Trong Di chúc trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Một chiến sĩ bảo vệ - sau này được phong quân hàm cấp tướng có lần nói rằng: Bác Hồ thường dạy quân dân ta: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư". Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng "đạo đức" cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm, Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là "đạo đức".
Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.
Đôi dép của Bác "ra đời" vào năm 1947, được "chế tạo" từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc.
Phong cách là những biểu hiện tổng hợp và trực tiếp của nhân cách chủ thể ở mỗi cá nhân. Trong đó, đức và tài là những phương diện chủ yếu trong cấu trúc nhân cách của từng người. Phong cách sống thanh cao, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hội tụ đầy đủ những yếu tố đó.
Dù chưa một lần được gặp Bác, nhưng Victore Hara - một thanh niên hoạt động trong phong trào cánh tả ở Chilê đã viết ca khúc về Người.
Trong cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua 6 mùa xuân năm Hợi. Đó là những mùa Xuân ghi lại những dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng của Người, đồng thời cũng là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
(ĐCSVN) - Mở đầu bài viết “Cách mạng Tháng Mười Nga mở đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Sau mùa đông lạnh lùng, là mùa xuân ấm áp. Sau đêm tối mù mịt, đến rạng đông sáng tươi. Sau những thế kỷ nô lệ, là thời đại độc lập tự do, xã hội chủ nghĩa” (1).
(HCM.VN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn yêu thiên nhiên, sống hòa mình với thiên nhiên nên từ những ngày hoạt động cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn luôn chú trọng tới việc trồng cây, gây rừng để bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái, bảo đảm cho điều kiện sống luôn trong lành, góp phần nâng cao đời sống vật chất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi xướng và là nguồn cảm hứng vô tận cho phong trào “Tết trồng cây”. Vì vậy, trong những bài nói, viết của mình, Người nhắc tới từ “trồng cây” 147 lần, “Tết trồng cây” tới 46 lần; đặc biệt 5 năm liền Bác viết 5 bài cùng tên “Tết trồng cây” (1) với những tư tưởng đặc sắc về vấn đề này.
Cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, cả dân tộc ta lại rộn ràng niềm vui, niềm tự hào, phấn khởi với nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân. Trong thời khắc thiêng liêng ngập tràn hạnh phúc ấy, lòng chúng ta bồi hồi tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già dân tộc. Đặc biệt, những ngày này, nhớ tới Bác, chúng ta không thể nào quên những vần thơ chúc Tết của Người.
Nhân dịp tết Kỷ Hợi, đồng chí Lê Quang Quỳnh- Phó Bí thư Tỉnh đoàn đã đến thăm và chúc Tết mẹ VNAH Lê Thị Vui và mẹ Nguyễn Thị Cửu tại huyện Quế Sơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của dân tộc, sự nghiệp và tư tưởng của Người là di sản vô giá của dân tộc và cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về thi đua yêu nước, đặc biệt thi đua phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Vừa qua, Huyện đoàn Hiệp Đức phối hợp với CLB tình nguyện Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khu vực miền Trung tổ chức chương trình “Đông ấm xứ Quảng” tại xã Thăng Phước.
Chào mừng kỷ niệm 69 năm ngày học sinh, sinh viên Việt Nam 09/01 , 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.
Việt Nam và Hồ Chí Minh là hai tên gọi nổi tiếng và phổ biến nhất đối với nhân dân Ấn Độ. Người từng là tâm điểm trong số các trí thức và các nhà hoạt động chính trị vào nửa cuối của thế kỷ trước, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ những năm 50 đến những năm 70 thế kỷ XX.
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển Đảng; là một trong những nội dung cơ bản của văn hóa đạo đức - văn hóa Đảng. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này, Đảng mới thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là một Đảng cách mạng, chân chính. Vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”[1].
Vừa qua, tuổi trẻ Tiên Phước tổ chức chuỗi các hoạt động ý nghĩa và thiết thực nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chiều ngày 6/12, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Nguyễn Xuân Đức đã đến thăm và tặng quà cho các mẹ VNAH, đối tượng chính sách sau khi được phẩu thuật mắt miễn phí.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn, anh Nguyễn Ngọc Thanh (xã Tam Trà, Núi Thành) đặt mục tiêu cho bản thân là phải thoát được cái nghèo. Từ số vốn 50 triệu đồng vợ chồng tích góp sau bao năm làm ăn, anh Thanh mạnh dạn phá bỏ hơn 1ha rừng keo đầu tư chuồng trại xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC).