Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Thượng Đức (7/8/1974 - 7/8/2024) Mở đường phục vụ chiến dịch

Thứ tư - 07/08/2024 08:37

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Thượng Đức (7/8/1974 - 7/8/2024) Mở đường phục vụ chiến dịch

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định: “Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch. Chính trị là giải phóng bảo đảm đời sống cho hơn 10 nghìn dân, đập tan chính quyền cơ sở và tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại quân địch đến giải tỏa, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp của quân khu phát triển và giành thắng lợi”.
nhan-dan-cac-dan-toc-mien-tay-quang-nam-van-chuyen-luong-thuc-vu-khi-tren-duong-mon-ho-chi-minh-phuc-vu-chien-truong.-nguon-quang-nam-45-nam-vi-su-nghiep-giai-phong-dan-toc-1930-1975.jpg
Nhân dân các dân tộc miền Tây Quảng Nam vận chuyển lương thực, vũ khí trên đường mòn Hồ Chí Minh phục vụ chiến trường. NGUỒN ẢNH: Quảng Nam - 45 năm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1975

Giữa năm 1974, Ban Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Quân khu 5 “quyết định mở chiến dịch tổng hợp Thu 1974, trong đó xác định chiến trường trọng điểm hoạt động là Quảng Nam, Quảng Đà, Quảng Ngãi với 5 khu chiến: Khu chiến Nông Sơn -Trung Phước; Khu chiến Tây Quế Sơn (Quảng Nam); Khu chiến Thượng Đức (Quảng Đà); Khu chiến Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) và Khu chiến Phù Mỹ (Bình Định)”.

Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 5 xác định “Giải phóng khu vực Thượng Đức (Quảng Nam) sẽ tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam, tạo thuận lợi chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5”.

Và khẳng định ta tiến công Thượng Đức nhằm: Khai thông đường Đông Trường Sơn ở Tây Quảng Đà; Kiểm chứng sự lớn mạnh của chủ lực cơ động ta và sự suy yếu của quân địch (nhất là Sư đoàn dù thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược của ngụy đang ở Quân đoàn I).

Chi khu quân sự Thượng Đức, được Mỹ xây dựng trở thành tiền đồn vững chắc để bảo vệ căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng và khống chế tuyến đường 14 của ta ở phía tây Quảng Đà. Chi khu quân sự gồm một cụm cứ điểm kiên cố nằm ở thôn Hà Tân, xã Lộc Bình, nơi ngã ba sông Cái và sông Côn, cạnh quốc lộ 14, cách đường đông Trường Sơn không xa, cách Đà Nẵng 45km đường chim bay.

Đóng quân ở đây chúng kiểm soát chặt đường lưu thông của ta từ đồng bằng và miền núi, cũng là vùng căn cứ vành đai bên ngoài để phòng thủ phía tây của Đà Nẵng, vừa là nơi xuất phát hành quân đánh phá, kiểm soát vùng miền núi Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang.

Đối với ta, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định nhiệm vụ chiến dịch giải phóng Thượng Đức: “Chiến dịch này phải thắng cả về quân sự và chính trị. Quân sự là diệt gọn quân địch tại chỗ, thu hút, giam chân và tiêu diệt một bộ phận lực lượng cơ động của địch. Chính trị là giải phóng bảo đảm đời sống cho hơn 10 nghìn dân, đập tan chính quyền cơ sở và tề điệp ác ôn, giữ vững vùng giải phóng, đánh bại quân địch đến giải toả, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiến công tổng hợp của quân khu phát triển và giành thắng lợi”.

Vì vậy, nhiệm vụ giải phóng và làm chủ Chi khu - Quận lỵ Thượng Đức ngày càng trở nên bức thiết, có tính chiến lược lớn. Bởi vì, tiêu diệt được lực lượng ở đây là xóa bỏ một mắt xích phòng ngự vững chắc, phá toang “cánh cử thép”, uy hiếp trực tiếp phía tây nam Đà Nẵng, giải phóng hơn một vạn dân và một vùng địa bàn rộng lớn, đồng thời khai thông được hành lang vận chuyển của ta từ tuyến đường Đông Trường Sơn xuống đồng bằng cả đường sông và đường bộ.

Nói cách khác, giành thắng lợi ở Thượng Đức thì con đường tiến về Đà Nẵng - căn cứ quân sự liên hiệp khổng lồ lớn thứ nhì của địch ở miền Nam sẽ thông thoáng và Đà Nẵng được giải phóng sẽ tạo ra cục diện mang tính quyết định trên chiến trường miền Nam.

Nhiệm vụ tấn công cụm cứ điểm Thượng Đức được sử dụng lực lượng chủ lực của Bộ có Sư đoàn 304 và Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 cùng với 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương và Đặc công Quân khu 5. Một trong những khó khăn của ta khi mở chiến dịch Thượng Đức là việc khai thông tuyến đường ngang nối với đường Trường Sơn tại Thạnh Mỹ để vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến dịch.

Để phục vụ cho tác chiến tiêu diệt cụm cứ điểm Thượng Đức, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Đặc Khu ủy Quảng Đà cử đồng chí Phạm Đức Nam - Phó Bí thư Đặc Khu ủy và đồng chí Nguyễn Bá Phước - Tỉnh đội phó sát cánh cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo huy động 1.500 dân công, chủ yếu là người dân tộc thiểu số của các huyện Nam Giang, Tây Giang và Đông Giang, là những người dân gắn bó với cách mạng, được giác ngộ, có nhiều đóng góp cho cách mạng và quý mến bộ đội, sẵn sàng góp phần phục vụ chiến dịch.

Trong quá trình mở đường, chuyển quân, dù đã tuyệt đối giữ bí mật nhưng địch vẫn đánh hơi được hoạt động của ta, chúng cho thám báo, biệt kích len lỏi vào trong dân đi đốn củi đốt than để thăm dò.

Trước tình hình đó, Ban An ninh Đặc khu đã quyết định bắt giữ hơn 200 người để đảm bảo yếu tố bí mật cho toàn bộ chiến dịch. Sau hơn một tháng phá đá, mở đường, với tinh thần khẩn trương, không kể ngày đêm, đến ngày 20/7/1974, ta đã mở được hệ thống đường dài hơn 100km, từ Trao về Bến Hiên, từ Thạnh Mỹ đi cầu Hội Khách, từ Bến Hiên đi An Điềm tỏa ra xung quanh đưa lực lượng vào bao vây Thượng Đức.

Đặc biệt, con đường từ Bến Hiên về Thượng Đức dài 16km không mở được, nhân dân và bộ đội phải dùng thuyền bè mang chở pháo đạn xuôi theo dòng sông Côn, nhân dân đã có sáng kiến bện thắt hàng nghìn mét dây rừng rồi dùng sức người kéo pháo, khi phải đưa xuống thuyền phà, khi phải kéo lên bờ, lên dốc cao để đưa pháo lên chiếm lĩnh trận địa.

Một khối lượng xe pháo, đạn, lương thực thực phẩm với gần 4.000 tấn được tập kết an toàn vào sát khu chiến trước giờ quy định. Nổi bật là đưa 3 khẩu pháo (2 khẩu 85mm nòng dài và 1 khẩu 160mm) lên điểm cao 1.062 cách mục tiêu Thượng Đức gần 2km.

Tỉnh Quảng Đà đưa 2 máy kéo (do Đoàn vận tải chiến lược 559 mới chuyển tặng địa phương) vào Bến Hiên sẵn sàng kéo pháo đánh Thượng Đức. Đây là thành công lớn, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho chiến dịch giành thắng lợi, thể hiện sự cố gắng vượt bậc của các lực lượng công binh, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của quân, dân Quảng Đà.

Báo Quảng Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
tinh nguyen 1 1024x235
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:3067 | lượt tải:748

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:2207 | lượt tải:745

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:2501 | lượt tải:666

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:3475 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2868 | lượt tải:781
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây