Nhiệt huyết, trách nhiệm trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh Lê Văn Lợi - Bí thư Chi đoàn khối phố Tân Khai (phường Điện Dương, Điện Bàn) được nhiều người yêu quý gọi với tên “Lợi đoàn”.
Hơn 10 năm tham gia phong trào Đoàn, đồng chí Lê Văn Lợi – Chi ủy viên, Phó Chủ tịch Hội LHTNVN phường, Bí thư Chi đoàn khối phố Tân Khai, phường Điện Dương với nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự nhiệt tình, trách nhiệm luôn được đoàn viên, hội viên, thanh niên trong phường tín nhiệm là gương sáng cho đoàn viên, thanh niên phường nhà học tập.
Trong gian nan dịch bệnh, Tuổi trẻ Thăng Bình vẫn lặng lẽ góp sức của mình để lan tỏa lòng nhân ái.
Tại Quế Sơn, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thành phong trào thi đua sôi nổi được đoàn viên, thanh niên toàn huyện hưởng ứng tích cực. Từ đây đã xuất hiện nhiều tấm gương trẻ ưu tú làm theo lời Bác ở mọi lĩnh vực.
Như Bác Hồ đã dạy: " Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mấy nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt".
Huyện đoàn Đông Giang đã có nhiều việc làm thiết thực để hỗ trợ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) lập nghiệp, tạo dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Cô sinh viên năm 3 Khoa Tiểu học - mầm non - nghệ thuật, Trường Đại học Quảng Nam - Mai Thị Thu Sương (21 tuổi) là gương mặt duy nhất của Quảng Nam vừa vinh dự được Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sao tháng Giêng” năm 2020 dành cho cán bộ đoàn - hội có thành tích học tập và rèn luyện tiêu biểu, xuất sắc.
Trong lực lượng dân quân thường trực xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam có nhiều tấm gương tận tâm, tận tụy với công việc và thực hiện tốt việc học tập và làm theo lời Bác.
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng lớn, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam – “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới”. Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức được thể hiện trong những bài nói, bài viết ngắn gọn. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức. Người mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
“Góp rất nhiều công sức cho phát triển cây đảng sâm ở xã biên giới này, không ai khác, ngoài Alăng Lơ. Anh Lơ vừa là Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Ch’Ơm, vừa là cán bộ thôn gương mẫu và đầy trách nhiệm nên rất được dân làng quý trọng, tin yêu”…
Những năm qua, Đoàn trường THPT Lê Quý Đôn (thành phố Tam Kỳ) không ngừng đổi mới nội dung giáo dục lí tưởng cách mạng, nâng cao nhận thức về Đảng cho học sinh nhà trường; đồng thời, triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thu hút Đoàn viên, học sinh tham gia, phát huy tính tiên phong gương mẫu, thể hiện nhiệt huyết, ý chí vươn lên của thế hệ trẻ. Từ đó, trường THPT Lê Quý Đôn trở thành điểm sáng phát triển Đảng viên trong trường học.
Đã 110 năm trôi qua kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Ý nghĩa đặc biệt quan trọng của sự kiện ấy vẫn còn nguyên giá trị, mang tính thời sự sâu sắc, để lại nhiều bài học quý báu, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ngọc Tình, thôn Bà Rén xã Quế Xuân 1 đã có một đam mê cháy bỏng với các hoạt động thiện nguyện, Tình chia sẻ: “Đến với những hoạt động thiện nguyện là một cái duyên. Gia đình cũng rất ủng hộ mình, đặc biệt là mẹ, người truyền động lực cho mình. Từ nhỏ mình đã chứng kiến rất nhiều việc làm tốt của mẹ như giúp đỡ người vô gia cư, các em bé lang thang thậm chí là cho các bà, các các bác ăn xin vào nhà ăn nhờ và nghỉ ngơi…. Từ đấy tình yêu các hoạt động thiện nguyện lớn
Đoàn trường Đại học Quảng Nam vừa tổ chức Sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2021) gắn với sinh hoạt CLB Lý luận trẻ cấp trường lần thứ II, năm 2021.
Rời Tổ quốc từ bến cảng Nhà Rồng, anh đi sang phương Tây, đến tận nước Pháp để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Pháp-kẻ đã xâm lược Việt Nam, đặt ách thống trị, áp bức và bóc lột tàn bạo nhân dân mình, biến Việt Nam thành thuộc địa và tìm ra con đường cách mạng, đánh đổ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho đồng bào mình. Để đạt mục đích đó, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này đã trải qua cuộc hành trình suốt 30 năm, qua các đại dương và châu lục, lăn lộn trong thực tiễn đấu tranh, tiếp xúc với mọi người lao động nghèo khổ, dù khác màu da, tiếng nói nhưng cùng chung một cảnh ngộ bị áp bức đọa đầy, cùng chung một kẻ thù là đế quốc thực dân, cùng có một khát vọng giải phóng mình khỏi thân phận nô lệ, giành lại độc lập, tự do và nhân phẩm con người.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, cùng với những hoạt động thực tiễn phong phú, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), đã chủ động, độc lập, tích cực học tập và nghiên cứu lý luận.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước với 30 năm bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố. Đó là quãng đời “thanh niên sôi nổi” vượt qua muôn vàn gian khổ, chông gai. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài phần nào ghi chép lại câu chuyện về bản lĩnh, ý chí của một người trai chí lớn đã truyền cảm hứng cho thế hệ hôm nay và mai sau…
Bước chân vào môi trường cấp ba, tôi may mắn được học tập và sinh hoạt cùng “Ngôi nhà chung Sào Nam” thân yêu. Ở đây, tôi không chỉ được trao dồi kiến thức qua các bài giảng đầy nhiệt huyết của thầy cô mà còn được học hỏi vô vàn điều bổ ích từ những người bạn. Trần Nguyên Hạo, học sinh trường THPT Sào Nam, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam niên khóa 2018-2021 đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng trong đó có việc làm theo lời Bác từ lối sống, học tập và rèn luyện.