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên ý thức sử dụng mạng xã hội tích cực và thường xuyên phản ánh các vấn đề tiêu cực phát sinh từ mạng xã hội để đoàn viên, thanh niên kịp thời nhận diện đối với các luồng thông tin xấu. Xây dựng cẩm nang sử dụng mạng xã hội tích cực trong thanh thiếu niên. Thường xuyên đăng tải những thông tin tích cực; có kế hoạch đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch trên mạng xã hội. Chủ động xây dựng, điều hành các trang thông tin điện tử, kênh Youtube, Fanpage, Group Facebook theo các đối tượng thanh thiếu niên. Phát động cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên các trang cá nhân, fanpage của các cấp bộ Đoàn - Hội trên mạng xã hội. Các báo của Đoàn xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá...

Đứng trước thực trạng có nhiều thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng xã hội, Trung ương Đoàn đã triển khai nhiều giải pháp như sau:

- Trong công tác tuyên truyền, giáo dục: Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, hướng thanh niên tới các giá trị cao đẹp, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Tập trung triển khai cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời kỳ mới”, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thanh thiếu nhi.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng dư luận trong thanh niên  thông qua mạng lưới thăm dò dư luận, đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội.

- Vận động thanh niên tham gia các phong trào hành động cách mạng (trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI là các phong trào Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc), tổ chức các chương trình đồng hành với thanh niên (trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI là Đồng hành với thanh niên trong học tập; Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần).

- Đoàn chú trọng làm tốt công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, tạo nền tảng vững chắc về tư tưởng, nhận thức cho các em để bước sang độ tuổi thanh niên.

- Chú trọng xây dựng đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng cán bộ đoàn, đoàn viên, tổ chức cơ sở đoàn để gia tăng khả năng đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.

Thực tế cũng có nhiều tấm gương người tốt việc tốt, những hành động đẹp, những câu chuyện đẹp nhận được sự tán dương, hưởng ứng và chia sẻ nhiều trên mạng xã hội tạo nên sức lan tỏa lớn trong thanh niên và xã hội:

Ví dụ: - Câu chuyện về cô bé Hải An mạnh mẽ và tràn đầy nghị lực qua đời vì căn bệnh u não, bé và gia đình quyết định hiến tặng giác mạc. Khi bé qua đời, video về “Đám tang đẫm nước mắt của bé gái 7 tuổi hiến giác mạc” trên You Tobe đăng tải từ ngày 24/2 đến nay đã thu hút tới 310.000 lượt xem, 1,1 nghìn lượt like. 

- Tinh thần thể thao, lòng tự hào dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ trước sự kiện U23 Việt Nam. Ngay sau khi trận chung kết U23 kết thúc, thủ môn Tiến Dũng đã có những lời chia sẻ đầy xúc động trên trang cá nhân. Lời chia sẻ này đã được người hâm mộ yêu quý và bình luận với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ đã lên tới con số kỷ lục 1 triệu lượt like.

* Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống:
1. Đồng chí Trương Văn Hiếu - Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics, Hải Phòng: Hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh niên có lý tưởng mờ nhạt, suy thoái đạo đức, lối sống không lành mạnh, thờ ơ thiếu trách nhiệm, không có hoài bão và khát vọng vươn lên. Vậy để đạt mục tiêu “Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên”, Trung ương Đoàn đã có kế hoạch cụ thể gì?

2. Đồng chí Lê Thanh Tiền - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn An Giang: Hiện nay, việc thực hiện Chỉ thị 01-CT/ TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn và Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” đã được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh An Giang triển khai hiệu quả, từng cán bộ, đoàn viên thanh niên sống và chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ước mơ, hoài bão, lý tưởng, khát vọng… Việc triển khai ở các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã lâu, tuy nhiên chưa có văn bản định hướng cụ thể hằng năm, chủ yếu là Đoàn cấp tỉnh ban hành Công văn đẩy mạnh thực hiện. Xin hỏi trong thời gian tới, Trung ương Đoàn có hình thức mới nào để tiếp tục triển khai 02 nội dung lớn này không?

3. Từ email hieucana6937@gmail.com: Đất nước ta đang trên đà phát triển, bước vào thời kỳ hội nhập. Đất nước có nhiều đổi mới và ngày một lớn mạnh sánh vai cùng thế giới. Tuy nhiên trước các biến động thế giới hiện nay tác động đến nước ta không ít. Các thế lực thù địch lợi dụng cơ chế hội nhập để phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của đất nước ta bằng âm mưu phá hoại tư tưởng trong tầng lớp thanh thiếu niên. Dưới sự tác động của mạng xã hội không ít thanh niên có cái nhìn lệch lạc về đất nước, luôn thấy tiêu cực, bất mãn... Thấy rõ nhất là một bộ phận thanh thiếu niên công giáo. Họ bị tác động, lôi kéo nên nảy sinh thái độ bất mãn, có cái nhìn tiêu cực về đất nước. Liệu bên Đoàn thanh niên Trung ương trong thời gian tới có giải pháp gì, Có cách thức gì, giúp những thanh niên đang có cái nhìn lệch lạc đó nhận ra cái sai của mình và cùng chung tay xây dựng đất nước? Để lực lượng đắc lực, nòng cốt của Đảng là thanh niên phát huy được vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?

4. Thượng úy Phạm Hồng Hải-Phó Bí thư Đoàn thanh niên Công an tỉnh Hưng Yên, email: doanthanhniencahy@gmail.com: Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đã và đang thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình tập trung vào đối tượng là thanh, thiếu niên Việt Nam, là lực lượng trẻ, đội quân tiên phong của nước nhà. Đề nghị đồng chí chia sẻ những biện pháp nào cho thanh niên để tự đề kháng trước âm mưu này của các thế lực thù địch ?

Trả lời (từ 1 đến 4):
Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, học tập các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn trong các đối tượng ĐVTN. Nhiều hình thức sáng tạo đã được tổ chức, như: học tập trực tuyến, thi trắc nghiệm, thi tự luận trên internet, xây dựng phim ngắn, bản đồ tư duy tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết. Trung ương Đoàn tiếp tục chỉ đạo triển khai Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên thời kỳ mới”, triển khai cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Các đợt sinh hoạt chính trị “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”, “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”, “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn”, Hội thi “Ánh sáng soi đường”... thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia, được dư luận xã hội ghi nhận. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030”.

Trung ương Đoàn chỉ đạo xây dựng các tuyến bài giới thiệu các gương điển hình, người tốt việc tốt, các tin, bài có giá trị giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu nhi trên các báo của Đoàn. Định kỳ tổ chức tuyên dương và giao lưu với các điển hình thanh thiếu nhi tiêu biểu ở các lĩnh vực, đối tượng. 5 năm/2 lần tổ chức Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc. Tổ chức hiệu quả các Ngày hội Thanh niên sống đẹp, Ngày hội đọc sách. Tuyên truyền, tổ chức tuyên dương gia đình trẻ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh... Thời gian tới, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn sẽ ban hành Kết luận về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”.

Để xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới và tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng. Trong năm 2018, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới”, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành Quy định về chế độ học tập lý luận chính trị, rèn luyện tác phong, lề lối công tác của cán bộ Đoàn. Trong đó sẽ xác lập các quy định, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Trong tuyên truyền giáo dục: Trước hết, các cấp bộ đoàn chú trọng giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho ĐVTN. Chủ động cung cấp thông tin, trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng để thanh niên tự phòng ngừa, tự sàng lọc, tự đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá. Thứ hai, đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền; chủ động xây dựng, điều hành các trang mạng xã hội, trang web để tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, của Đoàn cho thanh thiếu nhi. Thứ ba, chú trọng sản xuất sản phẩm truyền thông trên Internet, các ứng dụng trên mạng xã hội và các thiết bị di động thông minh có nội dung tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi theo hướng trẻ trung, sinh động, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Thứ tư, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng của các tầng lớp, đối tượng thanh niên, nhất là tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của thanh niên thông qua mạng xã hội để từ đó kịp thời định hướng, tuyên truyền giúp cán bộ đoàn nhìn nhận sự việc một cách khách quan, chính thống, tránh bị các thế lực thù địch lợi dung mạng xã hội để tuyên truyền, lôi kéo. Thứ năm, xây dựng được lực lượng cốt cán chính trị (trong đó có lực lượng cốt cán trên mạng xã hội) cơ sở vững về chính trị, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình xã hội, hoạt động hiệu quả, góp phần phòng chống âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Thứ sáu, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao hiểu biết, nhận thức và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống. Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của đoàn viên, thanh niên trong thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự. Tuyên truyền, vận động thanh niên làm lực lượng xung kích trong thực hiện chiến lược xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân.

II. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐOÀN
1. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thảo, Đoàn khối Doanh nghiệp Hải Dương: Hiện nay, đời sống thanh niên công nhân, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất gặp rất nhiều khó khăn về nhà trọ, sinh hoạt hàng ngày, về đời sống tinh thần, việc học tập, chăm lo cho con cái… Trong bối cảnh đó, Đoàn làm được gì cho thanh niên công nhân, Đoàn sẽ tiếp tục làm gì và hướng dẫn, định hướng gì cho các đoàn cơ sở làm tốt công tác này?

Trả lời: Hiện nay, các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, đồng hành với thanh niên công nhân, đặc biệt thanh niên công nhân và lao động trẻ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, tập trung là các dịp Tháng Thanh niên, Tháng Công nhân và Tết Nguyên đán cổ truyền.

Năm 2017, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2017 – 2022, trong đó, tập chung chỉ đạo các tỉnh, thành đoàn phối hợp với Sở Liên đoàn lao động các tỉnh thành phố tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho đoàn viên công đoàn, thanh niên công nhân và lao động trẻ đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà cho thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức “Ngày hội thanh niên công nhân”, “Tuần lễ thanh niên công nhân”, phối hợp với các đơn vị tổ chức “Phiên chợ công nhân”; tổ chức tập huấn, tư vấn pháp luật, tuyên truyền về luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các hoạt động chăm lo cho con em công nhân trong các dịp tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu; phối hợp các doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân và người lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên thông qua hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên, các cơ sở đào tạo, cơ sở dịch vụ việc làm thuộc hệ thống Công đoàn. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn tiếp tục chỉ đạo và triển khai có hiệu quả đề án “Hỗ trợ thanh niên công nhân đến năm 2020”; hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên công nhân và người lao động, đồng thời xây dựng các thiết chế văn hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất cho thanh niên công nhân.

2. Đồng chí Phan Thị Mỹ Lệ - Đoàn khối Các cơ quan tỉnh Đắk Lắk: Năm 2018 là “Năm Tuổi trẻ sáng tạo”, để phát huy, khơi dậy tinh thần sáng tạo trong các cấp bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên cần phải có động lực, có môi trường, không gian để đoàn viên, thanh thiếu nhi thể hiện được tiềm năng và khả năng sáng tạo, biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Xin Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho biết, hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có những giải pháp gì cụ thể như thế nào để giúp đoàn viên, thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo?

Trả lời: Năm 2018 là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, với chủ đề công tác “Năm tuổi trẻ sáng tạo” nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xác định 04 nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của đoàn viên, thanh thiếu niên, cụ thể:

+ Thứ nhất, tổ chức các hoạt động vận động đoàn viên, thanh thiếu nhi đề xuất ý tưởng sáng tạo: triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo”, thành lập Ngân hàng ý tưởng sáng tạo, tổ chức Ngày hội Sáng tạo trẻ, Ngày hội ý tưởng, sáng kiến, tập trung vào các vấn đề xã hội quan tâm: môi trường, giao thông, giáo dục, quản lý đô thị, nghề nghiệp, cải cách hành chính… Tổ chức các hoạt động hướng dẫn phương pháp tư duy sáng tạo, diễn đàn sáng tạo trẻ, diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu với chủ đề “Chung sức trẻ vì Việt Nam phát triển”.

+ Thứ hai, tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu niên nghiên cứu khoa học. Duy trì các cuộc thi học thuật trong sinh viên, học sinh. Phát huy vai trò giáo viên, giảng viên, nhà khoa học trẻ trong hỗ trợ sinh viên, học sinh nghiên cứu khoa học. Tổ chức chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”. Tổ chức các buổi “Gặp gỡ các nhà khoa học”, “Nói chuyện với các chuyên gia” trên các lĩnh vực. Tuyên truyền, tuyên dương các công trình, đề tài, sản phẩm sáng tạo của đoàn viên, thanh niên. Duy trì các giải thưởng học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học các cấp. Tổ chức các sân chơi khoa học công nghệ mới, tập trung trong sinh viên, học sinh.

+ Thứ ba, tổ chức các cuộc thi, giải thưởng phát huy khả năng sáng tạo của thanh niên. Cụ thể là tổ chức giải thưởng Sáng tạo trẻ Việt Nam, Hội thi Tin học trẻ năm 2018, hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ năm 2018, Giải thưởng “Quả Cầu vàng”; phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc. Tổ chức cuộc thi sáng kiến thanh niên về phát triển cộng đồng.

+ Thứ tư, tổ chức các hoạt động thúc đẩy thanh niên tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ trong lao động, sản xuất, cuộc sống, tập trung khuyến khích, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên đảm nhận nghiên cứu, ứng dụng, vận hành các chương trình, đề án, dây chuyền, thiết bị hiện đại; đề xuất sáng kiến, cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu; nghiên cứu sáng tác mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tổ chức các đợt thi đua cao điểm trong triển khai công việc, tạo động lực để đoàn viên, thanh niên phát huy khả năng sáng tạo, đề xuất các sáng kiến cải tiến quy trình làm việc, rút ngắn thời gian triển khai và nâng cao chất lượng công việc.

3. Đồng chí Nguyễn Thị Thư, Đoàn khối CCQ tỉnh Hải Dương: Khi mở lớp dạy nghề cho thanh niên nguồn kinh phí hỗ trợ mở lớp học được nhà nước hỗ trợ là bao nhiêu?

Trả lời:  Hiện nay Nhà nước đang triển khai nhiều đề án, chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động, trong đó có thanh niên, như: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, Đề án tăng cường năng lực giáo dục dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam, Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, chương trình hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất... Mỗi đề án, chương trình đều có các quy định rõ ràng về đối tượng thụ hưởng, cơ chế, định mức tài chính thực hiện.

4. Bạn Tăng Văn Nguyên, huyện Gia Lộc, Hải Dương: Trong thời gian qua Trung ương Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng thực chất đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm nên chưa thu hút được ĐVTN tham gia các lớp đào tạo nghề. Các giải pháp để giúp thanh niên có niềm tin đến với các lớp đào tạo nghề?

Trả lời: Trong thời gian qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ với các hoạt động: tuyên truyền về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để thanh niên nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; tổ chức thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn; giám sát và đánh giá tình hình thực hiện Đề án. Tại các địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên đã trực tiếp tổ chức các lớp đào tạo nghề, trung bình hàng năm có khoảng 3.300 -3.500 thanh niên nông thôn được đào tạo nghề qua các đơn vị này, trong đó 80% là các nghề phi nông nghiệp. Thực tiễn triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trong thời gian qua bộc lộ một số vấn đề bất cập: Ở nhiều nơi, đào tạo nghề không gắn với đặc điểm và thực tiễn phát triển của địa phương, không tận dụng được thế mạnh vùng miền. Còn tồn tại tình trạng đào tạo nghề không gắn với định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm khiến một bộ phận người lao động học nghề xong không có việc làm, gây lãng phí nguồn lực. Đối với người học nghề phi nông nghiệp, do thời gian khóa học chỉ từ 3-4 tháng nên tay nghề chưa thành thạo, khó đảm bảo được năng lực làm việc ở các doanh nghiệp...

Trong thời gian qua, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở đoàn tăng cường công tác truyền thông về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, thông qua qua công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án, Trung ương Đoàn đã tham gia đóng góp với Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Đề án các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo, công tác truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên tập trung triển khai các giải pháp trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cụ thể: (1) Trong tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt; chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học. (2) Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp: các trung tâm đào tạo nghề tích cực liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu nhân sự của họ; từ đó có định hướng về nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia đào tạo; thống nhất với các doanh nghiệp về quy trình đào tạo, nội dung thực hành đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp (thực tế trong năm 2017, các lớp đào tạo nghề tổ chức tại Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Hà Nam, Hải Dương theo cơ chế này tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đều đảm bảo trên 80%).

5. Bạn Huỳnh Hữu Còn, ấp Rẫy Mới, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau:
Hướng tới lãnh đạo Trung ương Đoàn có giải pháp gợi mở như thế nào để siết chặt hơn về vấn đề xuất khẩu lao động? Vì có một số công ty thu hút lao động hứa hẹn sau khi đi hợp đồng lao động sẽ có thu nhập cao nhưng không được như vậy, có trường hợp về quê tay trắng và gánh khoản nợ đã vay để làm khoản chi phí cho việc xuất khẩu lao động?

Trả lời: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện các hoạt động sau:
(1) Tập trung tuyên truyền, truyền thông về xuất khẩu lao động trên các kênh truyền thông của Đoàn Thanh niên, mạng xã hội qua các phương thức tiếp cận phù hợp với thanh niên; nhằm nâng cao nhận thức, giúp thanh niên hiểu đúng, hiểu đầy đủ về công tác xuất khẩu lao động.

(2) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức các diễn đàn đối thoại, hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp về xuất khẩu lao động cho đoàn viên, thanh niên.

(3) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tư vấn truyền thông về xuất khẩu lao động tới đoàn viên, thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội trực tiếp tại các địa bàn là điểm nóng về hoạt động xuất khẩu lao động.

(4) Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông tin về các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động; các hợp đồng lao động; các quy định về chính sách, tài chính đối với các thị trường lao động

6. Đồng chí Nguyễn Hữu Long - Bí thư Chi Đoàn cơ sở Công ty Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam (Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình), Ủy viên Ủy Ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình:

Đoàn viên có 03 vấn đề mong muốn được đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn phản hồi như sau:
(1) Về việc hỗ trợ triển khai các ý tưởng sáng tạo. Năm 2016 và năm 2017, đoàn viên có tham gia và đạt giải thưởng “Sáng tạo xanh lần thứ nhất” năm 2016 và cuộc thi “ Xây dựng ý tưởng, đề án thanh niên Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” năm 2017. Trên các phương tiện thông tin đại chúng của lễ phát động các thuộc thi/giải thưởng và lễ trao giải đoàn viên có thấy Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát biểu là sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho tác giả, nhóm tác giả triển khai ý tưởng thực tế. Đoàn viên rất hào hứng với những phát biểu của Ban Bí thư Trung ương đoàn tại các cuộc thi đó. Nhưng đến nay tác giả vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ của Ban Bí thư Trung ương Đoàn trong việc triển khai thực tế. Đoàn viên rất kính mong được đồng chí Bí thư giải đáp?

Đề nghị nhỏ của Đoàn viên: Dự án Thủ lĩnh xanh 4.0 vừa đạt giải Nhì tại cuộc thi “Xây dựng ý tưởng, đề án thanh niên Chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nhóm tác giả muốn triển khai và nhân rộng trong thực tế ý tưởng sáng tạo, vì vậy, nhóm có gửi đề nghị Ban Tổ chức về việc cấp giấy bổ sung chứng nhận dự án đã đạt giải, bằng khen của nhóm tác giả và giấy giới thiệu dự án đến địa phương để nhóm bổ sung hồ sơ, triển khai tại các địa phương. Tuy nhiên, từ khi trao giải đến nay, tháng 11/2017, nhóm tác giả vẫn chưa nhận được sự phản hồi của Trung ương Đoàn về các đề nghị đó. Nhóm tác giả xin được hỏi là phương án chỉ đạo hỗ trợ của Bí thư Trung ương Đoàn về dự án Thủ lĩnh xanh 4.0?

(2) Về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bản thân đoàn viên là cán bộ Đoàn, Hội nhưng rất quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp sáng tạo. Trước khi ra trường, đoàn viên đã thành lập một doanh nghiệp xã hội hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và môi trường. Theo các phương tiện thông tin đại chúng, đoàn viên được biết hiện nay Trung ương Đoàn đang hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp. Đoàn viên kính được hỏi đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn về cơ chế, cách thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp cấp Trung ương và cấp tỉnh?

Đề nghị nhỏ của Đoàn viên: Nếu đoàn viên có sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo cụ thể, ví dụ là một cuốn sách kỹ năng hữu ích dành cho các bạn đoàn viên, thanh niên, đồng chí Bí Trung ương Đoàn có thể hỗ trợ đoàn viên xuất bản cuốn sách được không?

(3) Hiến kế xây dựng tổ chức Đoàn. Nếu đoàn viên có các ý tưởng xây dựng tổ chức đoàn, tổ chức hội, thúc đẩy tinh thần của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường thì gửi đến Trung ương Đoàn theo kênh nào ạ? Với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo dựng xây đất nước”, đoàn viên kính được đề nghị Bí thư Trung ương Đoàn quan tâm đến việc hỗ trợ triển khai các ý tưởng đạt giải tại các cuộc thi do chính Trung ương Đoàn tổ chức, hỗ trợ khởi nghiệp để đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp nhằm tiếp thêm tinh thần, động lực cống hiến, sáng tạo, xây dựng đất nước của bản thân đoàn viên nói riêng cũng như đoàn viên của tổ chức Đoàn nói chung.

Trả lời:
(1) Về giải thưởng Cuộc thi của nhóm Thủ lĩnh xanh đạt giải nhì: Toàn bộ tiền thưởng, bằng khen, quyết định khen thưởng đã gửi cho nhóm tại Lễ trao giải Cuộc thi vào ngày 28/11/2017 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo đúng quy định của Ban Tổ chức.

- Về việc cấp bổ sung chứng nhận dự án đạt giải, giấy giới thiệu: Căn cứ theo Kế hoạch và Thể lệ Cuộc thi, các tác giả, nhóm tác giả đạt giải sẽ được nhận Bằng khen và Quyết định khen thưởng cùng tiền thưởng (việc này Ban Tổ chức đã thực hiện), đây cũng là minh chứng cho giải thưởng của Dự án. Do vậy, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ không cấp bổ sung chứng nhận và giấy giới thiệu theo như yêu cầu của nhóm tác giả.

- Về việc cấp Bằng khen của nhóm tác giả: Khi nộp hồ sơ, đồng chí Hữu Long- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thủ lĩnh xanh 4.0 gửi tên cá nhân tham dự, không phải nhóm tham dự. Do vậy, bằng khen được Trung ương Đoàn cấp cho cá nhân tham dự. Nội dung này, Ban Tổ chức đã trao đổi với bạn Hữu Long- Chủ nhiệm CLB Thủ lĩnh xanh 4.0.

- Về phương án chỉ đạo hỗ trợ của Ban Bí thư Trung ương Đoàn: Trong năm 2018, Trung ương Đoàn có hỗ trợ một phần kinh phí triển khai thực hiện dự án Thủ lĩnh xanh 4.0. Thông tin đề nghị liên hệ Ban Thanh niên nông thôn, số 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội; SĐT: 0246263.1999 (512).

(2) Trung ương Đoàn và Đoàn cấp tỉnh xây dựng cơ chế, cách thức hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp thông qua triển khai Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, cụ thể:

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2021”. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

- Xây dựng các giải pháp và phân bổ hàng năm đối với chỉ tiêu “Hỗ trợ 01 nghìn dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên”. Tập trung triển khai hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, ưu tiên hỗ trợ doanh nhân trẻ, thanh niên nông thôn và sinh viên, chú trọng lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Vận hành Cổng thông tin thanhnienkhoinghiep.vn.

- Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” cho các đối tượng thanh niên. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp. Kết nối ý tưởng khởi nghiệp với các nhà đầu tư tiềm năng; tổ chức Sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp. Thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia. Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở Đoàn, Hội, các câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố.

- Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, nội dung hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Hoàn thiện hệ thống đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp trực tuyến trên thanhnienkhoinghiep.vn; duy trì hoạt động của Hội đồng chuyên gia tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp khả thi của thanh niên. Triển khai chương trình “Mỗi doanh nhân một người thầy”, hành trình sách khởi nghiệp. Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên; đào tạo đội ngũ tư vấn khởi nghiệp “Giảng viên nguồn khởi nghiệp quốc gia”. Trung ương Đoàn xây dựng thí điểm mô hình “Vườn ươm thanh niên khởi nghiệp” hoặc “Công viên khởi nghiệp”.

- Định kỳ 6 tháng/lần tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn gặp gỡ giữa doanh nhân trẻ và thanh niên khởi nghiệp với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước. Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam định kỳ hằng năm tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam. Tạo các cơ hội để thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu được tham gia vào các diễn đàn khởi nghiệp khu vực, thế giới.

- Ra mắt Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn. Kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu chính sách, chế độ ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất cho thanh niên khởi nghiệp. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ 10.000 tỷ đồng vốn cho thanh niên khởi nghiệp. Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp.

 - Ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên giai đoạn 2018 - 2022”. Xây dựng các giải pháp và phân bổ hàng năm đối với chỉ tiêu “Tư vấn hướng nghiệp cho 10 triệu lượt thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho 1,5 triệu thanh niên”.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Đề án quy hoạch các trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên; triển khai nội dung về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường phát hiện, hỗ trợ, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế hiệu quả tại địa phương. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế.

- Mở rộng các hình thức tuyên dương, tôn vinh thanh niên có thành tích xuất sắc trong học nghề, lập nghiệp. Định kỳ phối hợp tổ chức các Hội thi tay nghề, Hội thi thợ giỏi, giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi”, giải thưởng “Lương Định Của”.

- Tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông của Đoàn trong tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và xã hội về nghề nghiệp, việc làm. Triển khai hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh thiếu niên, tập trung trong đối tượng học sinh phổ thông (học sinh khối lớp 8, lớp 9, học sinh THPT và phụ huynh học sinh). Phối hợp triển khai chương trình tập sự tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đối với học sinh, sinh viên năm cuối trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường cao đẳng, đại học. Mở rộng địa bàn Chiến dịch “Tiếp sức người lao động”; tổ chức hành trình “Nghề bạn chọn, nghề tôi chọn”.

- Hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững; thành lập, duy trì và nhân rộng các mô hình liên kết phát triển kinh tế như: tổ hợp tác thanh niên, hợp tác xã thanh niên, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế; hỗ trợ thanh niên thành lập và chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Hỗ trợ đoàn viên thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; khai thác ứng dụng phần mềm di động “thanh niên với nông nghiệp” trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản.

Nếu bạn có sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo cụ thể, bạn có thể liên hệ Trung tâm Thanh niên khởi nghiệp trực thuộc TW Đoàn tại số 07 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội để được hướng dẫn và giúp đỡ. Bạn cũng có thể liên hệ, tìm hiểu thêm về Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo thuộc Trung ương Đoàn để được tư vấn, giúp đỡ.

(3) Rất hoan nghênh các bạn đoàn viên, thanh niên hiến kế để xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh hơn. Nếu các bạn có những ý tưởng xây dựng tổ chức đoàn, tổ chức hội, thúc đẩy tinh thần của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, các bạn có thể gửi về Ban Bí thư Trung ương Đoàn qua Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn, số 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: thanhniennongthon.twd@gmail.com; fanpage: Ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn.

7. Về hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế:
Đồng chí Nguyễn Đức, Xã đoàn Tân Khánh Hòa, Giang Thành, Kiên Giang, email: nguyenvanductkh@gmail.com: Xây dựng mô hình liên kết phát triển kinh tế trong thanh niên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tính bền vững chưa cao. Nhiều mô hình, tổ hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên được thành lập nhưng việc duy trì lại khó khăn. Giải pháp tới của cấp trên như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Văn Hà – Huyện đoàn Krông Pắc, Đắk Lắk: Đắk Lắk là địa bàn khó khăn, đa số thanh niên lập thân, lập nghiệp bằng hình thức phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay thanh niên gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn dành cho thanh niên khởi nghiệp. Xin Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn cho biết, hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có những chủ trương, giải pháp gì cụ thể để hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp?

Đồng chí H’Hương Bkrông – Thành đoàn Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk: “Hiện nay thanh niên Đắk Lắk đang có nhu cầu khởi nghiệp, phát triển kinh tế để ổn định đời sống rất cao, đặc biệt đã thành lập các câu lạc bộ, hợp tác xã phát triển kinh tế, song việc hỗ trợ cho thanh niên còn thiếu và chỉ có một số ít mô hình, ít thanh niên được vay vốn. Để tiếp tục hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, Trung ương Đoàn có chính sách hỗ trợ cụ thể như thế nào dành cho các mô hình hợp tác xã, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế?”

Huyện đoàn Năm Căn, Cà Mau ĐT: 0290.2218.xxx

Hiện nay, nhiều mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên khó nhân rộng trong thanh niên do thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất; Ngân hàng chính sách xã hội hàng năm có giải ngân nguồn vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tuy nhiên thực tế nguồn vốn này quá ít không đáp ứng được nhu cầu. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn có giải pháp nào khác trong tiếp cận nguồn vốn?

Trả lời: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI phát động phong trào “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”, thông qua Đề án Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia xây dựng nông thôn mới với mục tiêu “xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 3.500 mô hình kinh tế tập thể của thanh niên”. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn đưa ứng dụng di động “Thanh niên với nông nghiệp” vào công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trực tuyến; hỗ trợ đoàn viên, thanh niên mở rộng liên kết sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm; kết nối với các doanh nghiệp để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của thanh niên; tạo điều kiện khuyến khích đoàn viên, thanh niên đăng ký, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.

Đoàn các cấp chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thanh niên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ, đội, nhóm trợ vốn giúp nhau lập nghiệp trong thanh niên, phát huy nội lực và đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, tích luỹ của đoàn viên, thanh niên, động viên đông đảo thanh niên nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn; tham mưu hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên vào thực tiễn; xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Các cấp bộ đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ tiên tiến cho thanh niên; phát huy vai trò của Hội Doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kết nối, tạo điều kiện phát triển các mô hình kinh tế của thanh niên. Ngoài ra, Đoàn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện để thanh niên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động trẻ.

Để hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung ương Đoàn đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp trong đó tập trung hỗ trợ các dự án, đề án có sự đổi mới, sáng tạo, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất và tổ chức hoạt động thông qua các hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp; hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và đầu ra cho sản phẩm khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Để cụ thể hóa nội dung này, Trung ương Đoàn sẽ lựa chọn 03 mô hình tiêu biểu về khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn để tiến hành hỗ trợ xây dựng mô hình điểm trong giai đoạn 2017 – 2022.

Hiện nay, Trung ương Đoàn quản lý, điều hành nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm (Nguồn vốn 120) với tổng số vốn là 75 tỷ. Theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định mức vay tối đa cho 01 dự án là 01 tỷ đồng. Đối tượng được vay nguồn vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh với mức vay ưu đãi với lãi suất 0.55%/tháng. Đáp ứng các điều kiện trên và có sự đảm bảo của Đoàn thanh niên tại địa phương, các mô hình sẽ được vay nguồn vốn ưu đãi Quỹ Quốc gia về việc làm kênh Trung ương Đoàn với mức vay tối đa là 1 tỷ/ dự án. Ngoài ra, Trung ương tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn; tham mưu hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên vào thực tiễn; xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Các cấp bộ đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khoa học công nghệ tiên tiến cho thanh niên; phát huy vai trò của Hội Doanh nhân trẻ, các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm kết nối, tạo điều kiện phát triển các mô hình kinh tế của thanh niên. Đoàn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức giáo dục nghề nghiệp tạo điều kiện để thanh niên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng lao động trẻ.

Nguồn vốn vay QQGVVL do Trung ương Đoàn quản lý điều hành còn quá ít so với nhu cầu của đoàn viên, thanh niên hiện tại. Trước thực trạng đó, Trung ương Đoàn đã có công văn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hàng năm tăng cường phân bổ cho Trung ương Đoàn để các bạn đoàn viên, thanh niên vay vốn phát triển kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập và tạo nhiều sản phẩm mới cho xã hội.

8. Đồng chí Nguyễn Chí Tâm – Phó Bí thư Đoàn huyện Trần Văn Thời, Cà Mau: Nguồn vốn đầu tư để giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn (QĐ 120) có yêu cầu thế chấp tài sản khi vay, tuy nhiên, thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 ít có đồng chí nào là chủ hộ và tài sản. Kiến nghị nên xem xét sửa đổi phù hợp và phát huy được chính sách trong thực tế.

Trả lời: Đây là một thực tế đang đặt ra hiện nay. Vì vậy, để bảo toàn nguồn vốn Trung ương Đoàn có chủ trương là ưu tiên nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh vay và các đối tượng khác (các dự án đều có tài sản đảm bảo) thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn số 75-HD/TWĐTN-TNNT ngày 24/02/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc Hướng dẫn thực hiện vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm nguồn vốn kênh Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Các dự án cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát huy tác dụng rất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới cho xã hội. Nguồn vốn được giao quản lý đã phát huy tác dụng hiệu quả trong việc bảo toàn nguồn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, số lượng lao động được nâng lên.

9. Đoàn Phương, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ: Trong thời gian qua, nhiều ĐVTN khởi nghiệp, lập nghiệp thành công bằng các mô hình liên kết hợp tác như Tổ hợp tác, Hợp tác xã, qua đó đã tạo ra phong trào trong thanh niên hăng hái, xung kích khởi nghiệp phát triển kinh tế tại địa phương. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ có những giải pháp hữu hiệu gì để đoàn viên thanh niên có thể phát huy tinh thần khởi nghiệp từ những mô hình tổ hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã?

Trả lời: Trung ương Đoàn đã ban hành Kế hoạch số 15 ngày 22/2/2018 về việc hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp trong đó tập trung vào hỗ trợ quy trình thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; chuyển đổi, đăng ký lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đồng thời triển khai cách hoạt động sau:

- Tiếp nhận các ý tưởng, dự án của đội, nhóm thanh niên có ý tưởng, đề án khởi nghiệp sau đó tiến hành sàng lọc, xét duyệt, phân loại các ý tưởng, dự án khả thi để trực tiếp hỗ trợ hoặc gửi Trung ương đề xuất phân bổ nguồn vốn.

- Tập huấn, hướng dẫn hoàn thiện dự án sản xuất, kinh doanh; quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh; hỗ trợ tham quan thực tế tại các mô hình nông nghiệp tiêu biểu, những mô hình khởi nghiệp thành công.

- Tổ chức diễn đàn, giao lưu với những chuyên gia, các doanh nhân thành đạt, những nhà nông tiêu biểu nhằm chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp; kết nối với các tổ chức, cá nhân đầu tư khởi nghiệp.

10. Đồng chí Đoàn Thế Nam, Đoàn xã Thạch Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh: Hiện nay có rất nhiều thanh niên có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, tuy nhiên hầu hết các kênh cho vay vốn đều yêu cầu thế chấp bằng bìa đỏ (quyền sử dụng đất) nhưng thanh niên là đối tượng tuổi còn trẻ, ít người có bìa đỏ để thế chấp vay vốn. Xin phép được hỏi Trung ương Đoàn, làm như thế nào để giúp thanh niên được vay vốn trong điều kiện đó?

Trả lời: Hiện nay, có một số nguồn vốn được tổ chức Đoàn các cấp khai thác hỗ trợ cho đoàn viên, thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, cụ thể như:

- Nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế.
- Nguồn xã hội hóa của các cơ sở Đoàn (Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp….).
- Nguồn đóng góp xoay vòng vốn của Đoàn viên, thanh niên (Dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn).
- Nguồn liên kết với các ngân hàng Thương mại, các tổ chức Phi chính phủ và các quỹ tài chính vi mô.
- Nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế (Vốn 120).
- Nguồn tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế và những chính sách ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Để được vay các nguồn vốn ưu đãi trên, đề nghị liên hệ với Đoàn thanh niên tại địa phương để được hướng dẫn.

11. Trung úy Đặng Thái Trà, BS Nội trú, BVQY 103/Học viện Quân y, 0167.6307.xxx: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những thời cơ, thuận lợi và những thách thức to lớn đối với thanh niên. Trung ương Đoàn có những chủ trương, giải pháp gì mới, mang tính đột phá để khích lệ, hỗ trợ ĐVTN trong lao động, sản xuất, kinh doanh?

Trả lời: Vấn đề bạn quan tâm cũng đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết. Xác định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khởi nghiệp sáng tạo đang là một xu thế lớn, Đoàn các cấp sẽ tập trung vào các giải pháp sau trong nhiệm kỳ mới:

- Tập trung triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” trong từng nhóm đối tượng, tiếp tục duy trì các phong trào đặc thù. Đặc biệt, chú trọng triển khai hiệu quả phong trào “Sáng tạo trẻ”, phát huy thanh niên không ngừng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; trong lao động, sản xuất, kinh doanh; trong công tác, phục vụ nhân dân; trong sinh hoạt hàng ngày. Nâng cao nhận thức, tâm thế và phát huy thanh niên tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, tận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu; các giải pháp kết nối, phát huy các sản phẩm nghiên cứu, sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của thanh niên; huy động các nguồn lực, xây dựng quỹ hỗ trợ triển khai các mô hình, ý tưởng sáng tạo của đoàn viên, thanh niên. Tổ chức sân chơi, cuộc thi sáng tạo trong sinh viên, học sinh trung học phổ thông. Định kỳ 2 năm/lần tổ chức gặp gỡ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; hằng năm tổ chức giải thưởng Sáng tạo trẻ Việt Nam; 2 năm/lần tổ chức liên hoan tuổi trẻ sáng tạo.

- Toàn Đoàn triển khai 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”, góp phần phát triển thanh niên toàn diện, khẳng định vai trò của Đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Đặc biệt, triển khai hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”. Nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ đoàn các cấp về khởi nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông về khởi nghiệp. Tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên vào thực tiễn. Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên khởi nghiệp. Xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất, nội dung hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Truyền thông và nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, đặc biệt là sáng tạo khởi nghiệp thành công. Tham mưu hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế.
12. Đồng chí Nguyễn Minh Quý – Huyện đoàn Cư M’gar, Đắk Lắk: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có nhiều tác động đến đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Với vai trò là thủ lĩnh thanh niên, đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn có thể cho biết, trong thời gian tới Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có những giải pháp gì giúp thanh niên, đặc biệt là thanh niên khối nông thôn tiếp cận, áp dụng các nội dung của cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển nông nghiệp?

Trả lời: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, không chỉ đoàn viên thanh niên khu vực nông thôn mà thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp, lập nghiệp có thể quan tâm đến các nhóm giải pháp sau do Đoàn các cấp đang và sẽ triển khai thực hiện:

- Xây dựng các giải pháp và phân bổ hàng năm đối với chỉ tiêu “Hỗ trợ 01 nghìn dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên”. Tập trung triển khai hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”, ưu tiên hỗ trợ doanh nhân trẻ, thanh niên nông thôn và sinh viên, chú trọng lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo. Vận hành Cổng thông tin thanhnienkhoinghiep.vn.

- Tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” cho các đối tượng thanh niên. Xây dựng cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp. Kết nối ý tưởng khởi nghiệp với các nhà đầu tư tiềm năng; tổ chức Sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp. Thiết lập mạng lưới liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia. Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở Đoàn, Hội, các câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố.

- Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, nội dung hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Hoàn thiện hệ thống đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp trực tuyến trên thanhnienkhoinghiep.vn; duy trì hoạt động của Hội đồng chuyên gia tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp khả thi của thanh niên. Triển khai chương trình “Mỗi doanh nhân một người thầy”, hành trình sách khởi nghiệp. Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp trong thanh niên; đào tạo đội ngũ tư vấn khởi nghiệp “Giảng viên nguồn khởi nghiệp quốc gia”. Trung ương Đoàn xây dựng thí điểm mô hình “Vườn ươm thanh niên khởi nghiệp” hoặc “Công viên khởi nghiệp”.

- Định kỳ 6 tháng/lần tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn gặp gỡ giữa doanh nhân trẻ và thanh niên khởi nghiệp với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước. Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam định kỳ hằng năm tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam. Tạo các cơ hội để thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu được tham gia vào các diễn đàn khởi nghiệp khu vực, thế giới.

- Ra mắt Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn. Kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu chính sách, chế độ ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất cho thanh niên khởi nghiệp. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ 10.000 tỷ đồng vốn cho thanh niên khởi nghiệp. Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp.

- Ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên giai đoạn 2018 - 2022”. Xây dựng các giải pháp và phân bổ hàng năm đối với chỉ tiêu “Tư vấn hướng nghiệp cho 10 triệu lượt thanh thiếu niên; giới thiệu việc làm cho 1,5 triệu thanh niên”.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Đề án quy hoạch các trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thanh niên; triển khai nội dung về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường phát hiện, hỗ trợ, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế hiệu quả tại địa phương. Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế.

- Mở rộng các hình thức tuyên dương, tôn vinh thanh niên có thành tích xuất sắc trong học nghề, lập nghiệp. Định kỳ phối hợp tổ chức các Hội thi tay nghề, Hội thi thợ giỏi, giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi”, giải thưởng “Lương Định Của”.

- Hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững; thành lập, duy trì và nhân rộng các mô hình liên kết phát triển kinh tế như: tổ hợp tác thanh niên, hợp tác xã thanh niên, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế; hỗ trợ thanh niên thành lập và chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Hỗ trợ đoàn viên thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; khai thác ứng dụng phần mềm di động “thanh niên với nông nghiệp” trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản.

13. Bạn Nguyễn Minh Phúc, trường ĐH Bách khoa, email: nmp.bk@gmail.com: Em có đọc thông tin trên internet, Trung ương Đoàn đặt chỉ tiêu hỗ trợ 10.000 tỷ đồng cho thanh niên làm kinh tế và hỗ trợ 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo. Em xin hỏi làm sao để tiếp cận được nguồn vốn vay 10.000 tỷ đồng này và dự án nào được đánh giá là dự án khởi nghiệp sáng tạo, tham gia chương trình 1.000 dự án được Trung ương Đoàn hỗ trợ?

Trả lời: - Về nguồn vốn vay 10.000 tỷ đồng: Hiện nay, nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm có tổng mức cho vay là hơn 72 tỷ đồng (tăng gần 10 tỷ đồng so với năm 2012); dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống Đoàn đạt 20.249 tỷ đồng (tăng 10.213 tỷ đồng so với năm 2012), mỗi năm tăng trưởng khoảng 2.000 đồng. Theo cam kết, nguồn vốn vận động (dự kiến từ Quỹ quốc gia khởi nghiệp) đạt 350 tỷ đồng.

Như vậy, có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm; từ nguồn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội; từ các quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn và các tỉnh, thành đoàn hoặc từ nguồn liên kết của các tổ chức Đoàn với Ngân hàng thương mại.

- Về 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo: Dự án khởi nghiệp sáng tạo là các dự án khởi nghiệp dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, có tiềm năng và khả năng tăng trưởng nhanh trong thời gian ngắn. Bạn có thể tham gia các cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp do Trung ương Đoàn, các tỉnh, thành Đoàn, đoàn trực thuộc, các trường Đại học tổ chức; Đề án trên sẽ được hỗ trợ, tập huấn gọi vốn; bạn cũng có thể gửi ý tưởng, đề án tới Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - SYS .

14. Từ email: hanhchinhvanthu.5.2017@gmail.com: Anh có suy nghĩ như thế nào về hình ảnh: Cán bộ Đoàn cấp trên về cơ sở tham gia hoạt động tình nguyện mà “giày da bóng lộn, áo Thanh niên Việt Nam sơ vin, cầm cán xẻng quấn dây xanh xanh đỏ đỏ” ra dọn dẹp một lúc để chụp ảnh lấy tư liệu rồi nghỉ. Và một giải bóng đá gây quỹ từ thiện mà in 1 tấm băng rôn rõ to chỉ để chụp ảnh, sau đó thì bỏ đi, như vậy rất tốn kém và lãng phí. Có phải phong trào Đoàn càng ngày càng màu mè, hình thức, phô trương. Anh có biện pháp nào để khắc phục tình trạng nói trên?

Trả lời: Hình ảnh mà bạn đề cập có thể có trong thực tế ở một số nơi nhưng có thể khẳng định đó là số ít. Là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã trải qua rất nhiều đợt đi công tác cơ sở, tiếp xúc với cán bộ đoàn cơ sở, đoàn viên, thanh niên tôi thấy rằng số đông cán bộ đoàn luôn gần gũi, hòa đồng với thanh niên và hướng tới việc những việc làm thực chất, thiết thực. Bởi đơn giản, nếu không có phẩm chất ấy, cán bộ đoàn không thể vận động, thuyết phục, tập hợp được thanh niên của mình. Cũng vì vậy, bên cạnh việc rèn luyện tác phong, lề lối cán bộ đoàn các cấp (Ban Thường vụ Trung ương Đoàn có ban hành Chỉ thị số 01 về nội dung này), rèn luyện về phương pháp, kỹ năng đi công tác cơ sở, Đoàn các cấp cực kỳ quan tâm đến nội dung, phương thức tổ chức các phong trào hành động cách mạng của Đoàn. Từ kết quả triển khai hai phong trào trong nhiệm kỳ 2007 – 2012, 2012 – 2017, Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X đã tổng kết và trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI triển khai 3 phong trào hành động cách mạng: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 chương trình đồng hành với thanh niên: “Đồng hành với thanh niên trong học tập”; “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”; “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn XI, chúng tôi đang bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, cụ thể thể nhất, là câu chuyện thường ngày của các bạn đoàn viên thanh niên; là mong muốn, nguyện vọng lớn nhất của đoàn viên thanh niên hiện nay như: tinh thần tình nguyện; ý chí vượt khó; sự lan tỏa những tin tốt, những câu chuyện đẹp của thanh niên; nhu cầu học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp... Những việc thường ngày này ngày càng lan tỏa trên báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông và trong toàn xã hội, đủ để thấy rằng phong trào của Đoàn không màu mè, hình thức như bạn nghĩ mà đang hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất, thiết thực nhất của đời sống giới trẻ.

III. VỀ CÔNG TÁC QUỐC TẾ THANH NIÊN
1. Ban cán sự Đoàn tại Liên bang Nga: Trung ương Đoàn gửi các tài liệu giới thiệu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; bộ sản phẩm tuyên tuyền đối ngoại; hỗ trợ tổ chức các ngày văn hóa Việt Nam ở các nước có cộng đồng sinh viên Việt Nam sinh sống.
Trả lời:
    - Hiện nay, Trung ương Đoàn đã xây dựng các Tờ rơi giới thiệu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời những thông tin này được đăng tải rộng rãi trên Website: doanthanhnien.vn.
    - Về bộ sản phẩm tuyên truyền đối ngoại: Ban Trung ương Đoàn hiện đang xây dựng Bộ quà tặng tuyên truyền đối ngoại. Chi tiết, đề nghị liên hệ Ban Quốc tế Trung ương Đoàn.
    - Về việc tổ chức hoạt động cộng đồng: Hiện Trung ương Đoàn đã nhận và sẽ hỗ trợ tối đa trên cơ sở Bảng đề xuất hỗ trợ của một số tổ chức Đoàn, Hội ngoài nước.
2. Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: Mong muốn có Tổ chức uy tín để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản có nhu cầu tuyển nhân tài là du học sinh Việt Nam để quá trình xin việc được trực tiếp và thuận tiện hơn.
Trả lời:  Đầu mối liên hệ: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
3. Hội Sinh viên Việt Nam tại Trung Quốc:

- Theo như sinh hoạt đoàn ở trong nước, hằng năm đoàn viên đều được nhận xét và xếp loại Đoàn viên trong Sổ đoàn. Tuy nhiên trong trường hợp sinh hoạt đoàn tại nước ngoài (cụ thể tại Thành phố Thượng Hải - Trung Quốc) thì khác, đoàn viên đều tham gia sinh hoạt và đóng đoàn phí đầy đủ. Nhưng không nhận được bất cứ nhận xét hay đánh giá phân loại đoàn viên nào vào sổ đoàn, và đặc biệt là sổ đoàn bên này không có nơi tiếp nhận (đoàn viên tự giữ lấy sổ đoàn của mình). Đến khi kết thúc khoá học thì chỉ nhận được giấy chứng nhận do Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Thượng Hải, Trung Quốc cấp với nội dung như sau “Trong quá trình học tập, Ông (Bà): Nguyễn Văn A, đã chấp hành đúng những quy định của Tổng Lãnh sự quán đối với lưu học sinh.”

- Về vấn đề phát triển đoàn; trưởng thành đoàn tại nước ngoài cụ thể tại Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện nay, kết nạp đoàn và trưởng thành đoàn cũng chưa có văn bản chính thức gì để xác nhận việc đoàn viên được kết nạp cũng như được trưởng thành đoàn do không có con dấu. Vấn đề này cũng xin được ý kiến để tìm giải pháp.

Trả lời: Trung ương Đoàn sẽ phối hợp với Đảng ủy ngoài nước sẽ có văn bản gửi Đảng ủy Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam tại Trung Quốc để hướng dẫn thực hiện việc sinh hoạt, nhận xét và công nhận trưởng thành Đoàn theo đúng Điều lệ Đoàn.

4. Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan: Hiện nay, Trung ương Đoàn có giải pháp nào hỗ trợ đoàn viên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nghiên cứu khoa học, áp dụng thực tiễn tại Việt Nam? Nếu có, đầu mối liên hệ và các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên cụ thể là gì?

Trả lời:
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khuyến khích đoàn viên, sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Hỗ trợ kết nối với các bộ ngành, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đối với các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Việt Nam ở nước ngoài có khả năng áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu, lao động sản xuất.
- Đầu mối liên hệ: Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ Trung ương Đoàn.
- Lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên: đề tài khoa học ứng dụng công nghệ cao, giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, nông nghiệp sạch,…

5. Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp: Trung ương Đoàn có chương trình hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối với nhà tuyển dụng hay định hướng cơ hội nghề nghiệp cho những bạn sinh viên tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về nước làm việc hay không?
Trả lời:
- Trung ương Đoàn đã có các chương trình hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước.
- Trung ương Đoàn tiếp nhận thông tin, hỗ trợ Hội Sinh viên, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại các nước kết nối với các đơn vị, cơ quan, các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu để xem xét tuyển dụng đối với các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, đáp ứng yêu cầu công việc.

6. Hội Sinh viên Việt Nam tại Đức: Hiện nay, sự phát triển của báo chí điện tử và mạng xã hội đã giúp cho đoàn viên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận nguồn thông tin từ trong nước. Tuy nhiên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam ở các nước có nhu cầu về các bộ tài liệu tuyên truyền về biển đảo Việt Nam, thông tin chính thống được cập nhật về tình hình kinh tế - xã hội trong nước. Trung ương Đoàn có giải pháp nào hỗ trợ vấn đề này không?
Trả lời:
- Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ hỗ trợ cung cấp bộ thông tin tuyên truyền về tình hình biển đảo, thông tin về tình hình thanh niên, tình hình kinh tế - xã hội trong nước thông qua video phóng sự, infographic, sách ảnh cho đoàn viên, sinh viên ở nước ngoài.
- Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về các tài liệu tuyên truyền và thông tin tình hình kinh tế - xã hội trong nước có thể đề xuất với Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên qua Ban Quốc tế Trung ương Đoàn để được hỗ trợ cụ thể, kịp thời.
7. Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary: Nhu cầu của sinh viên Việt Nam đi du học (ở nhiều bậc học khác nhau) tại các nước phát triển ngày càng tăng, vậy Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có hoạt động gì để hỗ trợ các bạn sinh viên trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu này?
Trả lời:
- Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ học sinh, sinh viên về nguồn thông tin các học bổng du học ở nước ngoài; sẽ phối hợp với đại sứ quán, Hội sinh viên Việt Nam tại các nước để cung cấp thông tin...
- Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu tiếp nhận thông tin từ Hội Sinh viên Việt Nam ở các nước về điều kiện ăn ở, sinh hoạt, môi trường giáo dục tại các nước.

8. Sinh viên Trần Quốc Nhật Minh, ngành Khoa học Máy tính, Đại học California tại San Diego, tiểu bang California, Hoa Kỳ: Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống du học sinh ngày nay. Các bạn học sinh đi học xa thường sử dụng mạng xã hội để kết nối và chia sẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống với gia đình, bạn bè; nắm bắt và theo dõi những sự kiện trong và ngoài nước. Tuy nhiên đi đôi với những mẩu thông tin tích cực luôn tồn tại rất nhiều những thông tin xấu, xuyên tạc và chống phá có chủ đích được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội. Vậy một du học sinh sống đẹp và sống bản lĩnh khi gặp phải một mẩu thông tin xấu được chia sẻ trên mạng xã hội thì theo anh Phong nên có những hành động gì là phù hợp?

Trả lời: Một du học sinh đã có ý thức sống đẹp, sống bản lĩnh thì đương nhiên sẽ nhận thức rõ về tính chất các thông tin mang tính tiêu cực, phản động trên mạng xã hội. Trong trường hợp này bạn không nên chia sẻ, phổ biến thông tin này. Nếu nhận thấy tính chất nghiêm trọng của thông tin và ảnh hưởng của nó đến cộng đồng du học sinh tại nước sở tại bạn nên thông báo, phản ánh tới tổ chức Đoàn - Hội mà bạn đang tham gia.

IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐOÀN
1. kimvihungyen@gmail.com, nguyenvandung1022@gmail.com, Lê Văn Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương: Thực tế hiện nay tại 1 số cơ sở đoàn việc kết nạp đoàn viên đang diễn ra 1 cách bừa bãi, có nhiều chỗ không đúng quy trình, tạo nên hiện trạng 1 số đoàn viên không đủ phẩm chất năng lực. Vậy xin hỏi đồng chí đánh giá thế nào về chất lượng kết nạp Đoàn viên hiện nay? Ban Bí thư Trung ương Đoàn cần có những biện pháp gì để khắc phục?

Trả lời: Trong thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đoàn. Công tác đoàn viên chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng đoàn viên, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của đoàn viên trong mỗi tập thể thanh niên; công tác quản lý đoàn viên được chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất hơn, một số cấp bộ Đoàn đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đoàn viên; công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục. Về quy trình phát triển đoàn viên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Tính đến hết tháng 06/2017, cả nước có tổng số 6.434.376 đoàn viên thuộc quản lý của 44.454 cơ sở Đoàn và đang sinh hoạt tại 267.495 chi đoàn.

Hiện tượng một số cơ sở đoàn kết nạp đoàn viên ồ ạt, chưa đúng quy trình không phải là hiện tượng phổ biến, nó chỉ diễn ra ở một số cơ sở đoàn mà ở đó cấp bộ Đoàn chưa quan tâm đúng mức, cán bộ Đoàn thiếu trách nhiệm, hạn chế về năng lực. Để khắc phục các hiện tượng như đã nêu, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có các giải pháp cụ thể như: Chỉ đạo các cấp bộ đoàn tăng cường nhận thức, thống nhất ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đoàn; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác đoàn vụ, đối với các đơn vị làm không đúng quy trình kết nạp đoàn viên đề nghị kiểm điểm, kỷ luật; chú trọng công tác tạo nguồn, triển khai chủ trương “1+1” (một đoàn viên giúp đỡ, hướng dẫn, giới thiệu một thanh niên vào Đoàn); triển khai hiệu quả chương trình “Rèn luyện đoàn viên” giai đoạn 2018 - 2022, gắn rèn luyện với nhiệm vụ, trách nhiệm của đoàn viên từng khu vực, đối tượng; đang từng bước ứng dựng công nghệ thông tin trong việc quản lý có hệ thống cơ sở dữ liệu đoàn viên.

2. Đồng chí Châu Tấn Hưng, bí thư Chi đoàn ấp Ninh An, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh (tnchautanhung@gmail.com): Chi đoàn tôi mỗi tháng vẫn tổ chức sinh hoạt định kỳ đầy đủ, chi đoàn có 9 thanh niên nông thôn tham gia sinh hoạt, còn lại là đoàn viên tham gia sinh hoạt nơi cư trú (bao gồm đi làm và học sinh)... Điều Lệ Đoàn khóa trước quy định đoàn viên tham gia sinh hoạt nơi cư trú tham gia tối thiểu 2 lần/năm và ở đây, có một số đoàn viên cư trú chỉ đi tham gia hoạt động hoặc sinh hoạt 2 lần và không tham gia nữa, về sau yêu cầu ký giấy sinh hoạt nơi cư trú vì đã đi đủ 2 lần theo Điều lệ Đoàn. Sinh hoạt mỗi tháng chỉ có vài anh em nông thôn đến dự, đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú thì không mời được, lâu lâu được 1 người, 2 người. Vậy Đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú tham gia tối thiểu 2 lần/năm là quy định chỉ cần đi tham gia 2 lần (và được ký nhận xét tốt và đạt), hay đó là mức tối thiểu số lần tham gia và chi đoàn dựa vào số buổi kêu gọi đoàn viên để đánh giá giấy sinh hoạt?

Trả lời: Căn cứ khoản 3 điều 2 Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định “đoàn viên có nhiệm vụ tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú”; căn cứ Hướng dẫn số 01 HD/BTC ngày 26/10/2015 về Đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú có quy định về mức độ tham gia là: “Trong 01 năm, đoàn viên tham gia tối thiểu 02 lượt sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú”. Công tác đánh giá Đoàn viên tham gia sinh hoạt nơi cư trú thực hiện theo tiêu chí nhận xét, đánh giá và xếp loại được quy định trong Hướng dẫn 01. Tổ chức đoàn nơi tiếp nhận Đoàn viên về tham gia sinh hoạt nơi cư trú cần xây dựng nội dung hoạt động, đổi mới phương pháp để thu hút và phát huy tính sáng tạo của Đoàn viên khi tham gia sinh hoạt nơi cư trú.

3. Đoàn khối các cơ quan TP Hải Phòng, Huyện đoàn Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang: Trên thực tế hiện nay, số lượng biên chế, hợp đồng lao động trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng giảm, dẫn đến số lượng đoàn viên trong độ tuổi Đoàn thuộc các đơn vị này ngày càng giảm và không có khả năng tăng (vì đoàn viên trưởng thành tăng và Nghị quyết Trung ương đến năm 2021 sẽ giảm 10% số lượng biên chế). Vậy Trung ương Đoàn có giải pháp gì để đảm bảo được số lượng đoàn viên trong các đơn vị trên không? Có nên quy định độ tuổi sinh hoạt Đoàn riêng đối với các đơn vị trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập không?

Trả lời: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của Thanh niên Việt nam, có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Điều lệ Đoàn quy định rõ độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn của thanh niên nên không thể quy định độ tuổi đoàn riêng đối với các đơn vị cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, bên cạnh đó việc quy định độ tuổi đoàn viên còn phải phù hợp với Luật thanh niên… Đối với các đơn vị cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có ít đoàn viên thì có thể ghép các chi đoàn với nhau thành một chi đoàn với số lượng đoàn viên lớn hơn.

4. Thành đoàn Cà Mau, ĐT: 0290.3831.xxx: Đảng ta luôn chủ trương nâng cao chất lượng đảng viên, trẻ hóa và nâng cao học vấn trình độ cho đảng viên. Sinh viên là đối tượng có trình độ, năng lực và nhiệt huyết cao trong các phong trào hoạt động. Vì vậy nếu được kết nạp vào Đảng thì khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội xin được việc làm. Rất mong Trung ương Đoàn trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề phát triển đảng trong lực lượng sinh viên?

Trả lời: Đảng ta luôn coi trọng xây dựng, bồi dưỡng lực lượng kế cận của mình. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề về thanh niên và công tác thanh niên, trong đó có nhiều chủ trương về phát triển đảng trong thanh niên, sinh viên. Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học”; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Từ quan điểm đó, trong những năm vừa qua, để đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên sinh viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam đã chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường bồi dưỡng, giới thiệu học sinh, sinh viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đã triển khai tới 100% chi đoàn, đoàn cơ sở, chi hội sinh viên các trường cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”; các đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI và hành động của tuổi trẻ”; các diễn đàn “Đảng với sinh viên - sinh viên với Đảng”, “Tôi - người cộng sản trẻ tuổi”…

Có thể khẳng định, công tác phát triển đảng viên trong sinh viên thời gian qua và tới đây sẽ luôn nhận được sự quan tâm chú trọng của các cấp bộ đoàn bởi hiện nay số lượng học sinh, sinh viên vẫn chiếm tỷ lớn trong cơ cấu thanh niên toàn quốc. Đây vẫn sẽ tiếp tục là nhóm đối tượng thanh niên đông đảo, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, lớn mạnh của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là nguồn bổ sung lực lượng kế cận đáng kể cho Đảng.

Trong thời gian qua, công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng nói chung đã được các cấp bộ đoàn triển khai thực hiện thông qua việc cụ thể hóa Kết luận số 138-KL/TWĐTN, ngày 31/11/2008 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khoá IX) về một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Bên cạnh đó, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, hướng dẫn cụ thể, như: Nghị quyết về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên”, “Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2015 - 2017”, “Hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên”, “Hướng dẫn xây dựng Chi đoàn mạnh”, “Hướng dẫn một số nội dung về nghiệp vụ công tác đoàn viên”..., hướng dẫn về quy trình, thủ tục giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Đồng thời, chỉ đạo triển khai một số hoạt động như: “Trao danh sách đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp”, sinh hoạt chính trị “Tiến bước dưới cờ Đảng”, tổ chức diễn đàn “Đảng với thanh niên - Thanh niên với Đảng” nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hằng năm.

Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”, phát hiện, lựa chọn đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng tạo nguồn và nâng cao chất lượng giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Chú trọng giới thiệu đoàn viên ưu tú là công nhân trực tiếp sản xuất, sinh viên, thanh niên nông thôn, lực lượng vũ trang, trí thức trẻ, thanh niên dân tộc thiểu số, cán bộ đoàn cơ sở. Bên cạnh đó, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ ban hành văn bản, kế hoạch, hướng dẫn để nâng cao chất lượng Đoàn viên, giới thiệu được nhiều Đoàn viên ưu tú cho Đảng, như: Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2017 - 2022; Hướng dẫn xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn “3 chủ động”, giai đoạn 2018 - 2022; Công văn về việc giới thiệu đoàn viên ưu tú và trao danh sách đoàn viên ưu tú cho cấp uỷ nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hằng năm...

5. Đồng chí Nguyễn Hải Hà, Trường Đại học Phương Đông, email: haone11@gmail.com; Đoàn khối Doanh nghiệp Trung ương: Xin được hỏi anh Lê Quốc Phong là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mọi thứ đều “số hóa” thì Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên đã có giải pháp cụ thể nào để công nghệ hóa việc quản lý và tổ chức các hoạt động cho sinh viên?

Trả lời: Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ từng bước hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin (xây dựng phần mềm quản lý công tác tổ chức xây dựng Đoàn cấp tỉnh, phần mềm quản lý đoàn viên) trong việc quản lý đoàn viên; đối với đoàn viên là sinh viên, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam sẽ tiến hành thay đổi thẻ hội viên từ thẻ giấy sang thẻ nhựa có gắn chíp để dễ dàng quản lý và tổ chức hoạt động cho sinh viên. Hiện nay việc đổi thẻ hội viên Hội Sinh viên đã được triển khai thí điểm tại 4 đơn vị (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng) với tổng số 13 trường triển khai.

6. Email thtanviet68@gmail.com: Hiện nay Thông tư 35 quy định chế độ bí thư đoàn trường. Trong đó chỉ có bí thư đoàn THPT trở lên mới có chế độ. Như vậy rất thiệt thòi cho bí thư chi đoàn trường tiểu học THCS. Các đồng chí ngoài trực tiếp chỉ đạo chi đoàn còn chỉ đạo hoạt động Đội. Công việc nhiều nhưng không có chế độ. Vậy đề nghị TW đoàn nghiên cứu?

Trả lời: Hiện nay theo quy định của Nhà nước, tổ chức Đoàn trong khu vực trường học đang áp dụng Quyết định số 13-QĐ/Ttg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam, Hội LHTN Việt Nam trong các cơ sở giáo dục cơ sở dạy nghề chỉ quy định đến đối tượng công tác tại: các Đại học, Học viên, các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học, THPT, Phổ thông Dân tộc Nội trú và Trung tâm GDTX thuộc tất cả các loại hình trong hệ thống Giáo dục Quốc dân được quy định tại Luật Giáo dục và Luật dạy nghề. Trong quyết định này cũng chỉ quy định đến chế độ, chính sách của Bí thư Đoàn trường THPT, Phổ thông Dân tộc Nội trú và Trung tâm GDTX.

Đối với đội ngũ Bí thư Chi đoàn của các trường THPT, Phổ thông Dân tộc Nội trú và Trung tâm GDTX cũng không hưởng chế độ chính sách này.

Trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên ngoài đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách còn có đội ngũ cán bộ Đoàn kiêm nhiệm và đội ngũ cán bộ phong trào; đặc biệt là đội ngũ Bí thư chi đoàn, cấp tế bào của tổ chức Đoàn. Đặc trưng của cán bộ Đoàn đều là những cá nhân tiêu biểu, đặc biệt đó chính là có tinh thần tự nguyện và yêu thích các hoạt động xã hội, cống hiến sức trẻ của mình cho sự phát triển của tổ chức. Có như thế tổ chức Đoàn mới phát triển vững mạnh. Do đó ngoài những cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước còn đòi hỏi tự thân mỗi cán bộ Đoàn khắc phục khó khăn thể hiện tinh thần tiên phong, xung kích của người cán bộ Đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên; việc tham gia hoạt động Đoàn là môi trường góp phần hoàn thiện bản thân.

7. Đồng chí Châu Tấn Hưng, Bí thư Chi đoàn ấp Ninh An, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh (email tnchautanhung@gmail.com): Bí thư Chi đoàn, mỗi tháng tôi được phụ cấp hỗ trợ 150.000đ/tháng. Mà 3 tháng tôi mới nhận được tiền phụ cấp tổng 450.000đ. Số tiền trên thật chất không đủ để tôi đỗ xăng hoạt động. Tôi làm, tôi tham gia bằng tinh thần nhiệt huyết và đam mê, nên tôi không nghĩ chuyện phụ cấp nhiều ít. Nhưng các đồng  chí khác, với mức phụ cấp như thế, chắc chắn không ai làm, và những cái tên đưa lên làm bí thư chi đoàn, thì chỉ được vài tháng. Anh, chị nào làm lâu, kiên trì, thì họ có việc làm thêm ở ngoài, hoặc làm công ty. Mà nếu làm ở công ty,.. thì đâu có thời gian hoạt động mạnh cho chi đoàn. Một số thanh niên tiêu biểu hoạt động mạnh rồi cũng từ bỏ. Mà muốn hoạt động mạnh mà mức phụ cấp vậy sao làm nổi. Vậy Đồng chí là thủ lĩnh thanh niên cả nước và là thủ lĩnh của tôi, đồng chí có hướng nào để giúp tôi và những đồng chí khác tìm nguồn có thể nâng mức phụ cấp của chúng tôi lên không?

8. Đồng chí Hoàng Hữu Hoan, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương: Hiện nay các chế độ đãi ngộ cho người làm công tác đoàn ở địa phương là quá thấp dẫn đến người làm công tác đoàn dù nhiệt huyết cũng không thể theo dài lâu. Vậy đồng chí có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

9. Đoàn khối các cơ quan TP Hải Phòng: Trung ương Đoàn nên có văn bản tham mưu, đề xuất với các Bộ, Ngành Trung ương tạo điều kiện về cơ chế (bằng văn bản cụ thể) để các đơn vị căn cứ thực hiện việc hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác kiêm nhiệm (vì trong cơ quan, đoàn thanh niên là lực lượng vất vả nhất và là đội ngũ duy nhất trong các tổ chức đoàn thể không có phụ cấp)?

10. Đồng chí Nguyễn Đức, Xã đoàn Tân Khánh Hòa, Giang Thành, Kiên Giang, email: nguyenvanductkh@gmail.com: Kiến nghị cấp lãnh đạo cần có chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí cho cán bộ Đoàn kiêm nhiệm tại các chi đoàn ngành, cơ quan trực thuộc. Chính sách đối với cấp phó bí thư xã đoàn hiện nay vẫn còn chênh lệnh khá nhiều so với cấp trưởng, từ đó chưa an tâm công tác?
11. Đồng chí Huỳnh Chí Nguyễn - Bí thư xã Đoàn Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. ĐT: 0949 149 xxx. Hiện nay cơ chế chính sách đối với Phó Bí thư Chi đoàn ở địa bàn dân cư, cán bộ đoàn ở các trường trung học phổ thông còn nhiều bất cập, từ đó rất khó khăn trong việc phân công làm nhiệm vụ. Trong thời gian tới TW có những giải pháp nào để tạo điều kiện cho những đối tượng trên hoạt động tốt hơn?

12. Nguyễn Thị Trúc Linh - Ủy viên BCH Tỉnh Đoàn, Phó Trưởng Ban ĐKTHTN Tỉnh Đoàn An Giang: Hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay ngày càng tăng về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, kinh phí cho hoạt động rất khó khăn, mức hỗ trợ cho các đồng chí Bí thư Chi đoàn khóm, ấp chưa phù hợp. Trong thời gian tới, đồng chí Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có những giải pháp gì để hỗ trợ cho hoạt động của tổ chức Đoàn ở cở sở?

Trả lời (từ câu 7-12): Trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên ngoài đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách còn có đội ngũ cán bộ Đoàn kiêm nhiệm và đội ngũ cán bộ phong trào; đặc biệt là đội ngũ Bí thư chi đoàn, cấp tế bào của tổ chức Đoàn. Đặc trưng của cán bộ Đoàn đều là những cá nhân tiêu biểu, đặc biệt đó chính là có tinh thần tự nguyện và yêu thích các hoạt động xã hội, cống hiến sức trẻ của mình cho sự phát triển của tổ chức. Có như thế tổ chức Đoàn mới phát triển vững mạnh. Do đó ngoài những cơ chế chính sách quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước còn đòi hỏi tự thân mỗi cán bộ Đoàn khắc phục khó khăn thể hiện tinh thần tiên phong, xung kích của người cán bộ Đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên; việc tham gia hoạt động Đoàn là môi trường góp phần hoàn thiện bản thân.

13. Đồng chí Hoàng Lê Minh - UVBCH Tỉnh đoàn Thanh Hóa - Bí thư đoàn trường ĐH Hồng Đức (email hoangleminh@hdu.edu.vn):

- Theo tinh thần tinh giản đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong khi đó yêu cầu công tác Đoàn và phong trào Thanh niên ngày càng nặng nề? Vậy giải pháp của TW Đoàn là gì để có thể tuyển chọn được những đồng chí trẻ - thực sự giỏi, tâm huyết bổ sung vào đội ngũ cán bộ trưởng thành, chuyển công tác để đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như yêu cầu tinh giản? 

  Đề nghị Trung ương Đoàn tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để có thể tạo cơ chế thi tuyển các vị trí công tác Đoàn được không (như qua theo dõi TW Đoàn và một số nơi đã thực hiện)?

- Đề nghị Trung ương Đoàn áp dụng phương pháp thống kê khoa học vào các quyết định thay đổi Điều lệ Đoàn hoặc các hình thức, chương trình hành động của Đoàn trong tương lai để mang tính thuyết phục hơn và các thay đổi nên lắng nghe cơ sở nhiều hơn và xuất phát từ thực tiễn hoạt động Đoàn. Ví dụ: Khi có ý kiến đề nghị nhiệm kỳ ĐH Đoàn trường THPT là 5 năm 2 lần hoặc nhiệm kỳ tuân theo nhiệm kỳ cấp ủy cùng cấp? hoặc giữ nguyên như Điều lệ 1 năm một lần, vậy trước khi đưa ra đại hội lấy ý kiến biểu quyết, TW Đoàn có lấy ý kiến Đoàn trường THPT hay không, cấp ủy cùng cấp hay không? Trung ương Đoàn có tổ chức phiếu khảo sát các trường THPT hay không? Kết quả như thế nào? Tại sao lại giữ nguyên và các đề nghị thay đổi có thuận lợi cho công tác hơn hay không? Các giải trình cũng chưa dựa trên cơ sở số liệu cụ thể.

Trả lời: Việc tinh gọn bộ máy nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hiện nay đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nêu rõ “đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên, từng bước khắc phục "hành chính hoá" hoạt động và "công chức hoá" cán bộ; tăng cường phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; tích cực tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả. Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp, gắn với đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước và quản lý tài chính; nghiêm túc thực hiện việc khoán kinh phí để phát huy tính tích cực, chủ động và tự chủ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên…”.

Do đó việc tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào Thanh niên là yêu cầu đối với tổ chức Đoàn hiện nay. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Đoàn trước yêu cầu tinh gọn bộ máy, nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017- 2022 cũng đề ra nhiều chủ trương giải pháp lớn như đặt trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn trưởng thành từ phong trào thanh niên. Điều này cũng đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn cũng phải năng động, sáng tạo hơn, thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng tốt CNTT để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ được giao.

Hiện nay việc thi tuyển các vị trí công tác Đoàn vẫn nằm trong quy định chung của thi tuyển cán bộ công chức Đảng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội theo hướng dẫn số 37- HD/BTCTW ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Trước mỗi chủ trương lớn của tổ chức Đoàn như việc sửa đổi bổ sung điều lệ Đoàn, việc triển khai chương trình hành động cách mạng của tổ chức Đoàn. Tổ chức Đoàn đều tiến hành các hoạt động khảo sát, lấy ý kiến, tham vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực và sự đồng thuận của các cơ sở Đoàn; đặc biệt đối với việc sửa đổi bổ sung điều lệ Đoàn và các chương trình hành động cách mạng được sự thống nhất cao tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2017- 2022.

14. Huyện Đoàn Si Ma Cai, Lào Cai: Theo Quy chế cán bộ Đoàn, cán bộ Đoàn các cấp giới hạn về độ tuổi. Tuy nhiên hiện nay với quy định về việc nguồn tuyển cán bộ Đoàn phải đúng ngạch công chức, hoặc phải đủ điều kiện chuyển từ ngạch viên chức sang ngạch công chức dẫn đến tình trạng khó khăn trong nguồn tuyển và người có đủ điều kiện thì không thể chuyển sang Đoàn do không đúng ngạch hoặc không đủ thời gian chuyển ngạch. Vậy BCH TWĐ có cơ chế gì để giải quyết vấn đề này?  

15. Đồng chí Ngô Văn Út - Bí thư xã Đoàn Nguyễn Việt Khái, huyện Phú tân, tỉnh Cà Mau. ĐT: 0944 678 xxx: Hiện nay việc tuyển cán bộ Đoàn tại huyện theo quy định là phải công chức nhà nước mới bổ nhiệm vào những vị trí (Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ), người đủ chuẩn công chức thì lại thiếu kỹ năng Đoàn, người có đầy đủ yếu tố cán bộ Đoàn và trưởng thành từ cơ sở lại thiếu chuẩn công chức; và hiện tại thì đối với tỉnh thì 2 - 3 năm mới tuyển công chức 01 lần. trong khi đó quy chế cán bộ Đoàn lại quy định độ tuổi là 35 trở lại. Từ những nguyên nhân trên cũng đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên ở địa phương.

Kiến nghị: Trung ương Đoàn có đề xuất với các ngành chức năng TW có cơ chế tuyển dụng đặc thù đối với cán bộ đoàn vị trí chuyên trách tại huyện.

16. ĐVTN tỉnh Đồng Tháp: Liên quan đến công tác Quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ hiện tại theo quy định tại Khoản 3, Điều 25 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ về “Qui định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức”  thì đối với các đồng chí Đoàn cấp xã  khi muốn rút về công tác đoàn chuyên trách tại các Huyện, Thị, Thành Đoàn,... Thì phải mất ít nhất 60 tháng thì mới đảm bảo về bố trí được chức vụ và lương theo quy định, nếu không thì phải hợp đồng lại từ đầu. Trong khi theo quy chế cán bộ Đoàn thì đòi hỏi trẻ, trình độ... Điều này đối với riêng Đoàn Thanh niên là hơi khó. Đề nghị trong thẩm quyền của mình Trung ương Đoàn nên có đề nghị với Chính phủ xem xét điều chỉnh mở hơn đối với Đoàn Thanh niên. Đồng thời có sơ, tổng kết đánh giá những kết quả đạt được và chưa được đối với thực hiện quy chế cán bộ Đoàn.

Trả lời câu hỏi 14 + 15 + 16: Hiện nay việc thi tuyển các vị trí công tác Đoàn vẫn nằm trong quy định chung của thi tuyển cán bộ công chức Đảng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội theo hướng dẫn số 37- HD/BTCTW ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó Quy chế cán bộ Đoàn đã triển khai thực hiện trong 10 năm qua, trong quá trình đó cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI có xác định nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn để tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ Đoàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

17. Từ email xuanhuynh0503@gmail.com; Châu Tấn Hưng, bí thư Chi đoàn ấp Ninh An , xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh (email tnchautanhung@gmail.com): Hiện tại câu nói thường xuyên của em được nghe là công tác Đoàn hiện nay so với các ban ngành đoàn thể khác là yếu hơn rất nhiều, hiện nay đoàn không tham gia nhiệt tình như thời xưa... Đó là những câu khiến cán bộ Đoàn tụi em luôn trăn trở. Thật sự đánh giá khách quan mà nói, công tác Đoàn hiện nay được các bạn trẻ, ĐVTN, HS-SV thực hiện sôi nổi, nhiệt tình như trong tháng Thanh niên, chiến dịch TNTN hè hàng năm, giao lưu TTTD, tổ chức Xuân ấm áp, Buổi cơm yêu thương, hỗ trợ các bạn đoàn viên, những em học sinh nghèo... và còn nhiều hoạt động nữa.

Tuy nhiên bên cạnh hoạt động sôi nổi của các bạn đoàn viên HS-SV, thì đoàn viên địa phương hiện nay vẫn còn một số ít bạn trẻ vì nhu cầu kinh tế bản thân, gia đình mà ảnh hưởng đến công tác. Dẫu biết là công tác Đoàn thì tình nguyện là chính, nhưng vì cuộc sống các bạn vẫn phải lo cho gia đình, nên ảnh hưởng không ít đến hoạt động! Thậm chí một vài Bí thư chi đoàn khóm khi vào đoàn hoạt động rất nhiệt huyết (SV mới ra trường chưa tìm được việc làm), nhưng vì cuộc sống các bạn đi tìm việc (thậm chí làm công nhân, làm thuê..không đúng chuyên ngành học) bỏ bê tham gia công tác Đoàn, thậm chí xin nghỉ. Anh (chị) nghĩ như thế nào về đánh giá thực trạng đoàn viên địa phương hiện nay? Có biện pháp nào giúp các bạn ổn định kinh tế vừa tham gia công tác đoàn?

Trả lời:  nói công tác đoàn yếu hơn so với các đoàn thể khác là không chính xác. So với các đoàn thể khác, công tác đoàn luôn được đánh giá cao và hoạt động sôi nổi ở khắp nơi ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.  Các phong trào của Đoàn đa dạng, phong phú, phủ khắp các đối tượng thanh niên, đoàn viên, như đối tượng thanh niên nông thôn có phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, trong đối tượng thanh niên công chức viên chức có phong trào “Ba trách nhiệm”, thanh niên đô thị có phong trào “Thanh niên chung tay xây dựng văn minh đô thị, học sinh có phong trào “Học sinh 3 tích cực”, sinh viên có phong trào “Sinh viên 5 tốt”, trong các trường trung cấp, chuyên nghiệp có phong trào “Ba rèn luyện”, trong lực lượng vũ trang có phong trào “Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao”, “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”,… và còn rất nhiều các cuộc vận động, các chiến dịch thanh niên, các công trình thanh niên đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước. Một số con số biết nói như: trung bình mỗi năm, Đoàn thanh niên các cấp trên cả nước tổ chức được hơn 500 công trình thanh niên cấp tỉnh; hơn 4 nghìn công trình thanh niên cấp huyện; gần 30 nghìn công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở. Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè được triển khai với chương trình “Tiếp sức mùa thi” và 4 chiến dịch: “Mùa hè xanh, “Hoa phượng đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”, “Hành quân xanh” đã thu hút trên 1 triệu thanh niên tham gia với hơn 26 nghìn đội hình thanh niên tình nguyện được thành lập. Các đội hình thanh niên tình nguyện đã đóng góp hơn 30.000 ngày công giúp đỡ chính quyền địa phương và nhân dân vệ sinh nhà cửa, làm vệ sinh tại các công sở, trường học, bệnh viện, trạm xá, các hộ gia đình chính sách, neo đơn, khử trùng các giếng nước, làm cầu tạm, làm đường giao thông; hơn 30 nghìn hoạt động chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng; giúp đỡ con em các gia đình thương binh, liệt sỹ của các em thiếu niên, nhi đồng. Hàng năm có hơn 6 nghìn Đoàn xã, phường, thị trấn thành lập được câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế/11.588 Đoàn xã, phường thị trấn cả nước (đạt hơn 50%) với hơn 7 nghìn câu lạc bộ được thành lập thu hút hơn 65 nghìn thanh niên tham gia…

Tuy nhiên, tại địa bàn dân cư thì hoạt động đoàn lại gặp nhiều khó khăn do một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa hoặc tập trung phát triển kinh tế, ít quan tâm đến hoạt động đoàn. Có thể thấy, việc đoàn viên, thanh niên tìm việc làm, lo làm kinh tế là nhu cầu chính đáng. Để đồng hành, hỗ trợ với thanh niên, thời gian qua, Trung ương Đoàn đã có nhiều phong trào, chương trình đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp với nhiều hoạt động sôi nổi: Hàng năm, tư vấn hướng nghiệp cho hơn 1 triệu lượt thanh niên, học sinh, tham gia dạy nghề cho hơn 80 nghìn thanh niên, giới thiệu việc làm cho hơn 400 nghìn thanh niên. Rất nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên được triển khai, như: Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” với các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thông tin, kiễn thức và vốn cho thanh niên khởi nghiệp hay các Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được thành lập cũng để hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho thanh niên trong vấn đề phát triển các dự án khởi nghiệp. Tại các địa phương khác nhau, đoàn các cấp cũng đã tham mưu chế độ, chính sách hỗ trợ cho các chức danh Bí thư chi đoàn… Và còn rất nhiều những hỗ trợ khác đang được mỗi cơ sở đoàn triển khai hàng ngày, góp phần đảm bảo đời sống kinh tế, tạo việc làm cho đoàn viên, thanh niên ổn định và tham gia sinh hoạt đoàn.

Bên cạnh những hỗ trợ từ các tổ chức đoàn, để nâng cao chất lượng hoạt động trên địa bàn này, đối với riêng cán bộ đoàn trên địa bàn dân cư cần thể hiện tinh thần tự nguyện của tuổi trẻ, phát huy sức trẻ và nhiệt huyết, nỗ lực, vượt qua khó khăn, đi đầu, nêu gương trong thanh niên; đồng thời chủ động ổn định đời sống kinh tế, tiếp tục cống hiến cho công tác đoàn nói riêng và xã hội nói chung ngày một giàu mạnh.

18. Từ email hanhchinhvanthu.5.2017@gmail.com: Tại sao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lại sử dụng 2 từ “phong trào” cho một số hoạt động của mình? Phải chăng phong trào đoàn là để hiệu triệu, kêu gọi đoàn viên, Thanh niên, mọi người trong xã hội cùng cùng tham gia một số công việc nào đó do Đoàn Thanh niên phát động, mà không cần biết đến kết quả ra sao, có hoàn thành tốt đẹp hay dang dở?

Trả lời: Lênin đã nói “Thế hệ thanh niên chỉ có thể học chủ nghĩa cộng sản khi biết gắn liền từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với cuộc đấu tranh không ngừng của những người vô sản”. Theo Lênin, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên là phải tổ chức hoạt động thực tiễn để thanh niên tự giáo dục mình và giáo dục người khác trưởng thành, tự trau dồi, rèn luyện bản thân và tiến bộ. Quan điểm đó suy rộng ra là, việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng của Đoàn trong bất kỳ giai đoạn nào cũng là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đoàn; giáo dục thanh niên; đoàn kết, tập hợp thanh niên... thì việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng cho thanh niên cũng là một phương thức hoạt động hiệu quả của Đoàn. Có thể khẳng định:

- Phong trào xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống để đáp ứng nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của thanh niên; là nơi để thanh niên rèn luyện và trưởng thành.
- Phong trào hành động cách mạng của Đoàn phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện thời; đáp ứng được đòi hỏi của tình hình đất nước. Do đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên.
- Thông qua phong trào, Đoàn thực hiện chức năng trường học xã hội chủ nghĩa hiệu quả hơn, chất lượng tổ chức Đoàn được củng cố; vai trò của Đoàn được phát huy.

- Tổ chức phong trào hành động cách mạng là phương pháp, cách thức hiệu quả nhất để Đoàn duy trì mục tiêu, lý tưởng của mình nhằm khơi dậy và phát huy khả năng của lực lượng thanh niên, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Trong suốt chiều dài lịch sử 87 năm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào hành động cách mạng, cổ vũ thanh niên xung kích đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, có thể kể đến một số phong trào lớn, tiêu biểu như: phong trào “Lao động kiến thiết Tổ quốc” phát động năm 1956; phong trào “Thi đua trở thành người lao động tiên tiến” phát động năm 1960; phong trào “Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” phát động năm 1961; phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc phát động năm 1964; phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam phát động năm 1965; phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” phát động năm 1978; .... Đến thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, phong trào hành động cách mạng của Đoàn cũng cần có sự thay đổi về trọng tâm, được thể hiện ở các phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”; kế đến là hai phong trào trong nhiệm kỳ Đại hội IX “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và Đại hội X “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

Từ các phong trào hành động cách mạng theo nhiệm kỳ, giai đoạn, Đoàn  triển khai thành các phong trào nhánh để phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Đây là sự cụ thể hóa phong trào để phù hợp với bối cảnh tình hình, đối tương, nhiệm vụ chính trị cụ thể, như: Phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội khóa X vừa qua được cụ thể hóa thành phong trào "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” trong thanh niên nông thôn; “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh minh đô thị" trong thanh niên đô thị,; phong trào 4 nhất trong thanh niên công nhân; Chiến dịch Mùa hè xanh trong sinh viên; Chiến dịch Hoa phượng đỏ trong học sinh THPT; Chiến dịch kỳ nghỉ hồng trong thanh niên công chức viên chức; chiến dịch Hành quân xanh trong thanh niên lực lượng vũ trang...

Dù là phong trào lớn hay nhỏ đều được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn, được xác lập dựa trên các điều kiện về thời gian, không gian cụ thể, có tính chính trị , tính lan tỏa... đặc biệt phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, theo định hướng lãnh đạo của Đảng , do vậy phong trào đoàn luôn được các cấp bộ đoàn nghiêm túc triển khai, kết quả của phong trào luôn phải được đánh giá cụ thể, như:

- Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”: Trung ương Đoàn và các tỉnh đoàn đã hoàn thành xây dựng 100 cầu nông thôn của Dự án thí điểm và triển khai Dự án xây dựng cầu nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 tại 7 tỉnh với gần 100 cầu đang được xây dựng. Triển khai Đề án xây dựng chòi tránh lũ cho đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, các cấp bộ đoàn đã vận động đoàn viên, thanh niên các tỉnh đóng góp 3.555 ngày công và trên 4 tỷ 745 triệu đồng tiền mặt, xây dựng 700 chòi tránh lũ cho đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách ở 14 xã thuộc 7 tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Bắc Trung Bộ.Các cấp bộ đoàn đã thành lập và duy trì hoạt động của 20.378 câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, 1.548 câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hỗ trợ 29.563 đoàn viên, thanh niên vay vốn. Giai đoạn 2011-2015 đã có 1.200 gương thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh tiêu biểu được nhận giải thưởng Lương Định Của và thông qua các mô hình phát triển kinh tế các địa phương đã giải quyết việc làm cho 427.105 đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ 29.563 đoàn viên, thanh niên vay vốn.Đoàn viên, thanh niên các địa phương đã góp 1.588.015 ngày công xây dựng mới 10.907 km đường giao thông nông thôn, 627.198 ngày công để xây dựng 89.205km giao thông thủy lợi nội đồng, 244.799 ngày công xây dựng mới 2.820 nhà văn hóa, 204.436 ngày công xây dựng mới 5.255 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi... Thông qua cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Chương trình 10.000 địa chỉ tình nghĩa và 1.000 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”, Hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng”…, thanh niên quân đội đã quyên góp, xây dựng hơn 400 ngôi nhà 100 đồng trị giá hơn 20 tỷ đồng; làm 118km đường bê tông; khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 186.362 lượt người; mổ 693 cặp mắt; tặng 12.360 bộ quần áo, 25 bộ máy tính, 15.000 tập vở cho học sinh… Qua các phong trào, các cấp bộ đoàn thuộc Bộ Công an đã khởi công xây dựng mới 70 căn nhà tình nghĩa, nhà bán trú dân nuôi; tu sửa 60 căn nhà có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; trao tặng trên 2.700 xuất quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn; tặng trên 3.700 xuất quà và xuất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập; khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 11.700 lượt đồng bào với  trên 19.000 cơ số thuốc; tổ chức cho trên 18.500 đoàn viên các đơn vị hiến máu tình nguyện, thu hơn 20.000 đơn vị máu…

- Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”: Trong nhiệm kỳ 2012 - 2017, đã có 5.689 trường trung học phổ thông triển khai phong trào “Khi tôi 18”, trong đó: 3.871 trường triển khai chương trình phát thanh, 5.046 trường triển khai bản tin, 5.153 trường tổ chức sinh hoạt dưới cờ, 5.087 trường tổ chức Lễ trưởng thành “Khi tôi 18”; đã có 1.263.413 lượt sinh viên đăng ký tham gia phấn đấu đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; kết quả đã có 333 sinh viên đạt danh hiệu cấp Trung ương, 4.233 sinh viên đạt danh hiệu cấp tỉnh, 108.246 sinh viên đạt danh hiệu cấp trường; có 40 tỉnh, thành đoàn và 322 trường tổ chức tuyên dương “Sinh viên 5 tốt”. Các cấp bộ đoàn đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho 39.875 lượt cán bộ đoàn về học nghề, lập nghiệp. Đoàn đã đào tạo và xây dựng mạng lưới 800 giảng viên nguồn đào tạo khởi sự doanh nghiệp,); tư vấn, hỗ trợ trên 3 triệu đoàn viên, thanh niên về học nghề, khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; khởi công xây dựng 07 Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm , trong đó đã khánh thành 04 Trung tâm....

19. Thượng sĩ Hà Thị Thu Trang, Học viên d3/Học viện KTQS, 0168.3001.xxx; Đoàn Thanh niên Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng: Đồng chí có thể cho biết một số chủ trương, giải pháp chính nhằm củng cố, tăng cường tổ chức và hiệu quả hoạt động của Đoàn trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI?

Trả lời: Một số chủ trương, giải pháp chính nhằm củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước:
- Tiếp tục quán triệt và bám sát tinh thần chỉ đạo của Đảng, kiên trì vừa thành lập mới, vừa củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tạo tính đặc trưng trong từng nội dung và phương thức hoạt động so với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, để chủ doanh nghiệp và người lao động thấy tổ chức Đoàn, Hội là cần thiết và hữu ích.

- Tập trung công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên công nhân và phát triển tổ chức Đoàn, Hội tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước có quy mô từ 200 - 300 công nhân; những doanh nghiệp có tỷ lệ thanh niên công nhân cao (có số thanh niên công nhân chiếm tỷ lệ từ 50% trở lên trong tổng số lao động của doanh nghiệp).

- Ưu tiên công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên công nhân và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước có chủ doanh nghiệp là thành viên Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (tổ chức thành viên tập thể của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam).

- Việc tập hợp, đoàn kết thanh niên công nhân và thành lập tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước cần đa dạng và linh hoạt. Ở những nơi không thành lập được tổ chức Đoàn thì vận động thành lập tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên hoặc thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm. Những nơi quá khó khăn, không thể thành lập được tổ chức Đoàn, Hội thì vận động thành lập tổ chức ở các khu nhà trọ tập trung công nhân của doanh nghiệp đó.

20. Thiếu tá Phạm Hồng Thắng, TB TN Quân khu 5, 0982.500.xxx; Huyện đoàn Cát Hải, Hải Phòng: Các hoạt động phong trào của Đoàn, lực lượng chủ yếu vẫn là đoàn viên học sinh, sinh viên, đoàn viên khu dân cư tham gia rất hạn chế. Vậy Trung ương Đoàn có giải pháp cụ thể nào cho việc nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn? thu hút, gắn quyền lợi và trách nhiệm để đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động?

Trả lời: Với mỗi nhóm đối tượng, Trung ương Đoàn đều triển khai các phong trào, chương trình hoạt động riêng phù hợp với nhóm đối tượng đó. Thời gian gần đây, các hoạt động này đã đi vào thực tiễn hơn, quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu và mong muốn của đoàn viên, thanh niên từ đó có những phương pháp tiếp cận các đối tượng này hiệu quả hơn. Tôi cho rằng, khi những phong trào này càng ngày được lan rộng hơn thì việc thanh niên, đoàn viên tự nguyện tham gia vào hoạt động đoàn ngày một đông đảo hơn sẽ không còn là đều khó khăn nữa.

21. Đoàn thanh niên Công an thành phố Hải Phòng:
(1) Xin Bí thư trao đổi một số nội dung, chủ trương của Trung ương Đoàn liên quan đến việc tinh gọn bộ máy của tổ chức Đoàn?
Trả lời: Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội khác, Trung ương Đoàn hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của Trung ương Đảng. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII, Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Nghị quyết số 19-NQ/TW về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị tinh giản biên chế cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; tổ chức Đoàn các cấp thuộc quản lý của Tổ chức Đảng cùng cấp quản lý, do vậy, Trung ương Đoàn không tham gia quyết định việc tinh gọn bộ máy của hệ thống đoàn. Tuy nhiên, quan điểm của Trung ương Đoàn là việc tinh gọn bộ máy cần thực hiện nghiêm túc theo chủ trương của Đảng, quyết liệt nhưng thận trọng, làm bước nào chắc bước đó, cần phải gắn việc tinh gọn với việc xây dựng vị trí việc làm theo Hướng dẫn 04 -HD/BTCTW và chất lượng và hiệu quả của công tác Đoàn, đảm bảo đúng tinh thần của Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

(2) Hiện nay, theo chủ trương chung của Đảng và nhà nước về việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó có 1 số doanh nghiệp nhà nước, trong đó có một số doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm quyền chi phối, một số nhà nước thoái vốn 100%. Việc quản lý các doanh nghiệp cổ phần rất khác so với các doanh nghiệp nhà nước trong đó đặc biệt là sức ép về lợi nhuận dẫn đến sức ép về công việc. Đoàn viên thanh niên bận công tác chuyên môn nên có ít thời gian tham gia công tác Đoàn. Xin hỏi đồng chí Bí thư thứ nhất có chủ trương gì để giải quyết vấn đề này?

Trả lời: Đối với lãnh đạo các doanh nghiệp: Tăng cường việc giới thiệu về tổ chức Đoàn, Hội; những lợi ích của việc thành lập tổ chức Đoàn, Hội thông qua những việc làm cụ thể như phát động các phong trào thi đua nâng cao năng suất, thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh, phong trào sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, các hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Phối hợp với công đoàn tổ chức các hoạt động cho thanh niên công nhân; mời lãnh đạo các doanh nghiệp tham dự các hoạt động của Đoàn, Hội; cử cán bộ tham dự các hoạt động tại doanh nghiệp để tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của Đoàn, Hội.

Đối với đoàn viên, thanh niên là công nhân cần tuyên truyền bằng nhiều hình thức để thanh niên công nhân hiểu quyền và lợi ích của việc tham gia tổ chức Đoàn, Hội. Giới thiệu các hoạt động có ý nghĩa thiết thực của tổ chức Đoàn, Hội đến với thanh niên công nhân như: Ngày hội thanh niên công nhân, Hội thi Người thợ trẻ giỏi, Hội thi tay nghề, Festival tuổi trẻ sáng tạo, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên công nhân... nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên công nhân.

Quan tâm tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thanh niên công nhân nhằm đưa hoạt động Đoàn, Hội tiếp cận nhiều hơn với thanh niên công nhân, bước đầu hỗ trợ một bộ phận thanh niên công nhân có hoàn cảnh khó khăn ổn định đời sống. Tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên; giới thiệu các chính sách của Nhà nước trong dạy nghề và tạo việc làm; đăng tải thông tin tuyển dụng trên hệ thống tạp chí của Đoàn, giúp thanh niên có thêm thông tin để tìm việc làm phù hợp và ổn định.

(3) Việc thành lập các tổ chức Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các tỉnh có số lượng doanh nghiệp tư nhân còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xin hỏi đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương có định hướng chỉ đạo cũng như cách đánh giá phân loại hằng năm đối với các tỉnh thành đoàn để phù hợp với điều kiện của địa phương?

Trả lời: Sau một thời gian đưa nội dung thành lập mới các tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là một trong các yêu cầu bắt buộc triển khai trong Bộ tiêu chí đánh giá các tỉnh, thành đoàn thì số lượng doanh nghiệp cần vận động thành lập tổ chức Đoàn, Hội đã giảm đi đáng kể. Do đặc thù kinh tế xã hội của mỗi địa phương khác nhau, số lượng doanh nghiệp của các địa phương cũng khác nhau, vì vậy quan điểm của Trung ương Đoàn trong việc thành lập mới các tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước là không giao chỉ tiêu mà khuyến khích thành lập và chỉ yêu cầu hoàn thành chỉ tiêu thành lập tổ chức Đoàn, Hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước do tỉnh, thành ủy giao hoặc chỉ tiêu đã đăng ký với tỉnh, thành ủy từ đầu năm.

22. Bạn Hà Hải Vân: Em muốn hỏi về việc điều kiện thành lập Đoàn cơ sở với những doanh nghiệp ngoài nhà nước, số đoàn viên tối thiểu có thể thành lập Chi đoàn các đơn vị ngoài là bao nhiêu, và trực thuộc cấp nào quản lý? Với những doanh nghiệp dưới 15 đoàn viên thì sao? Và Đoàn có những chương trình nào để hỗ trợ các hoạt động với đoàn viên tại các đơn vị ngoài nhà nước như trên?

Trả lời: Đoàn cơ sở được thành lập khi đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên. Từ 3 đoàn viên trở lên có thể thành lập chi đoàn. Việc thành lập tổ chức đoàn trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước quy định tương tự như đối với các địa bàn khác. Đối với doanh nghiệp có số lượng đoàn viên dưới 30 đồng chí thì thành lập chi đoàn và trực thuộc Đoàn xã, phường, thị trấn. Đối với các doanh nghiệp có số lượng đoàn viên đông, trên 30 đồng chí thì có thể thành lập Đoàn cơ sở (có 2 chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở) trực thuộc Huyện, thị, thành đoàn.

Hiện nay, Đoàn Thanh niên có nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên nâng cao đời sống như tặng quà, tổ chức các chương trình văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, xây dựng nhà trẻ cho công nhân tại các khu công nghiệp; tổ chức các chương trình tư vấn luật, tư vấn hôn nhân gia đình và sức khỏe sinh sản; khám và chữa bệnh miễn phí;hỗ trợ nâng cao tay nghề,…

23. Đoàn viên chi đoàn cơ quan Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên: Ứng dụng Đại hội XI của TW Đoàn rất hữu ích, tại sao không phổ biến để sử dụng và quản lý đoàn viên, tạo thành môi trường sinh hoạt đoàn điện tử cho đoàn viên, thanh niên toàn quốc?

Trả lời: Trung ương Đoàn sẽ nghiên cứu để triển khai theo hướng tạo diễn đàn mở để các đoàn viên, thanh niên tham gia, tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất của mỗi cấp bộ đoàn và của mỗi đoàn viên, thanh niên khác nhau, do không phải ai cũng có thể dùng điện thoại thông minh và truy cập internet thường xuyên nên đây chưa phải là cách thức quản lý đoàn viên hiệu quả cho cả hệ thống.

24. Từ email: nhoangtin11@gmail.com: Kính thưa các anh chị Văn phòng Trung ương Đoàn, em là một đoàn viên, sau khi nghiên cứu các tài liệu về Nghị quyết Đại hội Đoàn Khóa XI, bộ tài liệu hỏi đáp và những tài liệu có liên quan, có một vấn đề liên quan đến công tác tổ chức mà em chưa rõ, rất mong các anh chị giúp đỡ em, cụ thể như sau:

(1) Vấn đề nhiệm kỳ đại hội chi đoàn và tổ chức cơ sở đoàn có điểm gì mới?
Trả lời: Điều lệ Đoàn khóa XI thay đổi quy định nhiệm kỳ đại hội đối với một số tổ chức Đoàn như sau:
“Đại hội chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 2 lần” (Điều lệ Đoàn khóa X quy định nhiệm kỳ là 1 năm 1 lần).
“Đại hội Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 1 lần” (Điều lệ Đoàn khóa X quy định nhiệm kỳ là 5 năm 2 lần).
(2) Thắc mắc của em là: trong tất cả tài liệu chỉ có đề cập đến Chi đoàn và Đoàn cơ sở, nhưng không thấy nói đến Chi đoàn cơ sở. Theo điều lệ đoàn và hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn khóa X thì Chi đoàn cơ sở có chức năng, nhiệm vụ tương đương với Đoàn cơ sở, nhưng trong những điểm mới của Điều lệ Đoàn Khóa XI không đề cập đến "Chi đoàn cơ sở". Như vậy thời gian Đại hội nhiệm kỳ của Chi đoàn cơ sở là 5 năm 2 lần (giống Chi đoàn) hay 5 năm 1 lần (giống Đoàn cơ sở). Em nghĩ nội dung này thuộc về Ban Tổ chức - Kiểm tra, tuy nhiên em không biết cách liên hệ với Ban Tổ chức - Kiểm tra nên rất mong các anh chị ở Văn phòng TW Đoàn giúp em giải đáp. Em xin cảm ơn!
Trả lời: Đại hội của Chi đoàn cơ sở là 5 năm 2 lần bạn nhé.
Câu hỏi này đã được trả lời và chuyển tiếp ngay tới email bạn nhoangtin11@gmail.com (Cần Thơ)
25. Đồng chí Phạm Văn Nhân, huyện Thanh Miện, Hải Dương: Từ khó khăn của công tác thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên tại cấp cơ sở. Thiết nghĩ cần phải có cơ chế thu hút, tập hợp thanh niên, động viên cả về vật chất và tinh thần kịp thời. Đồng chí cho biết giải pháp mới trong việc thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên?
Trả lời: Nhiệm kỳ 2017 – 2022, tổ chức Đoàn các cấp thống nhất hành động và đưa ra các giải pháp mới trong việc thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên như sau:

- Phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tập hợp, định hướng, dẫn dắt hoạt động phong trào thanh niên. Phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam trong đoàn kết, tập hợp thanh niên và nguồn bổ sung lực lượng cho Đoàn.

- Củng cố tổ chức, chấn chỉnh hoạt động Hội cấp huyện, cấp cơ sở.
- Đa dạng các hình thức tập hợp thanh niên.
- Tiếp cận và tổ chức các nội dung, hoạt động hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng thanh niên, xuất phát từ các nhu cầu cơ bản của thanh niên.
- Tổ chức Hội các cấp triển khai các hoạt động tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích, thanh niên lập thân, khởi nghiệp, lập nghiệp.

-  Triển khai các giải pháp thiết thực trong tập hợp và hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp ngoài nhà nước và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài; kết nối và phát huy tài năng trẻ trên các lĩnh vực, trí thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động Đoàn, Hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cốt cán phong trào. Xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm kết nối các tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên tự tổ chức, góp phần thu hút, tập hợp thanh niên.

26. Bạn Vũ Ngọc Hưng, huyện Bình Giang, Hải Dương: Chất lượng một số hoạt động tình nguyện hiện nay chỉ mang tính chất hình thức, báo cáo kết quả và còn hiện tượng giao chỉ tiêu… không mang tính chiều sâu, lực lượng tham gia chủ yếu là ĐVTN, học sinh, sinh viên các nhà trường, công an, quân đội. Để khắc phục tình trạng trên, để hoạt động tình nguyện có sức lan tỏa và đúng nghĩa “tình nguyện” đồng chí có biện pháp, định hướng gì?

Trả lời: Trước tiên tôi muốn chia sẻ rằng 19 năm triển khai phong trào thanh niên tình nguyện vừa qua cho thấy hoạt động tình nguyện đã thực sự phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Đặc biệt trong 05 năm vừa qua, đã có 16 triệu lượt ĐVTN tham gia tình nguyện. Các hoạt động tình nguyện được tổ chức đa dạng, theo nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, trên nhiều lĩnh vực gắn với nhu cầu cấp bách của cộng đồng và nhiệm vụ chính trị - kinh tế của từng địa phương, trong đó lực lượng nòng cốt là Đoàn viên, thanh niên, sinh viên. Có rất nhiều kết quả cụ thể đã mang lại giá trị kinh tế cao, có nhiều tác động đến xã hội, thiết thực, hiệu quả, được cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao.

Có thể kể đến ở đây một số kết quả trong 5 năm qua như toàn Đoàn đã giúp đỡ hơn 350.000 gia đình chính sách với tổng giá trị trên 700 tỷ đồng; xây mới và tu sửa gần 64.000 ngôi nhà tình nghĩa; thực hiện trên hơn 520.000 công trình, phần việc thanh niên, hơn 2.200 dự án trong các lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao; đóng góp hàng triệu ngày công; tham gia xây dựng, sửa chữa hơn 30 nghìn km đường giao thông nông thôn, hơn 60.000 km kênh mương nội đồng, gần 3.000 nhà văn hóa, hơn 5.000 nhà nhân ái, nhà bán trú dân nuôi; 272.000 lượt sinh viên, thanh niên tham gia chương trình “Tiếp sức mùa thi”, giúp đỡ gần 3.500.000 lượt thí sinh và người nhà thí sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh cao đẳng, đại học hằng năm. Như vậy có thể thấy rằng các giá trị mà hoạt động tình nguyện do Đoàn viên, thanh niên đã đem lại là vô cùng to lớn và có ý nghĩa. Đồng thời, thông qua môi trường hoạt động tình nguyện, thanh niên, sinh viên được nhanh chóng trưởng thành, bồi đắp kỹ năng cũng như kinh nghiệm quý báu.

Tuy nhiên, như đồng chí nhận định và cũng như trong thực tế, vẫn còn một vài chỗ, một vài hoạt động vẫn mang tính chất hình thức, làm để báo cáo kết quả thành tích và còn hiện tượng giao chỉ tiêu. Tổ chức Đoàn đã nhìn nhận ra vấn đề này và thường xuyên có những định hướng, chỉ đạo kịp thời trong thời gian qua để giảm thiểu nhất tình trạng này. Để phong trào tiếp tục lan toả và đúng nghĩa ‘tình nguyện’, Đại hội Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ 2017-2022 đã đưa phong trào thanh niên tình nguyện trở thành một trong ba phong trào hành động cách mạng chính của toàn Đoàn trong 5 năm tới, thông qua đó tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh trong xung kích, tiên phong hành động vì cộng đồng.

Trước tiên, phong trào thanh niên tình nguyện trong thời gian tới phải duy trì được diện rộng của phong trào, đa dạng loại hình tình nguyện nhưng cũng phải nâng chất của phong trào bằng cách thúc đẩy và tạo ra nhiều giá trị mới. Cụ thể như tạo ra môi trường để bất kỳ ai có nhu cầu tình nguyện cũng đều tìm và được tham gia vào các hoạt động tình nguyện phù hợp; đồng thời chỉ đạo Đoàn các cấp trong thời gian tới xây dựng và triển khai các Chương trình tình nguyện phát huy được vai trò của Đoàn viên, thanh niên trong việc đi đầu đảm nhận phần việc khó, cấp bách của đất nước và đến những vùng khó khăn, của đất nước; bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước và ngành, địa phương; xác định rõ những việc khó, những vấn đề bức xúc trong xã hội cần Đoàn viên, thanh niên vào cuộc và hỗ trợ; phát huy kiến thức, chuyên môn của Đoàn viên, thanh niên trong các lĩnh vực; tạo ra môi trường tình nguyện trong sáng để Đoàn viên, thanh niên cống hiến, trưởng thành; các chương trình, hoạt động tình nguyện cần phù hợp với sở thích, nhu cầu, mong muốn tình nguyện và khát khao được cống hiến của Đoàn viên, thanh niên; Các hoạt động, chương trình tình nguyện được tổ chức rộng khắp, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, trên nhiều địa bàn, thu hút nhiều khối đối tượng tham gia; có sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

Tổ chức Đoàn, Hội là lực lượng nòng cốt trong việc định hướng, tổ chức các hoạt động tình nguyện, thông qua đó kết nối, tập hợp, hỗ trợ các Câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia hoạt động tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt các cấp bộ Đoàn phải tuyên truyền được cho thanh niên hiểu được ý nghĩa của hoạt động tình nguyện có ích cho cộng đồng và cá nhân như thế nào, từ đó đoàn viên, thanh niên sẽ chủ động, tìm đến các cơ hội tình nguyện để cống hiến và tham gia. Đồng thời, hoạt động tình nguyện cần có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc cả về nội dung lẫn cách tổ chức. Tính hiệu quả, bền vững, chuyên nghiệp, lan toả phải thường xuyên được chú trọng qua từng hoạt động.

Cùng với đó, Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối, định hướng, hỗ trợ hoạt động tình nguyện của Trung tâm Thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian tới trở thành địa chỉ tin cậy và hữu ích của cộng đồng tình nguyện. 

27. Đại úy CN Dương Thị Hải Yên, TLTN Binh đoàn 15, 0979733xxx; quận đoàn Kiến An, Hải Phòng: Hàng năm số lượng thanh niên là bộ đội xuất ngũ rất lớn, song thực tế giải quyết việc làm cho lực lượng này còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới, Trung ương Đoàn phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai những chủ trương, giải pháp nào? Đề nghị BCH TW Đoàn quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên Quân đội khi xuất ngũ được tham gia vào chương trình khởi nghiệp, như hỗ trợ vay bốn, kỹ thuật,…

Trả lời: Về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên quân đội khi xuất ngũ, đầu tiên chúng ta nên quan tâm công tác đào tạo nghề trong quân ngũ cho thanh niên quân đội bằng cách đầu tư trang thiết bị day học, xây dựng kế hoạch đào tạo, quan tâm tới những chính sách cho thanh niên quân đội khi xuất ngũ để tạo hành trang cho các bạn.

Cùng với đó là sự liên kết, phối hợp các Bộ, Ban, Ngành tạo thuận lợi, cơ hội công việc cho thanh niên quân đội khi xuất ngũ. Xây dựng các chương trình tuyển dụng của các doanh nghiệp cho thanh niên quân đội ngay trong ngày tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề hay ngày xuất ngũ.

Đối với chương trình Thanh niên khởi nghiệp của Trung ương Đoàn, đây là chương trình chung cho thanh niên Việt Nam, thông qua chương trình, chúng tôi khuyến khích thanh niên cả nước khởi nghiệp và làm giàu cho bản thân, cho quê hương, do vậy mọi điều kiện có thể, chúng tôi sẽ tạo mọi nguồn lực để hỗ trợ thanh niên cả nước nói chung và bộ đội xuất ngũ nói riêng về tư vấn, đào tạo khởi nghiệp, hỗ trợ vay vốn…

28. Trung úy chuyên nghiệp Phạm Thị Hằng, Trường Cao đẳng Nghề số 2, Quân khu 2: Thực tế đã xảy ra một số tai nạn đáng tiếc khi ĐVTN tham gia các hoạt động tình nguyện do các cấp bộ đoàn tổ chức. Trung ương Đoàn đã tham mưu, phối hợp giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng này như thế nào? 

Trả lời: 19 năm triển khai phong trào thanh niên tình nguyện vừa qua đã cho thấy hoạt động tình nguyện đã thực sự phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Đặc biệt trong 05 năm vừa qua, đã có 16 triệu lượt Đoàn viên, thanh niên tham gia tình nguyện. Các hoạt động tình nguyện được tổ chức đa dạng, theo nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, trên nhiều lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế cao, có nhiều tác động đến xã hội, thiết thực, hiệu quả, được cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt thông qua hoạt động tình nguyện, Đoàn viên, thanh niên có môi trường được cống hiến cho đất nước, tìm thấy lý tưởng, ý nghĩa thực sự của cuộc sống, đồng thời được nâng cao kỹ năng, rèn luyện và trưởng thành.

Tuy nhiên, mặc dù chỉ một số ít trường hợp, nhưng không phải không có trường hợp thanh niên, sinh viên bị tai nạn khi đi hoạt động tình nguyện. Tháng 7 năm 2016, chúng ta đã rất đau xót khi biết tin 03 nữ sinh trường Đại học Ngoại thương bị lũ cuốn trôi khi đi tình nguyện hè tại Quảng Ninh. Dù đang ở độ tuổi thanh xuân đẹp nhất, mang nhiệt huyết để cống hiến cho cộng đồng nhưng do bất cẩn và chủ quan, các em đã ra đi và phải ngưng lại những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Trước những sự việc đau lòng như vậy, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đều kịp thời đến động viên các gia đình có con em bị tai nạn, tìm hiểu nguyên nhân; chỉ đạo các tỉnh, thành Đoàn phối hợp với các cấp uỷ chính quyền nơi các em cư trú, cấp uỷ chính quyền tại địa bàn diễn ra tai nạn, phối hợp giữa Đoàn thanh niên và các bên liên quan để hỗ trợ kinh phí mai táng, hỗ đưa đón các em về nơi an nghỉ,…

Trong thời gian vừa qua, từ thực tiễn hoạt động tình nguyện, Trung ương Đoàn đã kịp thời phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất các cơ chế, chính sách đối với hoạt động thanh niên tình nguyện, và các cơ chế, chính sách đó đã được cụ thể hoá bằng Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg, ngày 16/11/2015. Trong chính sách này, đôi khi có những rủi ro xảy ra với tình nguyện viên thì tình nguyện viên sẽ nhận được các chính sách  hỗ trợ, ví dụ như tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ thì họ được hỗ trợ về chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khoẻ; được công nhận là liệt sỹ trong trường hợp hy sinh khi dũng cảm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân; được đơn vị tổ chức hoạt động hỗ trợ kinh phí mai táng khi không may bị tai nạn hy sinh khi đang tham gia hoạt động tình nguyện,…

Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách về hoạt động tình nguyện của thanh niên tạo động lực, là nguồn cổ vũ to lớn, là môi trường thuận lợi để thanh niên tiếp tục cống hiến và tham gia hoạt động tình nguyện, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của các cấp uỷ chính quyền, các bên có liên quan đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền sâu rộng đến Đoàn viên, thanh niên về Chính sách này, đồng thời yêu cầu các đơn vị tổ chức tập huấn kỹ năng cho các bạn TNV trước khi tham gia hoạt động tình nguyện để giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có.

29. Đại úy Lê Kiếm Sơn, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm/BĐBP Hà Tĩnh 0971 106 xxx: Đề nghị đồng chí cho biết những chủ trương, giải pháp trọng tâm để tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên khu vực biên giới?

Trả lời: Chủ trương, giải pháp trọng tâm để tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên khu vực biên giới trong thời gian tới, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải quân tiếp tục tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng nâng cao kiến thức, nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, tạo điều kiện giúp đoàn viên, thanh niên phát huy sức trẻ, trí tuệ tham gia bảo chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong đó, tập trung phổ biến, quán triệt tới ĐVTN các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các hiệp định, quy chế biên giới, hệ thống pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông; tình hình, nhiệm vụ công tác biên phòng và âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, hoạt động của các loại tội phạm trên 02 tuyến biên giới; tuyên truyền ĐVTN vận động người thân, chủ động phát hiện, tích cực phối hợp với BĐBP làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị; làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hai bên biên giới tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, hiệp định quy chế biên giới; đồng thời tập trung đẩy mạnh các hoạt động hướng về biên giới, biển đảo…

Phối hợp tổ chức có hiệu quả các hoạt động phù hợp với từng địa phương, đơn vị như: Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương; Tháng ba Biên giới; các hoạt động khám chữa bệnh và tặng quà cho cán bộ chiến sĩ, nhân dân khu vực biên giới; triển khai mô hình “Thanh niên làm chủ đường biên”; chương trình “Xuân biên giới, Tết hải đảo”… đã khơi dậy lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới của đoàn viên, thanh niên.

30. Đoàn thanh niên trường Cao đẳng giao thông vận tải Trung ương II: Như các bạn đã biết con đường của thanh niên là lập nghiệp; hiểu đơn giản là có được công việc và được làm việc, được phát huy mọi khả năng. Đất nước muốn giàu mạnh, phải chăm lo cho thanh niên. Cách chăm lo tốt nhất là định hướng tạo cho cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Là một giáo viên trường Nghề tôi rất cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của nhiều bạn trẻ không được may mắn trong công việc. Cũng như không xác định được nghề nghiệp nào trong tương lai phù hợp với bản thân. Nhân dịp này, tôi xin gửi câu hỏi và cũng là mong muốn, trăn trở của bản thân đến đồng chí Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn là: Đoàn sẽ làm gì để định hướng và giúp đỡ thanh niên lập nghiệp; làm giàu cho bản thân và cho đất nước?

Trả lời: Từ năm 2008, Trung ương Đoàn đã triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp bằng các hình thức hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp việc làm. Các hoạt động hỗ trợ đó vẫn được duy trì đến nay nhằm thúc đẩy phong trào lập nghiệp của thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam luôn xác định việc hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn, tổ chức Hội.

Năm 2016 đã được Chính phủ quyết định lấy là năm Khởi nghiệp quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương Đoàn đã xây dựng Chương trình Thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2016-2021 với 03 đối tượng trọng tâm: Sinh viên, Thanh niên nông thôn và Doanh nhân trẻ.

Theo đó, Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” tập trung chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên; tôn vinh các gương thanh niên khởi nghiệp thành công. Tổ chức tìm kiếm và phát triển ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên. Hình thành cơ sở dữ liệu về ý tưởng khởi nghiệp. Tham gia xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên, sinh viên. Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Kết nối các nguồn vốn, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp ủng hộ vốn cho thanh niên khởi nghiệp.

Thông qua những chương trình, hành động cụ thể với sự hỗ trợ cả các cấp bộ đoàn, chúng tôi tin rằng thanh niên cả nước sẽ có tinh thần, điều kiện thuận lợi để lập nghiệp, khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân, cho quê hương đất nước.

31. Huyện đoàn Si Ma Cai, Lào Cai: Ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới vấn đề dân tộc, tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp. Đoàn có trách nhiệm thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền đoàn viên thanh niên chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chống lại luận điệu của các thế lực thù địch, không theo đạo trái phép. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ đoàn đa phần chưa có hiểu biết sâu về các vấn đề dân tộc, tôn giáo. BCH Trung ương Đoàn có tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng cho cán bộ đoàn về nội dung này không? Và có giải pháp gì để cán bộ Đoàn các cấp làm tốt nội dung trên?

Trả lời: Hiện nay, thanh niên dân tộc thiểu số có hơn 3,7 triệu người, chiếm 30,65% đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 15,08% tổng số thanh niên toàn quốc. Thanh niên tín đồ tôn giáo nước ta có trên 4,2 triệu người, chiếm 17,18%trên tổng số khoảng 25 triệu thanh niên Việt Nam, và chiếm 4,98% dân số cả nước. Thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo tập trung đông ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Trình độ học vấn của thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo còn hạn chế dẫn đến cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập khó khăn; không ít thanh niên thiếu sự tự tin, chưa tích cực vươn lên, một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo ít hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có thái độ thờ ơ, bàng quan trước tình hình chính trị - xã hội của đất nước, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để tuyên truyền, kích động tham gia các hoạt động trái pháp luật nhằm phá hoại chính sách đoàn kết, hòa hợp dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Xác định thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của thanh niên Việt Nam và công tác tuyên truyền giáo dục cho thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Đoàn, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn đã chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác dân tộc, tôn giáo thông qua các buổi tọa đàm, diễn đàn, các chương trình tập huấn, tuyên truyền trên website, các phương tiện báo chí của Đoàn, Hội, qua mạng xã hội, Fanpage, đặc biệt là thông qua lực lượng cốt cán phong trào, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn.

Phát động trong đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác hoạt động trái phép của các tổ chức phản động; tham gia đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch; giáo dục, cảm hóa những thanh niên lầm lỡ tham gia gây rối, biểu tình trái phép, bạo loạn thấy rõ điều sai trái tái hòa nhập cộng đồng. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục thường xuyên với tổ chức tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ”...

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành và triển khai thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo, cụ thể như: Kế hoạch số 76 KH/TWĐTN ngày 12/6/2013 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng lực lượng cốt cán chính trị trong thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo”; Kết luận số 05 KL/TWĐTN-ĐKTHTN ngày 05/3/2014 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về “Một số giải pháp tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên tại khu vực đặc thù”; xây dựng hưỡng dẫn công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo hằng năm...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân chính là do một bộ phận cán bộ làm công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo của Đoàn thiếu nhạy bén chính trị, thiếu kỹ năng, thiếu sự linh hoạt cần thiết trước những diễn biến tiêu cực xảy ra trong cộng đồng thanh niên dân tộc, tôn giáo; khả năng tập hợp, vận động thanh niên còn hạn chế, chưa tạo được sức hút đối với thanh niên; chưa nắm rõ những chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến công tác dân tộc, tôn giáo; chưa thực sự tâm huyết, chưa chủ động trong công tác tham mưu.

Để giải quyết vấn đề tồn tại, hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức 05 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác dân tộc, tôn giáo cho 450 cán bộ Đoàn, Hội các cấp trong cả nước tại: Thái Nguyên, Ninh bình, Phú Yên, Kon Tum, An Giang; tổ chức 01 lớp tập huấn công tác dân tộc, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ của cơ quan Trung ương Đoàn; tổ chức 03 hội thảo “Tăng cường công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo” tại 03 miền Bắc, Trung, Nam.

Bên cạnh đó, công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp đã được Ban Bí thư Trung ương Đoàn cụ thể hóa thành 01 nội dung trong bộ tiêu chí thi đua công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh, thành phố hằng năm.

Tuy nhiên, để công tác tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, các cấp bộ Đoàn trong thời gian tới cần tập trung một số giải pháp, cụ thể như sau:
+ Một là, các cấp bộ Đoàn phải xây dựng chương trình phối hợp với cơ quan làm công tác dân tộc, tôn giáo đồng cấp, đảm bảo đầy đủ các nội dung bao gồm cả nội dung phối hợp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ đoàn về công tác dân tộc, tôn giáo.
+ Hai là, hằng năm chủ động đề xuất, phối hợp với cơ quan làm công tác dân tộc, tôn giáo đồng cấp xây dựng kế hoạch tập huấn với các chuyên đề cụ thể, thường xuyên cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác dân tộc, tôn giáo; nắm bắt, chia sẻ thông tin về tình hình, diễn biến trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

+ Ba là, quán triệt cán bộ đoàn các cấp về tầm quan trọng, ý nghĩa việc tập huấn về công tác dân tộc, tôn giáo. Đổi mới về phương thức, nâng cao chất lượng các buổi tập huấn, chú trọng việc dẫn chứng các sự kiện, diễn biến xảy ra trong thực tiễn và các bài học kinh nghiệm.

+ Bốn là, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc học tập của cán bộ, có hình thức khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích tốt và kiểm điểm đối với những cán bộ có thái độ học tập thiếu tích cực.

+ Năm là, Chủ động phối hợp cử cán bộ chủ chốt phụ trách công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo tham gia các khóa tập huấn công tác dân tộc, tôn giáo do các ban, ngành chức năng tổ chức.

32. Huyện đoàn Phụng Hiệp, Hậu Giang: Hiện nay mạng xã hội đang bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ, điển hình là facebook, zalo… Có rất nhiều bạn trẻ đã tận dụng ưu điểm của mạng xã hội để làm kinh doanh, bán hàng online, thực tế nhiều bạn đã thành công trong việc lựa chọn cách thức kinh doanh này. Vậy đây có trở thành một cách khởi nghiệp hay không? Ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Trả lời: Hiện nay, pháp luật có quy định việc bán hàng online trên các website và mạng xã hội là một hình thức kinh doanh. Như vậy, bán hàng online trên mạng xã hội cũng được xem là một hình thức khởi nghiệp lập nghiệp nhưng không phải là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức thực hiện mô hình kinh doanh trên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Ưu và nhược điểm của bán hàng qua mạng xã hội:
- Ưu điểm:- Không tốn chi phí thuê mặt bằng, nhân sự.
+ Khách hàng có thể xem sản phẩm mọi lúc, mọi nơi.
+ Có thể bán được nhiều mặt hàng.
+ Có thể sử dụng công cụ quảng cáo trên mạng xã hội để nhắm đến khách hàng mục tiêu.
+ Dễ dàng quản lý và đo lường hiệu quả kinh doanh.
+ Nguồn khách hàng dồi dào từ mạng xã hội.
- Nhược điểm:
+ Nỗi lo lớn nhất của cộng đồng mạng cũng chính là một trong những nhược điểm của việc bán hàng qua mạng xã hội đó là Sercurity (bảo mật). Khi tham gia bất cứ hoạt động gì ở internet thì sự bảo mật chưa bao giờ được an toàn. Vì vậy việc xác định mua hàng của ai, ai đăng sản phẩm này, địa chỉ, số điện thoại là rất khó khăn…Ngoài ra, mua hàng qua mạng xã hội cũng có thể dẫn đến việc lộ ra thông tin cá nhận, số thẻ ngân hàng…

+ Sự nghi ngờ chất lượng sản phẩm từ khách hàng, sự khác nhau giữa sản phẩm trên mạng và sản phẩm đến tay khách hàng. Chưa xây dựng được lòng tin của khách hàng.
+ Những nguy cơ tiềm ẩn từ việc giao và nhận hàng.
+ Tốn chi phí quảng cáo để tiếp cận được khách hàng.

33. Đoàn khối doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang: Hiện nay, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự, đặc biệt đối với thanh niên là những người trẻ tuổi, thì việc khởi nghiệp không chỉ có ý nghĩa với mỗi người mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của đất nước. Trong thời gian qua, với nhiệt huyết và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, nhiều thanh niên đã biết tự tập hợp tạo nên những mô hình kinh tế, kinh doanh hiệu quả. Song, cũng có không ít doanh nghiệp thất bại. Điều này không chỉ gây thất thoát nguồn vốn cho nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ, mà còn mất nguồn vốn của cá nhân người khởi nghiệp. Vậy, nhà nước có chính sách gì để hỗ trợ người khởi nghiệp nếu không may bị thất bại?

Trả lời: Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư thì có đến 95% doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thất bại. Tuy nhiên, trong quá trình khởi nghiệp các cá nhân hoặc tổ chức luôn xây dựng cho bản thân mình tinh thần khởi nghiệp, đó là, những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận rủi ro với tinh thần đổi mới và sáng tạo; đồng thời dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ. Sự cầu tiến và không hề ngại khó khăn sau khi thất bại kết hợp với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được Chính phủ, các bộ ban ngành và các đoàn thể xây dựng trong những năm gần đây sẽ là động lực quan trọng để họ tiếp tục theo đuổi đam mê.

Trong Lễ phát động Chương trình Thanh niên Khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi gắm đến thanh niên “Tôi mong thanh niên Việt Nam không chỉ là một con đường để kiếm tiền, mà là một triết lý sống”, đóng góp của khởi nghiệp không chỉ nằm ở những đồng tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp khởi nghiệp kiếm được mà đó là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của xã hội và đất nước.

34. Đoàn huyện Châu Thành A, Hậu Giang: Theo đồng chí giải pháp nào để tập hợp thanh niên nông thôn hiện nay? Hiện nay bộ phận thanh niên trong các công ty xí nghiệp rất đông, làm thế nào để tổ chức đoàn tiếp cận được với họ, vì hiện nay rất khó tiếp cận được với thanh niên công nhân thông qua doanh nghiệp, nhất là ở cấp cơ sở?

Trả lời: Giải pháp đối với khu vực công nhân lao động:

- Thành lập các CLB, đội, nhóm theo sở thích, ngành nghề chuyên môn; phát hiện nòng cốt tạo nguồn cho công tác phát triển lực lượng cho Đoàn – Hội. Đoàn – Hội các Quận/Huyện và tương đương tăng cường hoạt động, vận động xây dựng tổ chức Đoàn – Hội và các loại hình CLB, đội, nhóm tại các đơn vị ngoài Nhà nước.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động tại chỗ gắn với việc đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần cho thanh niên tại khu chế xuất, khu nhà trọ như: hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao, hội diễn, bán hàng bình ổn thị trường, khám chữa bệnh… từ đó xúc tiến thành lập tổ chức Đoàn – Hội trong khu lưu trú, khu nhà trọ; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội tại khu lưu trú, khu nhà trọ.

- Tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động tình nguyện gắn với phát huy chuyên môn, nghiệp vụ theo đợt cao điểm hoặc ngoài giờ làm việc hành chính cho đoàn viên là cán bộ, công chức và viên chức trẻ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp; phát động các phong trào thi đua lao động gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc chuyên môn.

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên công nhân: trang bị kỹ năng sống, kiến thức về tình dục an toàn, sức khỏe sinh sản, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân; vận động thanh niên công nhân tinh thần chấp hành kỷ luật lao động, chấp hành pháp luật, tôn trọng các quy định về an toàn lao động, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của thanh niên với chủ doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình công nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

35. Huyện đoàn Đức Phổ, Quảng Ngãi: Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn có được phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước để hỗ trợ hoạt động của Hội không?

Trả lời: Hiện nay, kinh phí hoạt động của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam cấp xã, thị trấn không được phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước riêng mà, kinh phí hoạt động của Ủy ban Hội cấp xã, thị trấn sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí của tổ chức Đoàn cùng cấp. Hoạt động của Hội LHTN Việt Nam cấp xã, phường, thị trấn cần đa dạng các phương thức, phát huy vai trò tự lực kết nối của Mạng lưới các CLB, Đội, Nhóm trực thuộc Ủy ban Hội cấp xã, phường, thị trấn để khai thác các nguồn lực xã hội tại chỗ và bên ngoài nhằm từng bước khắc phục bài toán khó khăn về kinh phí, qua đó có thể triển khai công tác Hội và phong trào thanh niên trên địa bàn.

36. Đồng chí Trần Thị Bích, Bí thư đoàn xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đời sống của đồng bào dân tộc. Trong thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ có những phương pháp nào để hỗ trợ chính sách cho các bạn là Bí thư và chi hội trưởng thanh niên các ấp là người dân tộc? Ngoài ra, đối với thanh niên dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang và cả nước, Trung ương Đoàn sẽ có những định hướng và giải pháp như thế nào để hỗ trợ thanh niên dân tộc Chăm phát triển kinh tế tại địa phương?

Trả lời:  Một trong những giải pháp hữu hiệu trong thời gian qua nhằm tăng cường đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số đó là xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Đội ngũ cán bộ này sẽ là những người thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với thanh niên, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, có tiếng nói, có uy tín đối với thanh niên. Tuy nhiên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn do thiếu kinh phí tổ chức hoạt động, thiếu thông tin, trình độ nhận thức của thanh niên còn thấp, thanh niên lo phát triển kinh tế và chịu tác động của những hủ tục nên ít tham gia các hoạt động Đoàn…

Trước thực trạng như vậy, tổ chức Đoàn các cấp đã có những chủ trương nhằm hỗ trợ đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội người dân tộc thiểu số như: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí, tập trung nguồn lực cho địa bàn vùng dân tộc thiểu số; tăng cường tổ chức các khóa tập huấn công tác đoàn kết tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ; quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật để hỗ trợ phát triển kinh tế; tuyên dương đội ngũ cán bộ Đoàn tiêu biểu người dân tộc thiểu số thông qua các giải thưởng “Lý Tự Trọng”, giải thưởng “15-10”…

Đối với vấn đề hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã thông qua triển khai chương trình “đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, trong đó tập trung triển khai hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”. Nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ đoàn các cấp về khởi nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông về khởi nghiệp. Tìm kiếm, phát triển và hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên vào thực tiễn. Tư vấn, đào tạo, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên khởi nghiệp. Xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất, nội dung hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Truyền thông và nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, đặc biệt là sáng tạo khởi nghiệp thành công. Tham mưu hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế.

Nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ đoàn về công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên. Xây dựng và triển khai các giải pháp có tính đột phá trong tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Tổ chức các ngày hội, hội chợ việc làm cho sinh viên; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương, bộ đội xuất ngũ; thanh niên xuất khẩu lao động. Tăng cường giáo dục thanh niên có thái độ tích cực đối với công việc, chủ động rèn luyện kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Hỗ trợ thanh niên nâng cao kiến thức, kỹ năng tạo việc làm. Tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm cho thanh niên, hỗ trợ và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế tập thể trong thanh niên. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm do Đoàn quản lý.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vận động các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ vay vốn cho thanh niên làm kinh tế. Tăng cường phát hiện, hỗ trợ, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế hiệu quả tại địa phương. Như vậy thanh niên dân tộc thiểu số cũng là một trong những đối tượng được quan tâm hỗ trợ thời gian tới.

37. Đồng chí Trần Thanh Nghị, UV BCH tỉnh đoàn, Bí thư huyện đoàn An Phú, tỉnh An Giang: Trước một số luồng ý kiến trái chiều phê phán, đả phá hoạt động tình nguyện, không ít thanh niên tình nguyện cảm thấy hoang mang và mất niềm tin cho rằng lòng tốt, nhiệt huyết của bản thân không được xã hội ghi nhận. Đồng chí Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn nhắn nhủ điều gì đến các bạn trẻ đang làm tình nguyện nói chung?

Trả lời: 19 năm triển khai phong trào thanh niên tình nguyện vừa qua đã cho thấy hoạt động tình nguyện đã thực sự phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên Việt Nam. Đặc biệt trong 05 năm vừa qua, dấu ấn đậm nét là đã có 16 triệu lượt Đoàn viên, thanh niên tham gia tình nguyện. Các hoạt động tình nguyện được tổ chức đa dạng, theo nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng, trên nhiều lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế cao, có nhiều tác động đến xã hội, thiết thực, hiệu quả, được cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt thông qua hoạt động tình nguyện, Đoàn viên, thanh niên có môi trường được cống hiến cho đất nước, tìm thấy lý tưởng, ý nghĩa thực sự của cuộc sống, đồng thời được nâng cao kỹ năng, rèn luyện và trưởng thành. Thông qua hoạt động tình nguyện, màu áo xanh thanh niên đã trở thành biểu tượng của thanh niên tình nguyện và phong trào thanh niên tình nguyện đã trở thành niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Do vậy tôi cho rằng, các bạn trẻ hãy luôn tự hào về những gì mà chúng ta đã làm được cho đất nước, cho cộng đồng. Có thể ở đâu đó, còn một vài người nào đó phê phán, đả phá hoạt động tình nguyện, tôi cho rằng họ chưa nhìn nhận đúng hoặc chưa có nhiều thông tin về các kết quả mà Đoàn viên, thanh niên đã đóng góp, nhưng tôi tin đây chỉ ý kiến của thiểu số, về cơ bản hoạt động tình nguyện của Đoàn viên, thanh niên đều được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, cộng đồng và xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Vì vậy tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ rằng, chúng ta hãy đừng sống phí, sống uổng, đừng để tuổi thanh xuân trôi qua mà chưa kịp cống hiến hay chưa được làm những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Các bạn hãy tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện, tìm kiếm những cơ hội tình nguyện phù hợp với sở thích, năng lực, kiến thức, chuyên môn của mình; hãy làm việc tốt mỗi ngày với những người xung quanh, hãy đến những địa bàn khó khăn, những nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để giúp đỡ cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nơi đây. Mỗi bạn trẻ nếu sẵn sàng một khát khao cống hiến cho cộng đồng thì đừng quản ngại khó khăn, gian khổ và hãy chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất để tránh rủi ro khi hoạt động tình nguyện, để mỗi việc mình làm đều mang đến hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa cho cộng đồng. Mỗi bạn trẻ hãy là một sứ giả để thu hút, lan toả phong trào tình nguyện không chỉ trong giới trẻ mà còn thu hút các lực lượng khác trong xã hội tham gia hoạt động tình nguyện như phụ nữ, người già, trẻ em,…

Đại hội Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ 2017-2022 đã đưa phong trào thanh niên tình nguyện trở thành một trong ba phong trào hành động cách mạng chính của toàn Đoàn trong 5 năm tới, thông qua đó tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh trong xung kích, tiên phong hành động vì cộng đồng. Chúng tôi mong muốn vận động mỗi thanh niên tham gia ít nhất hai hoạt động tình nguyện mỗi năm. Đoàn luôn luôn là người bạn của các bạn trẻ, chúng tôi sẽ luôn luôn lắng nghe, tiếp cận qua nhiều kênh, nhiều cách, tự điều chỉnh và đổi mới hoạt động của mình để phù hợp với thanh niên. Đồng thời, chúng tôi cho rằng với nhiều bạn trẻ tự thành lập các Câu lạc bộ tình nguyện, tự chủ động tổ chức các hoạt động tình nguyện là một tín hiêu vui và rất đáng khuyến khích. Đoàn vẫn giữ vai trò chủ đạo và nòng cốt trong triển khai phong trào thanh niên tình nguyện theo hướng chuyên nghiệp, chuẩn bị nghiêm túc, là hạt nhân dẫn dắt phong trào thanh niên tình nguyện. Đoàn các cấp sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như có trách nhiệm hỗ trợ các CLB, đội, nhóm tình nguyện. Vì vậy khi có ý tưởng, nguồn lực, cần chia sẻ, hỗ trợ, các bạn trẻ hãy đến với tổ chức Đoàn - Hội nơi gần nhất, và ngược lại Đoàn, Hội sẽ chủ động tiếp cận để đồng hành cùng các bạn trẻ.
38. Từ email
----------------------

 
(Nguồn THTĐ Trung ương Đoàn)- ĐH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
 
 
 
 
 
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:1330 | lượt tải:373

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:1490 | lượt tải:607

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:1823 | lượt tải:555

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:2779 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2192 | lượt tải:619
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây