Tốt nghiệp Khoa Điện, Đại học Bách khoa Đà Nẵng tháng 6.2001, Nguyễn Bình Nam (44 tuổi, quê xã Quảng Tùng, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được tiếp nhận vào làm việc tại Phòng Tổ chức - Lao động Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC).
Cuối chiều, mưa núi bất ngờ ập xuống, nhưng hàng chục bao thóc được thu hoạch từ ruộng lúa bậc thang dưới chân núi thôn A Rầng (xã A Xan, Tây Giang) đã sớm được lực lượng dân quân cơ động của xã tập kết trước hiên nhà, bàn giao cho các gia đình.
Vào mùa hè, nhiều bạn trẻ ở H.Núi Thành (Quảng Nam) đã mở lớp học miễn phí cho trẻ vùng nông thôn có hoàn cảnh khó khăn.
Với mong muốn giúp học sinh người đồng bào Cơ tu có thêm kiến thức, một lớp học vùng cao "Ươm mầm xanh Cơ tu" đã được khai giảng.
Không phải lẽo đẽo theo cha mẹ lên nương rẫy những ngày hè, các em nhỏ ở vùng cao xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) được bố mẹ đưa đến lớp học hè miễn phí. Đứng lớp là những thầy cô giáo trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tình nguyện dạy chữ cho các em.
Hình ảnh đoàn viên thanh niên cùng người dân trong đó cả những em nhỏ vùng cao Quảng Nam cùng cõng vật liệu băng đường núi để làm nhà vệ sinh khiến nhiều người xúc động.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Quảng Nam năm nay có một điểm mới, đó là có hàng chục chiến sĩ biên phòng cùng đồng hành, tiếp sức với hàng ngàn thí sinh.
Đoàn viên thanh niên phường Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn) hỗ trợ 4 thí sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tìm phòng trọ, ổn định chỗ ở để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều năm qua, Đoàn thanh niên xã Tam Anh Nam (Núi Thành) luôn tiên phong trong các hoạt động nhân đạo, thiện nguyện ở địa phương, cứu giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch bằng “ngân hàng máu sống” do đoàn viên thanh niên thực hiện.
Tiên phong khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở quê nhà, Lê Văn Phải (thôn Đức Phú, xã Tam Thạnh, Núi Thành) nếm trải đủ thành công lẫn thất bại. Có lúc chàng thanh niên này gần như bỏ cuộc, song ước mơ xây dựng vùng cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho các nhà sản xuất đã giúp anh không ngừng vươn lên phía trước.
Ra đời từ năm 2017, đến nay, mô hình “Thanh niên làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh” tại xã Trà Linh (Nam Trà My) tạo ra việc làm ổn định cho các thành viên tham gia, đồng thời góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.
Làm khu vui chơi cho trẻ em từ đồ tái chế; xây nhà tình bạn, trang bị sách cho phòng truyền thống Đội từ phong trào thu gom phế liệu… Đó là những công trình măng non hiệu quả, có ý nghĩa giáo dục cho đội viên, nhi đồng về ý thức tiết kiệm, trân trọng giá trị của sức lao động.
Ngày 5/6/1911, sự kiện Hồ Chí Minh, với tên gọi Văn Ba, rời bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước, đã trở thành một dấu mốc và bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng và dân tộc Việt Nam. 112 năm đã trôi qua, nhưng hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn có ý nghĩa lịch sử và giá trị giáo dục to lớn đối với thế hệ người dân Việt Nam.
Câu lạc bộ thiện nguyện Starseed (Tam Kỳ) với 11 thành viên trẻ được thành lập gần một năm qua đã giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn, lan tỏa lòng nhân ái trong cuộc sống.
Thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị (khóa XIII), tuổi trẻ Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam đã để lại nhiều dấu ấn ở cơ sở bằng các công trình, phần việc, hoạt động tình nguyện.
Trần Thị Hoàn My học sinh lớp 5B, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, xã miền núi Tam Thạnh là một trong 4 gương mặt học sinh cấp tiểu học của huyện Núi Thành được bầu chọn đi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Nam lần thứ VI-2023 sắp tới.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng văn hóa công vụ. Người đã đề cập tới việc xây dựng đời sống mới, nếp sống mới ở công sở; xây dựng các chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên; Người ký ban hành các sắc lệnh về cung cách làm việc ở công sở.
Thiếu nhi Quảng Nam thi đua thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" là phong trào xuyên suốt của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh. Đây là môi trường cho đội viên, thiếu niên, nhi đồng học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ".
“Có đứa bạn bảo tôi, Tam Tiến còn hoang sơ quá, khó phát triển lắm. Nhưng với góc nhìn của mình tôi thấy may mắn khi vẫn giữ được những nét hoang sơ đó”, Võ Hồng Rôn (31 tuổi, ở làng Hà Lộc, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam), người khởi xướng mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên, đưa du khách về làng chài Tam Tiến, chia sẻ.
Thay vì chọn cho mình một công việc với mức lương ổn định ở các thành phố lớn, chàng trai trẻ quê ở Quảng Nam đã quyết định về quê khởi nghiệp với loài động vật "ăn đêm ngủ ngày". Mô hình này bước đầu giúp anh thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.