Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng (tên thường gọi là Lê Văn Trọng), sinh ngày 20/10/1914 tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom, Vương quốc Thái Lan[1] (vùng Đông Bắc nước Xiêm, tỉnh Lạc Hòn - địa giới đầu thế kỷ trước) trong gia đình có truyền thống yêu nước. Cha của Lý Tự Trọng là ông Lê Hữu Đạt, quê ở làng Kẻ Vẹt (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh[2]; mẹ là bà Nguyễn Thị Sờm quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là Công trình Thanh niên "Không gian số về thân thế, sự nghiệp của anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng" do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Nam xây dựng nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914-20/10/2024). Công trình nhằm tôn vinh công lao, tấm gương hi sinh của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên- Lý Tự Trọng.
Đình làng Phiếm Ái nay thuộc xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, một nhân chứng lịch sử còn tồn tại với làng. Trải qua bao phen biến thiên đổi dời, nó vẫn mang trong mình hình một vẻ đẹp vừa hiền hòa vừa uy nghi, một biểu trưng văn hóa cho ngôi làng cổ được hình thành khá sớm trên vùng đất Hóa Châu.
Phan Châu Trinh sinh ngày 09/09/1872, tự là Tử Cán, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hy Mã.
Huỳnh Thúc Kháng tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên (Minh Viên), sinh năm 1876 quê làng Thạnh Bình - Tiên Phước; mất năm 1947 tại Nghĩa Hành- Quảng Ngãi.
Trần Quý Cáp tên thật là Trần Nghị. Ông sinh năm 1870 tại thôn Thái La, làng Bất Nhị, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), xuất thân trong một gia đình nông dân, được thân phụ chú tâm dạy dỗ, nên từ thuở nhỏ ông là người có ý chí ham học và thông minh.
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỉ Sửu (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ông là vị danh tướng nổi tiếng học rộng, tài cao (19 tuổi đỗ cử nhân, 24 tuổi đỗ phó bảng) và là người thanh liêm, chính trực, thương dân.
Từ ngã tư Hà Lam, đi về hướng Đông theo tỉnh lộ ĐT 613 khoảng 5km là đến di tích. Di tích nằm cách Chợ Được khoảng 300m và đối diện với trạm y tế xã Bình Triều.
Di tích Cấm Dơi tọa lạc trên khu đồi có diện tích 6500 m2. Dưới thời Mỹ - ngụy, Cấm Dơi được xem là "ổ khóa" của cánh cửa bảo vệ chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1966, quân Mỹ xây dựng ở đây một căn cứ quân sự lớn lấy tên là căn cứ Ross, năm 1971 giao lại cho quân ngụy chiếm giữ.
Vĩnh Trinh là một con đập nằm ở thôn Vĩnh Trinh, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên ngày trước bốn bề núi đồi hoang vắng, không có người ở, xa khu dân cư và rất ít người qua lại. Kẻ thù đã chọn nơi đây để dễ bề phi tang tội ác sau khi hành quyết tập thể 37 cán bộ cơ sở cách mạng của Duy Xuyên thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã bị bọn chúng bắt giữ và tra tấn dã man trước đó...
Căn cứ Thượng Đức nằm trên thôn Hà Tân thuộc xã Đại Lãnh, nơi ngã ba sông Con gặp sông Vu Gia, cạnh tỉnh lộ 609, cách thành phố Đà Nẵng 45km. Phía tây dựa vào dãy Trường Sơn, nam và đông bắc được bao bọc bởi sông, theo đánh giá của địch, đây là một “căn cứ bất khả xâm phạm”.
Núi Thành là tên gọi một cụm đồi trọc nằm ở xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, ở cạnh đường sắt và quốc lộ 1A về phía tây, gần ranh giới hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Giếng Nhà Nhì thuộc thôn 5, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, cách thành phố Hội An 15km về phía Bắc.
Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, được xây dựng với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Phú An - Phú Xuân là tên gọi của một làng quê bờ Bắc sông Thu Bồn ngay từ buổi sơ khai. Hiện Phú An - Phú Xuân thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, nơi đây còn gắn với một địa đạo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, của người dân vùng Đại Lộc.
Kỳ Anh (thuộc thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng) là vùng cát nằm bên ngoài tỉnh lỵ Quảng Tín cách cơ quan đầu não của ngụy quyền đóng tại thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ) khoảng 4 - 5km.
Võ Chí Công tên thật là Võ Toàn, sinh ngày 7 tháng 8 năm 1912, tại làng Tam Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay là thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ ông là cụ Võ Nghiệm, một nhà Nho yêu nước, về sau cũng là một đảng viên được nhà nước Việt Nam truy tặng là Liệt sĩ.
Hòn Tàu là một dãy núi giáp ranh giữa các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và Quế Sơn, diện tích gần 100 km², có nhiều núi hiểm trở như Nhà Muỗi, Cù Hang, Mặt Rạng; nhiều hang động chứa lượng người lớn, làm nơi sinh hoạt, hội họp. Với vị trí chiến lược đó, Hòn Tàu đã được Đặc Khu ủy Quảng Đà chọn làm căn cứ cách mạng trong 7 năm cuối cuộc chiến chống Mỹ.
Phước Trà là một khu căn cứ lớn, cách thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức khoảng 15 km về phía Tây, cách đường 612 khoảng 4km về phía Nam; được Khu uỷ và bộ Tư lệnh Khu V quyết định dời từ Trà My về sau khi Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 21 phân tích những diễn biến của tình hình cách mạng miền Nam từ sau Hiệp định Paris. Đây là đại bản doanh của Khu uỷ và Bộ Tư lệnh khu V trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nước Oa nguyên là tên của một con sông nằm trong rừng già thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong bối cảnh chính quyền Ngô Đình Diệm đang thi hành những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” khốc liệt, nhằm đánh phá và tiêu diệt phong trào cách mạng ở miền Nam, Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng để bảo vệ và duy trì phong trào, khu căn cứ Nước Oa ra đời từ đó và trở thành nơi đứng chân của Khu ủy V và Bộ Tư lệnh Quân khu V vào khoảng giữa năm 1960.