Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam - 10 sự kiện tiêu biểu năm 2021

Thứ bảy - 01/01/2022 12:36

Quảng Nam - 10 sự kiện tiêu biểu năm 2021

Quảng Nam bước vào năm 2021, với ý chí, khát vọng, tầm nhìn về mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là năm đánh đấu cột mốc lịch sử tròn 550 năm Danh xưng Quảng Nam. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, tác động tiêu cực, khó lường, gây xáo trộn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Cử tri Nam Giang thực hiện giãn cách khi tham gia bầu cử. Ảnh Alăng Ngước
Cử tri Nam Giang thực hiện giãn cách khi tham gia bầu cử. Ảnh Alăng Ngước

Vượt qua một năm đầy khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh đã quyết liệt, sáng tạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, giải quyết những vấn đề trước mắt nhằm ổn định đời sống nhân dân, duy trì và phát triển kinh tế; vừa triển khai những vấn đề có tính chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Sau đây là 10 sự kiện nổi bật năm 2021 do Báo Quảng Nam bình chọn.

Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường bỏ phiếu bầu cử. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường bỏ phiếu bầu cử. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

TỔ CHỨC THÀNH CÔNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ BẦU CỬ HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026 TRONG HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Lịch sử bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và bầu cử HĐND các cấp ở nước ta ghi nhận cuộc bầu cử năm 2021 là “cuộc bầu cử đặc biệt”, bởi diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt: đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng; công tác tổ chức bầu cử phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Tuy vậy, với sự chuẩn bị chu đáo của các cấp, ngành, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các tầng lớp nhân dân, hơn 1,17 triệu cử tri Quảng Nam đã hăng hái tham gia bầu cử, đạt tỷ lệ 99,94%; đưa Quảng Nam trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất nước.

Cùng với công tác tổ chức bầu cử, cả hệ thống chính trị đã tập trung quyết liệt cho việc củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ các cấp. Đặc biệt, Tỉnh ủy khóa XXII đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát.

Năm 2021 dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất hiệu quả. Ảnh: V.LỘC
Năm 2021 dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất hiệu quả. Ảnh: V.LỘC

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VƯỢT CHỈ TIÊU GIAO

Dịch bệnh Covid-19 khiến kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Nam năm 2021 tuy chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhưng mức tăng trưởng 5,1% vẫn là con số đáng kể so với nhiều địa phương trong cả nước. Đáng chú ý, công nghiệp và xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với mức tăng 7,8% (trong đó, riêng công nghiệp tăng 9,1%).

Điểm sáng là tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến ngày 29.12 đạt 22.688 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 18.300 tỷ đồng (vượt 2.300 tỷ đồng so với dự toán HĐND tỉnh giao).

Hiệu quả từ nguồn thu ngân sách, đã giúp Quảng Nam cân đối được các nguồn chi, bảo đảm cho đầu tư phát triển và đặc biệt là chi cho công tác phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành hơn 102 nghìn tỷ đồng.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam. Ảnh: ALĂNG NGƯỚC

KỶ NIỆM 550 NĂM DANH XƯNG QUẢNG NAM (1471 - 2021)

Nhiều hoạt động, sự kiện được lên kế hoạch chu đáo nhằm kỷ niệm dấu mốc 550 năm Danh xưng Quảng Nam. Song, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã khiến kế hoạch ban đầu không thể thực hiện, nhiều hoạt động bị hủy, hoãn, thu hẹp phạm vi tổ chức.

Tuy nhiên, với mỗi người dân xứ Quảng, kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam vẫn là sự kiện đặc biệt, khơi gợi lòng tự hào về cội nguồn và những giá trị đặc trưng của vùng đất mở kể từ khi vua Lê Thánh Tông định vị một danh xưng trên bản đồ Đại Việt.

Những ngày cuối năm 2021, một hội thảo khoa học cấp quốc gia “Quảng Nam - 550 năm hình thành và phát triển” và đại lễ Kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam đã được tổ chức.

Trước đó là các sự kiện như Cuộc thi tìm hiểu 550 năm Danh xưng Quảng Nam trên Internet; Cuộc vận động sáng tạo tác phẩm báo chí về vùng đất và con người Quảng Nam; xuất bản tập sách “Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ Quốc ngữ”…

Trong tầm nhìn phát triển, Quảng Nam đã triển khai nhiều quy hoạch chiến lược, trong đó có các quy hoạch vùng. Trong ảnh: Một khu của vùng Đông Quảng Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Trong tầm nhìn phát triển, Quảng Nam đã triển khai nhiều quy hoạch chiến lược, trong đó có các quy hoạch vùng. Trong ảnh: Một khu của vùng Đông Quảng Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

ĐỘT PHÁ CÁC QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Mục tiêu, tầm nhìn chiến lược đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát triển khá trong cả nước vào năm 2030 được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, được cụ thể hóa bằng việc khởi động triển khai nhiều quy hoạch chiến lược.

Trong năm 2021, trên cơ sở xác định 6 nhóm dự án trọng điểm vùng Đông và 5 nhóm dự án trọng điểm vùng Tây, đã tổ chức thực hiện một số quy hoạch chiến lược như: quy hoạch tích hợp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050; quy hoạch không gian vùng liên huyện, thị xã, thành phố phía đông; các quy hoạch vùng huyện; quy hoạch kiến trúc, cảnh quan sông Cổ Cò - Thu Bồn - Trường Giang; trục đường Võ Chí Công; quy hoạch chung ven biển Duy Xuyên - Thăng Bình…

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng TP.Tam Kỳ đạt các tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030.

Gỡ vướng giải phóng mặt bằng góp phần thúc đẩy thi công dự án đường Võ Chí Công. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng góp phần thúc đẩy thi công dự án đường Võ Chí Công. Ảnh: PHƯƠNG THẢO

THÚC ĐẨY GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

Năm 2021, lần đầu tiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp làm Tổ trưởng các tổ công tác thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng lớn, có tính chiến lược kết nối vùng như: Dự án đường Võ Chí Công đến sân bay Chu Lai; Dự án nạo vét luồng cảng Kỳ Hà; Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Thaco Chu Lai (xã Tam Anh Nam, Núi Thành); Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP.Hội An; Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống ngập mặn sông Cổ Cò (Hội An); Quốc lộ 40B đoạn từ tuyến cao tốc đến đường tránh thị trấn Tiên Kỳ (Tiên Phước); Đường nối từ đường cứu hộ, cứu nạn đến quốc lộ 1 tại ngã ba Cây Cốc (Thăng Bình);… Theo đó, nhiều “nút thắt” lâu nay về bồi thường, giải phóng mặt bằng cơ bản được tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ công trình.

Phương tiện vận chuyển qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang trong ngày khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) - Đắc Tà Oọc (Sê Kông, Lào). Ảnh: P.L
Phương tiện vận chuyển qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang trong ngày khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) - Đắc Tà Oọc (Sê Kông, Lào). Ảnh: P.L

KHAI TRƯƠNG CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG - ĐẮC TÀ OỌC

Ngày 14.8.2021, diễn ra Lễ công bố khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) - Đắc Tà Oọc (Đắc Chưng, Sê Kông, Lào). Phát biểu tại hội đàm trực tuyến lãnh đạo cấp cao Quảng Nam - Sê Kông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - Phan Việt Cường nhấn mạnh, Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc là hướng đột phá chiến lược trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh nói riêng và khu vực Nam Lào với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam nói chung trong giai đoạn mới.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế sẽ kết nối giao thương và du lịch trên Hành lang kinh tế Đông - Tây ngắn nhất từ Đông Bắc Thái Lan qua Nam Lào đến Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, trong đó Quảng Nam là địa phương có cơ hội phát triển nhất. Quảng Nam cũng sẽ thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến sâu nông nghiệp với nguyên liệu nhập khẩu từ Lào, Campuchia.

Như vậy, đến nay Quảng Nam đã có đầy đủ kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược đối ngoại bao gồm: cảng biển quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

Trong năm 2021, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cũng ban hành các nghị quyết, đề án quan trọng có tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội toàn diện các huyện miền núi Quảng Nam.

UBND tỉnh và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác về VT-CNTT giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: VINH ANH
UBND tỉnh và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác về VT-CNTT giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: VINH ANH

PHỦ SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ĐẾN TẤT CẢ TRUNG TÂM XÃ

Năm 2021, tất cả xã trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ và triển khai gắn mã địa chỉ bưu chính. Hoàn thành chỉ tiêu 100% xã có hạ tầng cáp quang kéo đến trung tâm xã; đảm bảo duy trì 100% xã được phủ sóng thông tin di động 3G/4G đến trung tâm các xã. Đảm bảo 100% khu vực cơ quan công quyền, khu vực công cộng được phủ sóng wifi. Đồng thời tổ chức triển khai xây dựng xã thông minh và thực hiện chuyển đổi số cấp xã.

KÝ KẾT CHUYỂN ĐỔI SỐ VỚI CÁC TẬP ĐOÀN LỚN

Lần đầu tiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, cho thấy quyết tâm lớn của Quảng Nam trong thực hiện mũi đột phá chiến lược xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, hướng đến kinh tế số, xã hội số. Trước đó, năm 2020, HĐND tỉnh đã thông qua đề án về xây dựng chính quyền điện tử với vốn đầu tư gần một nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2021, UBND tỉnh đã tiến hành ký kết hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với các tập đoàn công nghệ thông tin lớn như FPT, VNPT, Viettel... Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng được khởi động mạnh mẽ, rộng khắp ở các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

Giữa bối cảnh khủng hoảng chung do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngày 15.12.2021, Thaco đã xuất lô hàng sơ mi rơ moóc đầu tiên sang thị trường Mỹ. Ảnh: NGÂN THÀNH
Giữa bối cảnh khủng hoảng chung do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngày 15.12.2021, Thaco đã xuất lô hàng sơ mi rơ moóc đầu tiên sang thị trường Mỹ. Ảnh: NGÂN THÀNH

XUẤT KHẨU LÔ HÀNG SƠ MI RƠ MOÓC ĐẦU TIÊN SANG MỸ

Ngày 15.12.2021, Tập đoàn Thaco xuất khẩu 870 sơ mi rơ moóc sang Mỹ. Đây là lô hàng đầu tiên trong thỏa thuận giữa Thaco Industries (Việt Nam) và Tập đoàn PITTS Enterprises (Mỹ) ký hợp đồng xuất khẩu 15.500 sơ mi rơ moóc trong năm 2022 với giá trị 215 triệu USD.

ThacoIndustries và PITTS Enterprises đã chính thức ký kết Thỏa thuận độc quyền phân phối sơ mi rơ moóc tại thị trường Mỹ với sản lượng 25.000 sơ mi rơ moóc trong năm 2023, giá trị hơn 350 triệu USD.

Tổng doanh số mà PITTS cam kết phân phối trong 2 năm 2022 - 2023 là 40.500 sơ mi rơ moóc có giá trị 565 triệu USD. Thaco đang nỗ lực phát triển Trung tâm công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai.

Thaco cũng là doanh nghiệp tăng trưởng ngành cơ khí trong thời gian dịch Covid-19. Trong năm 2021, thành lập Tổng Công ty Công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí tại Quảng Nam.

Quảng Nam đang nỗ lực hướng đến du lịch xanh. Ảnh Q.T
Quảng Nam đang nỗ lực hướng đến du lịch xanh. Ảnh Q.T

QUẢNG NAM LÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TIÊN CỦA CẢ NƯỚC BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ DU LỊCH XANH

Du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với việc xác định du lịch là mũi nhọn của tỉnh, năm 2021 Quảng Nam vẫn xúc tiến triển khai nhiều hoạt động liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Phối hợp với 3 địa phương (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Bình) triển khai chương trình giới thiệu du lịch Miền di sản diệu kỳ - Amazing Central Heritage tại TP.Hà Nội; chương trình giới thiệu du lịch tại TP.Hồ Chí Minh. Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2025.

Bộ tiêu chí du lịch xanh tỉnh Quảng Nam được xây dựng công phu, nghiêm túc đã chính thức được ban hành. Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch Quảng Nam trong giai đoạn mới. Nâng hạng Khu bảo tồn Sông Thanh 2 thành Vườn quốc gia Sông Thanh.

 
 BÁO QUẢNG NAM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
tinh nguyen 1 1024x235
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:2940 | lượt tải:731

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:2159 | lượt tải:740

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:2446 | lượt tải:658

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:3384 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2822 | lượt tải:771
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây