Theo thông tin từ website: quangnam.dcs.vn, thực hiện Đề án số 20 - ĐA/TU, ngày 17/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về thi tuyển công chức trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024 và Kế hoạch công tác số 07-KH/HĐ, ngày 22/10/2024 của Hội đồng thi tuyển; Hội đồng thi tuyển công chức năm 2024 của Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định tổ chức kỳ thi tuyển công chức vòng 1 vào ngày 09/11/2024.
Sáng nay 4/11, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác (4/11/1904 - 4/11/2024).
Gần 95 năm qua, cùng với quá trình ra đời, chiến đấu và trưởng thành, Đảng bộ Quảng Nam đã sản sinh nhiều người con ưu tú, như Võ Chí Công, Hoàng Minh Thắng, Phạm Tứ (Mười Khôi), Hồ Nghinh, Trần Thận, Trương Chí Cương… Trong những tấm gương tiêu biểu đó, không thể không nhắc tới đồng chí Nguyễn Trác, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Chiến thắng Thượng Đức đã khai thông quốc lộ 14 nối với đường Trường Sơn. Từ căn cứ miền núi các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang thông xuống Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa Vang về Đà Nẵng, tạo thế liên hoàn vùng giải phóng ở đồng bằng và căn cứ địa miền núi rộng lớn.
Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định: “Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch. Chính trị là giải phóng bảo đảm đời sống cho hơn 10 nghìn dân, đập tan chính quyền cơ sở và tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại quân địch đến giải tỏa, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp của quân khu phát triển và giành thắng lợi”.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp.
rong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh-người đặt nền móng lý luận cho cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và đường lối phát triển dân tộc. Người đã trải qua 30 năm nghiên cứu, học tập; trải qua nhiều thử nghiệm, khảo nghiệm ở 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con đường cứu nước mà Người lựa chọn sau nhiều năm bôn ba nước ngoài đã được chứng minh là đúng đắn, phù hợp với trào lưu cách mạng thế giới và xu thế phát triển của thời đại.
Năm nay, nhân loại tiến bộ kỷ niệm 206 năm Ngày sinh Các Mác (05/5/1818 - 05/5/2024) - Nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, tinh thần hy sinh bất khuất, phẩm chất cách mạng cao quý, khát vọng cao cả và niềm tin không gì lay chuyển nổi của đồng chí Trần Phú vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng sẽ mãi mãi cổ vũ chúng ta và các thế hệ mai sau trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam theo mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, đi vào lịch sử nhân loại như một trong những chiến công thần kỳ của cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc của nhân dân toàn thế giới trong thế kỷ XX. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử.
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CHƯƠNG TRÌNH GẶP MẶT VÀ ĐỐI THOẠI VỚI THANH NIÊN NĂM 2024
Với 79 tuổi đời, gần 60 năm hoạt động cách mạng, 26 năm liên tục trên cương vị Bí thư thứ nhất và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nêu tấm gương sáng của một người chiến sĩ cách mạng tiên phong, cống hiến trọn đời vì nước, vì dân, vì lý tưởng cao đẹp: Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Ngày 4/4, tỉnh Sê Kông (Lào) kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh. Cột mốc này đồng thời đánh dấu 40 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt Quảng Nam - Sê Kông.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(1). Là người học trò, người cộng sự thân thiết và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng thấu hiểu sâu sắc những yêu cầu phẩm chất, tư cách người cán bộ cách mạng và tư tưởng đạo đức cộng sản. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn phấn đấu, rèn luyện xứng đáng với những lời căn dặn của Người.
Ngày 24/3/1975, thị xã Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng. Đây là tỉnh lỵ trên quốc lộ IA đầu tiên ở miền Nam được giải phóng. Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Nam vào ngày 24/3/1975 trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và Nhân dân Quảng Nam.
Bộ VH-TT&DL vừa ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đối với 3 di tích trên địa bàn Quảng Nam.
Với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, một trong những phương thức mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là phát hành các sách, báo có nội dung độc hại, xuyên tạc, phản động. Đáng phê phán là một số cá nhân do nhận thức chính trị hạn chế, thiếu hiểu biết và hám lợi đã “nối giáo cho giặc” khi công khai tán phát, mua bán sách, báo xấu độc. Vì thế, việc ngăn chặn sự thẩm lậu, đấu tranh trực diện với sách, báo xấu độc cần nhất là chủ động, thường xuyên, kịp thời, đi vào thực chất.