Đóng cửa sổ tư vấn [X]
Trang tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam

Bảo đảm an toàn cao nhất khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Chủ nhật - 07/03/2021 07:39

Bảo đảm an toàn cao nhất khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Việc triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 khẩn trương nhưng phải chắc chắn, bảo đảm nguyên tắc công bằng vắc xin của Liên hiệp quốc, thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị kỹ càng, bảo đảm an toàn cao nhất.


Sáng 5.3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về dịch bệnh trong nước, dự báo tình hình thế giới, triển khai rà soát năng lực xét nghiệm, các loại sinh phẩm xét nghiệm đang sử dụng. Các thành viên Ban chỉ đạo cũng dành thời gian thảo luận những vấn đề liên quan đến triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Ngày 8.3 bắt đầu tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo những vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vắc xin từ nước ngoài. Hiện nay khi nhu cầu vắc xin lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế, nhiều nước sẵn sàng mua dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua vắc xin gấp nhiều lần nhu cầu thực tế.

“Việc đảm bảo đủ vắc xin rất khó khăn, bên cạnh đó đây là những vắc xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Vì vậy, quan điểm của Bộ Y tế là bên cạnh việc mua vắc xin từ nước ngoài, nhất định phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn vắc xin trong nước” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
an19672

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đầu tuần tới sẽ triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: VGP

Dự kiến, ngày mai 6.3, Bộ Y tế sẽ tập huấn đối với tất cả đơn vị tiêm chủng trên toàn quốc trong vấn đề tiếp nhận, sử dụng, xử lý tai biến sau tiêm… Sau đó đến ngày 8.3, những liều vắc xin đầu tiên sẽ được tiêm, trước hết tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, các vùng có dịch, các đối tượng theo Nghị quyết số 21 về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19… Những người đã tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khoẻ điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tiêm vắc xin không bảo đảm phòng bệnh 100%. Ví dụ, theo thông tin của nhà sản xuất thì vắc xin của Pfizer có hiệu quả bảo vệ hơn 90%; vắc xin Astrazeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Những số liệu này cũng cần được kiểm nghiệm ngoài thực tiễn.

Ông Nguyễn Đắc Vinh - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng, vắc xin là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp chào bán vắc xin ngừa Covid-19.

Ban chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 phải bảo đảm nguyên tắc công bằng vắc xin của Liên hiệp quốc, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, đặc biệt phải thông đầy đủ cho người dân, chuẩn bị đầy đủ phương án xử lý những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình tiêm chủng.

an19553 01
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tiếp cận vắc xin nước ngoài ngay từ rất sớm; thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin ở trong nước. Đồng thời đề nghị, khi có vắc xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế tổ chức tiêm, đánh giá độ an toàn, hiệu lực, hiệu quả một cách tốt nhất. Phó Thủ tướng nêu rõ, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi 2 lý do chính.

Thứ nhất, trong những đợt tiêm chủng mở rộng đối với những vắc xin đã ổn định, rồi cũng có lúc xảy ra sự cố, sơ suất, nếu không chuẩn bị tốt sẽ có thể thành những sự cố lớn.

Thứ hai, tất cả loại vắc xin trước đây tiêm ở Việt Nam đều là những vắc xin được phát triển theo quy trình lúc bình thường với thời gian trung bình 7 - 8 năm, thậm chí có loại lên đến 12 năm. Trong khi đó, những vắc xin ngừa Covid-19 được nghiên cứu, phát triển theo trong tình hình khẩn cấp, việc cấp giấy phép sử dụng ở Việt Nam cũng vậy. Do đó, chúng ta càng phải cảnh giác và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế từng bước tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân, và khi triển khai tiêm phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể, nếu có bất kỳ sự cố nào, dù nhỏ cũng phải bình tĩnh xử lý.

Tập trung tăng tốc nghiên cứu vắc xin trong nước

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải thúc đẩy nhanh hơn nữa việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Đến nay Việt Nam có 3 ứng viên vắc xin, 1 loại đã hoàn thành quá trình thử nghiệm trên người giai đoạn 1 cho kết quả tốt và đã tiến giai đoạn thử nghiệm 2. Hai vắc xin còn lại, tới đây Bộ Y tế sẽ khẩn trương tiến hành thử nghiệm trên người giai đoạn 1. Việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vắc xin trong nước phải tuân thủ tất cả bước, chắc chắn, nhưng cố gắng nhanh nhất có thể.

Theo Phó Thủ tướng, trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã có một số vắc xin sản xuất trong nước rất tốt và nếu nghiên cứu, phát triển thành công vắc xin ngừa Covid-19, chúng ta sẽ chủ động được nguồn vắc xin cho 100 triệu dân, vì những thông tin ban đầu cho thấy các vắc xin ngừa Covid-19 chỉ sinh ra kháng thể trong một thời gian nhất định, có nghĩa nhiều khả năng hằng năm đều phải tiêm nhắc lại chứ không phải 1 đợt, hay 1 năm là xong.

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để năng lực nghiên cứu vắc xin của Việt Nam bước lên một tầm mới, để chuẩn bị ứng phó đối với những dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.

“Vắc xin là giải pháp căn cơ, lâu dài để kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu. Nhưng trong một thời gian ngắn hạn (6 tháng - 1 năm) thì vắc xin chưa phải là tất cả mà đầu tiên, căn bản nhất vẫn phải là các biện pháp phòng chống dịch ban đầu rất hiệu quả của chúng ta, cộng thêm với vắc xin” - Phó Thủ tướng nói.

Đối với những nước đối tác có tiềm lực sản xuất vắc xin và đã triển khai tiêm cho người dân, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế chủ trì, cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT&DL khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, ban hành các hướng dẫn tạo điều kiện cho những người đã được tiêm vắc xin ở nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam bảo đảm an toàn, phục vụ mục tiêu kép.

Ban chỉ đạo lưu ý, trong thời gian tới, với việc triển khai tiêm vắc xin rộng rãi ở các nước cũng như tại Việt Nam thì cần chuẩn bị sớm tập trung nghiên cứu, cải tiến, chuẩn bị các điều kiện sản xuất các loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh).

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Điều hành - Liên kết
 
thu vien so
 
trung bay
qoffice
 
logobantin copy
logokn
images
bhxhso1 iesl
banner 1
banner final 17082022 1
 
tinh nguyen 1 1024x235
  • Liên kết

mtssssssss
Văn bản

19-QĐ/TĐTN-TCKT

V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh đoàn Quảng Nam khoá XIX, nhiệm kỳ 2022-2027

Lượt xem:2945 | lượt tải:731

Nghị quyết

Nghị quyết Đại hội

Lượt xem:2159 | lượt tải:740

41/KHLT-BHXH-TĐ

Phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế trong ĐVTN năm 2021

Lượt xem:2448 | lượt tải:658

1159-CV/TĐTN- BPT

V/v giới thiệu cá nhân tiêu biểu tham gia giải thưởng “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc lần thứ XII năm 2021

Lượt xem:3387 | lượt tải:166

251 -KH/TĐTN-BTG

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021

Lượt xem:2824 | lượt tải:771
© Copyright 2008 thuộc về BTV Tỉnh đoàn Quảng Nam
Địa chỉ: 191 Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Điện thoại / Fax: 02353859223
Tin bài cộng tác viên vui lòng gởi về Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Quảng Nam
Điện thoại: 02353.812.436 | Email: banbientaptinhdoanquangnam@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây